ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: blueplanet
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Đặng Dung con phố cầm đồ của người Hà Nội
Monday, May 26, 2014 2:39
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Mới chỉ nhắc tên đã khiến rất nhiều người dân Hà Nội nghĩ ngay tới “mặt hàng” chủ lực của nó, đó là những tiệm chuyên cầm đồ “xịn” cho dân chơi với giá cả khá hữu nghị. Tuy vị thế của nó đã ít nhiều bị suy chuyển, song hiện tại nó vẫn đang là địa chỉ tin cậy của những ai cần vay nóng.

Một đêm tháng 4, chúng tôi có mặt tại con phố dân chơi được mệnh danh là đệ nhất Hà thành về khoản cầm đồ oto. So với vài năm trước đây, con phố này đã có chút đổi khác. Vẫn là những cua hang cam do oto sieu toc san sát, đèn đuốc sáng choang, nhưng đã có một quán cà phê và một nhà hàng khá sang trọng mọc lên giữa tuyến phố.

 
Tân – một chủ tiệm cầm đồ ở phố dân chơi này vừa mới nhượng lại cửa hàng cho một đại gia khác để chuẩn bị mở quán cà phê – kể: Cách đây hơn chục năm, có thể gọi Đặng Dung là… con phố chết.

Con phố dân chơi này nằm kẹp giữa hai tuyến đường một chiều là Phan Đình Phùng và Quán Thánh, con phố này sẽ vẫn mãi êm đềm, vắng lặng nếu như không có ngày, một nữ đại gia phố cổ tên Hiền ôm cả tỉ đồng đến… mở tiệm.

Nguyên tắc của các tiệm cầm đồ ở đây là cầm cao, sát giá, lãi suất thấp, bảo quản đồ tốt. Năm 1997 – 1998, Hà Nội đua xe ”rộ” nhiều ”đội đua” tìm đến đây cầm xe vì giá cầm cao ngất ngưởng: một con ”rim chiến” (Dream II Thái Lan) cầm được 20 triệu đồng. Khách có thể yên tâm ”gửi” vào kho mà không lo mất một con ốc, đừng nói chuyện đổi đồ.Với khách lạ, các hiệu cầm đồ ở Đặng Dung cho cầm quá thời hạn 5-15 ngày; khách quen cho cầm… 1 năm, thích thì lên trả lãi theo tuần, theo tháng.

Vào khoảng 22h, tôi và Tân đang ngồi nhấm nháp chén trà nóng tại vỉa hè thì gặp một đội hình “ca sĩ” từ đâu “bay” đến. Ba cô gái trẻ, cô nào cô nấy áo hai dây trễ ngực, quần đùi ngắn tới chỗ không thể ngắn được nữa, đỗ xịch trước một tiệm cầm đồ. Một cô đứng ngoài trông xe, còn hai cô đi thẳng vào trong nhà.

“Bọn này chắc là thắng lô đến để “nhổ” đồ về đây mà”- Tân ghé tai tôi nói nhỏ. Lát sau, mấy cô gái đi ra mỗi cô cầm trên tay một chiếc điện thoại di động bấm loách choách.

Theo lời Tân, dù được mệnh danh là phố cầm đồ – phố dân chơi cho nhà giàu, song khách hàng chính của phố lại là các “cầu thủ” (dân cá độ bóng đá) và đám “hàng họ” (gái bán dâm, gái đú).

Cứ tầm khoảng 5, 6 giờ chiều các cầu thủ lại đem xe cộ, điện thoại… ra cầm để lấy tiền úp đề, rải lô và bắt bóng. Với mức giá 2.000 đồng/ngày cho món hàng dưới 1 triệu đồng và 3.000 đồng/ngày cho món trên 1 triệu đồng, có thể nói bước giá như vậy là “ngon” nhất Hà Nội rồi. Đám hàng họ sau giờ sát phạt cũng cần ít tiền để rải con lô dăm ba chục điểm nhằm gỡ gạc.Ở phố dân chơi này có cặp “vợ chồng” điển hình của mô-tip chồng cầu thủ – vợ ca sĩ hiện đang khá nổi trong giới “Hoàn Mỹ”. Thanh Tuấn sau vài chuyến đi buôn bán xuôi ngược kiếm được tí vốn liền về lại thủ đô làm ăn.

Cờ bạc đãi tay mới, Tuấn ăn một lúc bảy trận cả Ngoại hạng Anh, Series A của Italia và Champions League… Thế nhưng sau đó liền tù tì ba tuần, không hôm nào Tuấn thắng nổi một trận cho nên vốn liếng cũng… lặn luôn. Cũng qua bóng bánh mà Tuấn quen được Lan – một “ca sĩ” quán nhậu mà nghề chính là… buôn bán vốn tự có.

Chiều nào người ta cũng thấy cặp “vợ chồng” cưỡi SH mò lên phố dân chơi. Thường là cắm đồ để lấy tiền “quay vòng vốn”. Cũng có khi gặp may, cả hai lại tự thưởng cho mỗi người một chiếc điện thoại di động vào loại “cáu cạnh”.

Nhắc tới điện thoại di động, Tân kể tiếp. Thực ra, người ta cứ hay quan niệm điện thoại trên Đặng Dung là “hàng xịn”, là đồ thanh lý từ các tiệm cầm đồ. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, điện thoại Trung Quốc ồ ạt tràn về, và không ít những ông bà chủ ở Đặng Dung nhập hàng, lợi dụng danh nghĩa hàng “cắm” để bán với giá cao.

Cũng chính vì lý do này, thương hiệu Đặng Dung đã ít nhiều bị phai nhạt. Bây giờ, đám dân chơi bắt đầu… chuyển dịch ra một số khu vực khác. Đó là khu Phùng Hưng, Láng, một số tiệm nhỏ lẻ ở Phó Đức Chính, Phạm Hồng Thái…

Sẽ là thiếu sót nếu nhắc tới những phố cầm đồ mà không đề cập tới các “họ nhà gia” (đại gia) của làng cầm đồ Hà thành. Có thể nói, họ mới là người chủ thực sự, đứng phía sau “sân khấu” để điều hành thị trường cầm đồ.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.