ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Đốm lửa Biển Đông đang tỏa sức nóng tới Bắc Kinh
Saturday, May 31, 2014 0:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Trung Quốc đang tỏ ra lúng túng khi căng thẳng Biển Đông trở thành chủ đề hàng đầu trong hầu hết các hội nghị và diễn đàn quốc tế.

 Phong trào Không liên kết đưa Biển Đông vào tuyên bố

Theo tin của TTXVN, chiều 29/5, Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 17 Phong trào Không liên kết (NAM) đã bế mạc tại thủ đô Algiers của Algeria.

Tuyên bố Algiers của Hội nghị khẳng định tiếp tục kiên định các nguyên tắc cơ bản của phong trào và luật pháp quốc tế trong đó tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp cụ thể trong nhiều lĩnh vực của đời sống quốc tế để phối hợp hành động giữa các nước thành viên.

Trong quá trình thảo luận tại các phiên họp của Hội nghị, vấn đề Biển Đông đã thu hút nhiều sự quan tâm, trao đổi của các đoàn đại biểu. Việt Nam đã cùng các nước ASEAN đưa ra đề nghị cập nhật những tiến triển trong hợp tác ở Đông Nam Á cùng các diễn biến mới ở Biển Đông vào văn kiện của Hội nghị.

Đốm lửa Biển Đông đang tỏa sức nóng tới Bắc Kinh - Ảnh 1

Hội nghị Không liên kết. Ảnh: TTXVN.

Trong văn kiện cuối cùng, các Bộ trưởng đã khẳng định kêu gọi giải quyết các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, ủng hộ các nguyên tắc trong Tuyên bố năm 1992 của ASEAN, Tuyên bố năm 2002 về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) như một bước quan trọng tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), tiếp tục khẳng định tôn trọng và cam kết đảm bảo tự do hàng hải và bay trên vùng trời ở Biển Đông dựa trên các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.

Sự kiện vấn đề Biển Đông được đưa vào Tuyên bố của Hội nghị Phong trào Không liên kết có ý nghĩa quan trọng. Nó chứng tỏ vấn đề Biển Đông đang thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng quốc tế. Đó là điều không mong muốn của Trung Quốc. Nước này luôn muốn những động thái của họ trên Biển Đông không “đánh động” cộng đồng. Bởi vậy khi vấn đề trở thành tâm điểm chú ý, Trung Quốc trở nên lúng túng trong phản ứng.

Dẫn chứng cho điều đó, mới đây nhất ông Tập Cận Bình đã tìm cách hạ thấp căng thẳng Biển Đông một cách vụng về. Trong cuộc họp báo với Thủ tướng Malaysia, nhà lãnh đạo Trung Quốc cố ý nói rằng Biển Đông không có căng thẳng trong khi những hành động gây hấn và khiêu khích liên tục của người Trung Quốc ở Biển Đông đã được lan truyền trên cả thế giới

Đối thoại Shangri-La bị “đốt nóng”

Tối qua, Diễn đàn đối thoại an ninh Shangri-La đã khai mạc tại Singapore với bài phát biểu của diễn giả chính là ông Shinzo Abe.

Đúng như các nhà quan sát đã dự đoán, bài phát biểu của ông Shinzo Abe đã tập trung rất nhiều vào tình hình căng thẳng trên Biển Đông. Bài phát biểu của ông Abe nhấn mạnh vào 2 điểm: Nhật sẽ chủ động hơn đối với việc giải quyết các vấn đề an ninh khu vực và không dung thứ cho các nỗ lực dùng vũ lực để thay đổi hiện trạng.

Trong phát biểu của mình, Thủ tướng Abe cũng công khai khẳng định trước quốc tế về chủ trương ủng hộ mạnh mẽ cho Philippines và Việt Nam trong nỗ lực giải quyết tranh chấp tại Biển Đông bằng biện pháp pháp lý và hòa bình. Ông kêu gọi ASEAN và Trung Quốc sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông.

Đốm lửa Biển Đông đang tỏa sức nóng tới Bắc Kinh - Ảnh 2

Ông Abe ở Đối thoại Shangri-La 2014.

Cùng chia sẻ quan điểm của ông Abe, trong cuộc gặp 3 bên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Nhật và Australia, các Bộ trưởng Quốc phòng 3 nước nói trên cũng đồng tâm nhất trí khẳng định “phản đối mạnh mẽ đối với việc sử dụng vũ lực hay cưỡng ép hòng đơn phương thay đổi hiện trạng trên biển Hoa Đông và Biển Đông”.

Ông Abe cũng đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel bên lề hội nghị để tham vấn Mỹ về quyền phòng vệ tập thể của Nhật nhằm bảo vệ các nước đồng minh trong tình huống cần thiết. Quyền phòng vệ tập thể là một trong những vấn đề nằm trong cuộc vận động sửa đổi Hiến pháp Nhật Bản mà ông Abe và nội các của ông đang theo đuổi và thuyết phục Quốc hội nước này.

Ở một góc độ khác, các nhà quan sát đánh giá việc ông Abe gặp ông Hagel còn mang một thông điệp rằng Mỹ và Nhật là cùng một phe với nhau và sẽ không dung thứ cho các nỗ lực dùng vũ lực nhằm thay đổi hiện trạng của Trung Quốc.

Trước Hội nghị Phong trào Không liên kết và Đối thoại Shangri-La, một hội thảo về Biển Đông cũng đã được tổ chức ở Singapore hôm 28/5. Hội thảo đã thu hút hàng chục học giả, nhà nghiên cứu đến từ nhiều nước. Các ý kiến trong hội thảo đều bày tỏ lo ngại về những hành động đơn phương của Trung Quốc sẽ gây nguy hiểm cho tình hình. Mặt khác hội thảo cũng chỉ rõ cơ sở pháp lý của đường 9 đoạn mà Trung Quốc đưa ra là rất ít đồng thời hội thảo cũng đi đến một nhận định rằng việc sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực chỉ gây phản tác dụng.

Những hội thảo, diễn đàn quốc tế gần đây liên tục bàn về Biển Đông đang gây ra một áp lực chính trị không nhỏ cho Trung Quốc và như những cảnh báo của giới quan sát quốc tế, nước này sẽ bị cô lập nếu như phớt lờ sự phản ứng của các nước liên quan cũng như cộng đồng quốc tế.

 Trần Vũ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.