ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Khả năng Putin đưa quân vào Ukraine?
Saturday, May 3, 2014 18:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Việc Ukraine nghe theo các “đối tác phương Tây”, ngừng mọi hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga đã khiến điện Kremlin “nổi cáu”. Có thể vì lý do này ông Putin sẽ đưa quân vào Ukraine để bảo vệ sự tồn vong của quân đội Nga.

Kiev trở mặt, Moscow giật mình

Ngày 10/4, trong cuộc họp tại điện Kremlin, Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Nga, Denis Manturov trấn an Tổng thống Vladimir Putin rằng: “Ukraine đang hoàn tất các hợp đồng tái vũ trang cho quân đội Nga. Tuy nhiên có mối quan ngại lớn hơn về gián đoạn nguồn cung không phải từ các nhà sản xuất mà từ các cơ quan chính phủ Ukraine”.

Và đúng như dự đoán, không lâu sau đó, Phó thủ tướng thứ nhất Ukraine Vitaly Yarema tuyên bố ngừng hoàn toàn hợp tác quân sự với Nga. Theo quan chức này, Ukraine phải tìm kiếm các thị trường khác để bán sản phẩm của họ. Quyền Tổng giám đốc tập đoàn Ukroboronproma Yuriy Tereshchenko cũng nói tới việc ngừng hợp tác kỹ thuật-quân sự với Nga và cho rằng tuyên bố của Manturov về việc tiếp tục cung cấp sản phẩm “không phù hợp với thực tế”.

Ngoài ra, trong cuộc họp lãnh đạo các tỉnh Dnepropetrovsk và Zaporozhye (nơi có các nhà cung cấp chủ chốt sản phẩm quân sự cho Nga), ông Yarema đã công khai thừa nhận nguyên nhân Kiev ngừng cung cấp sản phẩm quân sự cho Liên bang Nga là vì “Các đối tác phương Tây yêu cầu ngừng quan hệ hợp tác này”. 

Có một sự thật không mấy dễ chịu là công nghệ cao tại Ukraine được duy trì tốt hơn Nga. Đó không chỉ do tại Ukraine việc tập trung các nhà máy quân sự lớn hơn. Trong vòng 20 năm qua, Nga gần như hoàn toàn bỏ bễ lĩnh vực chế tạo điện tử và công cụ với tư duy “cần gì phải làm khi mà chúng ta có thể bán dầu mỏ và khí đốt, để mua những sản phẩm phức tạp nhỏ bé ở nước ngoài?”.

Khả năng Putin đưa quân vào Ukraine? - Ảnh 1

Máy bay An-70.

Kết quả là hiện Ukraine là nước hàng đầu mua dầu mỏ, khí đốt và các sản phẩm hóa dầu của Nga nhưng lại xuất khẩu sang Nga 40% các sản phẩm chế tạo. Trong một số lĩnh vực như chế tạo động cơ điện, lò phản ứng hạt nhân, toa và đầu máy xe lửa, một số dạng ô tô và phụ tùng, linh kiện máy bay Ukraine hoàn toàn xuất khẩu sang thị trường Nga.

80% số tổ hợp công nghiệp quốc phòng ở Đông Nam Ukraine có quan hệ với Nga. Khối lượng sản phẩm quân sự cung cấp trị giá khoảng 500 triệu USD/năm. Theo chuyên gia của Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Konstantin Makienko, 70% động cơ trực thăng TV3-117/VK-2500 của công ty Motor Sich ở Zaporozhye cung cấp cho Nga. Chúng được sử dụng cho hầu như tất cả trực thăng chiến đấu và vận tải của Nga.

Theo đại diện công ty “Trực thăng Nga”, năm 2011 công ty này đã ký với Motor Sich hợp đồng trị giá 1 tỷ USD để cung cấp động cơ tới 2015. Cũng có tin nói về việc Nga và Ukraine sẽ liên doanh lập Trung tâm phát triển động cơ máy bay vận tải dân sự và quân sự. Liên doanh này giữa Tổng công ty chế tạo động cơ thống nhất (UEC) của Nga (51%) và Motor Sich (49%). Trung tâm sẽ tạo ra các động cơ trực thăng tương lai (PHE), phiên bản mới của động cơ máy bay D-18T series 3 (cho máy bay vận tải An-124-111 và AN-124-100M), D-436-148FM (cho AN-178, AN-148T), cũng như động cơ mới PD-14 cho máy bay MC-21.

Thêm vào đó, xí nghiệp Yuznoe ở Dnepropetrovsk tiếp tục giám sát kỹ thuật và kéo dài tuổi thọ cho tên lửa chiến lược mạnh nhất của Nga đặt trong hầm ngầm RS-20 (Voevoda, NATO gọi là Satan). Trong Lực lượng tên lửa chiến lược Nga (RVSN), các tên lửa này chiếm 70% số tên lửa đạn đạo liên lục địa đặt trên đất liền và là nền tảng trong lá chắn tên lửa hạt nhân Nga. Hệ thống điều khiển các tên lửa này được phát triển tại Ukraine – tại liên hiệp sản xuất khoa học Elektropribor ở Kharkov. Với Nga, việc ngừng hợp tác với đơn vị này là đau đớn nhất.

Không có Ukraine, Nga không thể chế tạo các máy bay An, vì Cục thiết kế Antonov của Ukraine sở hữu thiết kế phát triển các máy bay này. Loại máy bay này không cần tới đường băng chất lượng và được sử dụng rộng rãi trong hoạt động vận tải và vận tải quân sự của Nga. Tuy Cục thiết kế Antonov đặt tại Kiev chứ không phải miền Đông Nam, song tầm quan trọng của đơn vị này đối với Nga cũng rất lớn bởi trong 20 năm vừa qua, 3/4 ngành công nghiệp máy bay Nga đã bị hủy hoại. Ví dụ, đơn hàng của Bộ Quốc phòng Nga đặt chế tạo máy bay vận tải quân sự chiến thuật An-70. 

Nga cũng hợp tác chặt chẽ với nhà máy chế tạo máy ở Nikolaev, sản xuất tuốc-bin cho tàu chiến Nga. Thêm vào đó, mới đây nhà máy kỹ thuật điện tử ở Khmelnitsky (miền Trung Ukraine) đã ngừng cung cấp linh kiện cho các trạm chiến tranh điện tử của Nga.

Chữa cháy bằng cách nào?

Theo ông Vladimir Gatenev - Phó chủ tịch Ủy ban Công nghiệp của Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga: “Nga có đủ dự trữ những linh kiện quan trọng nhất nhập khẩu từ Ukraine”. Và phải mất thời gian để triển khai sản xuất tại Nga. Ông cũng tuyên bố Nga sẵn sàng mời các nhà thiết kế Ukraine làm việc và cho rằng “đương nhiên chúng tôi vui mừng về họ và sẽ tìm chỗ cho họ”.

Nhưng chuyên gia quân sự Mikhain Tymoshenko xác nhận với báo Izvestia rằng Nga chưa thể nhanh chóng thay thế các nguồn nhập khẩu quân sự từ Ukraine. Báo Vedomosti dẫn lời Thư ký Trung ương Đảng Cộng sản LB Nga Sergei Dorokhin cho rằng Nga chỉ có thể sản xuất 17% số sản phẩm quân sự Ukraine hiện cung cấp cho nước này. Việc ngừng hợp tác sẽ là thảm họa cho cả 2 nước: Ukraine mất đi thị trường chính, còn Nga phải mất một số năm và khoảng 20 tỷ USD để nội địa hóa.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, việc thay thế hoàn toàn động cơ trực thăng VK -2500 Ukraine cung cấp cho công ty chế tạo máy bay Klimov gần St.Petersburg sẽ rất tốn kém. Thêm vào đó, Klimov không đủ khả năng : Ukraine xuất khẩu sang Nga 150 động cơ như vậy mỗi năm, trong khi Klimov chỉ xuất xưởng 50 động cơ. Hiện nay, động cơ VK 2500 I của St.Petersburg chỉ đủ để lắp cho các trực thăng tấn công mới của Nga – Mi -28 và Ka -52. Tuy nhiên, các máy bay này sử dụng linh kiện Ukraine. Nếu nguồn cung từ Zaporozhye bị ngừng, Nga sẽ phải mất ít nhất 2 năm để sản xuất thay thế.

Khả năng Putin đưa quân vào Ukraine? - Ảnh 2

Trực thăng tấn công Mi-28.

Với công ty Yuzmash, Cục thiết kế Yuznoe và việc bảo dưỡng tên lửa Satan tình hình còn phức tạp hơn. Theo cựu Tư lệnh RVSN Viktor Esin, việc ngừng hợp tác với Nga không có lợi cho Yuznoe. Theo một chi phí nhất định, việc kéo dài thời gian phục vụ tên lửa Satan có thể do các xí nghiệp Nga thực hiện. Tuy vậy, chưa rõ chi phí này là bao nhiêu.

Cũng chưa rõ triển vọng của việc chuyển giao sản xuất và sửa chữa máy bay vận tải quân sự An do Cục thiết kế Antonov ở  Kiev thực hiện. Cố vấn Tổng thống Sergei Glazyev cảnh báo trong trường hợp Ukraine ký thỏa thuận với EU, Nga sẽ tìm cách duy trì công nghệ và chuyển sang sản xuất nội địa. Tuy vậy, không ai biết sẽ làm bằng cách nào và ở đâu. 

Trong khi đó, đã xuất hiện những thông tin đầu tiên về ý định của chính quyền thân phương Tây ở Kiev muốn hủy hoại tiềm năng công nghiệp quân sự của nước này do châu Âu và Mỹ không quan tâm. Ngay sau chiến thắng của người biểu tình Maidan, truyền thông Ukraine đã đưa tin về khả năng chuyển đổi khuôn viên Cục thiết kế Antonov ở Kiev sang phát triển thương mại. Trước đó Antonov đã thất bại trong nỗ thực tiếp thị các máy bay mới An-70 và An-148 tại thị trường phương Tây. Antonov cũng thất bại trong thương vụ thầu chế tạo máy bay vận tải quân sự theo nhu cầu của NATO.

Việc sẵn sàng ngừng các nhà máy, đang sử dụng hàng chục nghìn nhân công (chỉ nhà máy Yuzmash có 7.000 nhân viên) cho thấy Kiev sẽ thực hiện ý định của phương Tây dù với chi phí nào. Nhiều khả năng, để loại bỏ sự phản kháng tại Đông Nam, Kiev trong khuôn khổ “chuyển đổi”, về kinh tế và trên thực tế sẽ hủy hoại các tổ hợp công nghiệp quốc phòng ở Kharkov và Dnepropetrovsk. Nghĩa là làm gì đó để không ai còn muốn khôi phục sản xuất.

Trong khi đó, chính số phận các xí nghiệp này sẽ định đoạt sự phát triển trong quan hệ giữa Ukraine và Nga, nước mà theo ông Sergei Bespalov ở Viện kinh tế quốc gia và hành chính công trực thuộc Tổng thống LB Nga, việc gián đoạn nguồn cung từ Ukraine còn gây hậu quả nghiêm trọng hơn mọi biện pháp trừng phạt của EU và Mỹ.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi một số chuyên gia quân sự cho rằng một trong những lập luận chính về khả năng đưa quân đội Nga vào Đông Nam Ukraine, là sự cần thiết để kiểm soát các tổ hợp công nghiệp quân sự ở Đông Nam nước này.

Theo Infonet

Video: Xem hệ thống phòng không ZSU-23-4 Việt Nam tác chiến

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.