ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Màn hình điện thoại thế nào là chuẩn?
Monday, May 5, 2014 1:07
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Màn hình điện thoại tốt sẽ đỡ hại mắt người sử dụng, cũng tạo cảm giác thoải mái cho người dùng. Dưới đây là những đặc trưng của một chiếc màn hình điện thoại chuẩn.

Độ phân giải và mật độ điểm ảnh

Sau kích thước, thông số màn hình được nhắc đến nhiều nhất là độ phân giải. Độ phân giải là số điểm ảnh tổng cộng có trên màn hình và thường độ phân giải càng cao thì màn hình thể hiện càng sắc nét.

Kể từ khi Apple ra mắt iPhone 4 vào năm 2010, khái niệm “Retina” để chỉ những màn hình với độ phân giải cao ra đời. Cũng từ đó, người ta quan tâm hơn tới khái niệm mật độ điểm ảnh, được tính bằng đơn vị ppi (điểm ảnh/inch vuông). Theo Apple, mắt người sẽ không thể phân biệt được các điểm ảnh ở khoảng cách 30 cm khi mật độ điểm ảnh đạt tới mức khoảng 300 ppi.

Tuy nhiên, câu chuyện về mật độ điểm ảnh và độ sắc nét của hình ảnh thực sự không đơn giản như thế.

Cụ thể, độ nét không thực sự có ý nghĩa quyết định tới trải nghiệm sử dụng như nhiều người vẫn nghĩ. Lý do của điều này là vì độ nét, tuy là một khái niệm rất dễ hiểu, lại không dễ nhận biết bằng mắt thường. Bạn có thể dễ dàng phân biệt được độ nét của một màn hình Full HD (độ phân giải 1920 x 1080) và một màn hình WVGA (800 x 480), nhưng màn hình Full HD và HD (1280 x 720) sẽ không chênh lệch nhiều.

So với độ nét thì kích thước màn hình là một khái niệm dễ cảm nhận hơn nhiều. Do vậy, nếu sử dụng một màn hình nhỏ với độ nét cao, và một màn hình lớn hơn với độ phân giải thấp hơn, có khả năng là bạn vẫn sẽ ấn tượng với điện thoại có màn hình lớn hơn.

Kích thước và độ phân giải là hai khái niệm đơn giản, dễ thấy nhất của một màn hình. Thật tiếc là chất lượng của một màn hình không chỉ phụ thuộc vào những thông số đơn giản đó.

Màn hình điện thoại thế nào là chuẩn? - Ảnh 1

Độ phân giải và kích thước là hai khái niệm được nhắc tới nhiều nhất, và cũng dễ nhận ra khi nhìn vào màn hình.

Công nghệ hiển thị võng mạc đích thực

Độ phân giải có thể nhận biết của võng mạc người cao hơn rất nhiều so với công nghệ Retina Display của Apple và tương đương với mật độ điểm ảnh 600ppi ở khoảng cách 25cm. Đó cũng là giới hạn của thị lực con người, tương đương mới mắt sáng 20/10. Con số trên cao hơn rất nhiều so với màn hình 468ppi – cao nhất trong bài thử nghiệm này – vì vậy độ phân giải sắc nét của Full HD có thể phát huy về mặt lý thuyết. Mặt khác, trên thế giới tồn tại rất ít người có độ tinh 20/10. Hơn nữa, ánh sáng của môi trường xung quanh làm giảm độ tinh bởi độ tương phản của hình ảnh bị hạ thấp do áng sáng phản chiếu từ màn hình. Vì vậy, có thể kết luận bạn sẽ khó nhận ra độ nét của màn hình Full HD trong hầu hết các trường hợp thường ngày.

Tuy nhiên nếu muốn bạn vẫn có thể tận hưởng độ phân giải và độ sắc nét cao. Nếu bạn nhìn trực tiếp vào màn hình, sau đó đưa máy gần lại hoặc di chuyển máy, bạn sẽ có thể nhìn ra hình ảnh chi tiết hơn bởi thực chất bạn đang tạo ra hình ảnh trực quan tích hợp trong não. Vì thế nếu bạn có một bức hình với lượng chi tiết đồ họa tốt, những người có thị lực loại khá có thể nhận ra chúng nếu họ chịu mất chút thời gian cố gắng làm vậy.

Ảnh và phim

Không giống như đồ họa hay chữ được tạo ra trên máy tính và có kích thước chính xác đến từng điểm ảnh, ảnh chụp thường không rõ bởi các chi tiết được trải ra trên nhiều điểm ảnh. Điều này khiến bạn khó nhận ra sự khác biệt về độ sắc nét của màn hình HD 1280 x 720, đặc biệt là với ảnh nén .jpeg.

Còn với phim và video, do hình ảnh liên tục được thay đổi nên lượng chi tiết khá lớn bị mất đi, và còn do cả công nghệ nén được áp dụng. Vì thế so với ảnh, phim và video sẽ có lượng chi tiết và độ sắc nét khó nhận rõ hơn.

Như vậy, có thể thấy rằng có khá nhiều lý do chính đáng cả về mặt kĩ thuật để nâng cấp màn hình 5 inch của smartphone lên độ phân giải Full HD. Những người có thị lực tốt có thể tận hưởng được độ phân giải cao hơn này, cùng với độ sắc nét và lượng chi tiết được cải tiến.

Màn hình điện thoại thế nào là chuẩn? - Ảnh 2

Tuy nhiên khi góc nhìn lệch đi một chút, có thể thấy hình ảnh trên màn hình LG G2 màu tối đi rõ rệt

Dải màu (color gamut)

Để tái tạo hình ảnh với màu sắc chính xác, màn hình hiển thị cần tuân theo gam màu chuẩn sRGB / Rec.709 có mặt trên tất cả các nội dung tiêu dùng ngày nay. Dải màu chuẩn này áp dụng với máy ảnh kĩ thuật số, HDTV, Internet và các nội dung máy tính khác, bao gồm gần như tất cả ảnh và phim.

Cần lưu ý rằng các nội dung tiêu dùng không bao gồm các màu không có trong chuẩn sRGB / Rec.709, vì thế nếu một màn hình chứa gam màu rộng hơn, nó sẽ không thể hiển thị màu nguyên gốc mà thay vào đó là những màu thiếu chính xác.

Hầu hết các màn hình LCD chỉ có thể tái tạo 55% – 65% của chuẩn gam màu sRGB / Rec.709. Tuy vậy nhiều smartphone mới hiện nay đang tiến gần đến mốc 100%, bao gồm có chiếc HTC One và Huawei Ascend D2. Trong khi đó Sony Xperia Z có gam màu tới 115%, dẫn tới nhiều vấn đề về độ chính xác khi hiển thị màu.

Góc nhìn

Độ sáng, độ tương phản và màu sắc thay đổi rất nhiều góc nhìn thay đổi, kể cả khi chỉ khoảng 30 độ. Đây là vấn đề khá phổ biến đối với smartphone bởi nó tùy thuộc vào cách người dùng cầm máy. Góc nhìn thậm chí còn có thể cao hơn khi máy được đặt trên bàn.

Dù tất cả các màn hình LCD bị giảm độ sáng đáng kể khi được nhìn từ góc nghiêng, công nghệ In Plane Switching IPS và các công nghệ tương tự đã cải thiện được một phần điểm yếu này. Với chiếc Sony Xperia Z, độ tương phản và màu sắc bị giảm sút rất nhiều dù chỉ với góc nhìn nhỏ. Đây có thể là một vấn đề liên quan đến công nghệ LCD hoặc lớp phân cực chất lượng thấp trong tấm nền. Người dùng Xperia ZL cũng gặp phải vấn đề tương tự. Trong khi đó cả HTC One và Huawei Ascend D2 đều có góc nhìn xuất sắc.

 Độ chính xác của màu

Chất lượng hình ảnh và độ chính xác của màu là các yếu tố hết sức quan trọng đối với các màn hình Full HD 5 inch này bởi chúng là các thiết bị giải trí được thiết kế cho việc xem ảnh, video, phim, TV và các nội dung trên Internet.

Cần phải có thiết kế phần cứng hiển thị và công đoạn cân chỉnh hết sức công phu để tạo ra hình ảnh chất lượng và màu độ chính xác cao.

Nhiều nhà sản xuất cố gắng làm màn hình của mình nổi bật bằng cách trang bị cho smartphone các công nghệ xử lý hình ảnh làm tăng màu sắc và độ tương phản.

Kết quả thường là màu sắc bị bão hòa quá mức còn độ tương phản bị sai lệch. Rất khó để các công nghệ xử lý hình ảnh hoạt động tốt bởi smartphone thường phải hiển thị rất nhiều kiểu hình ảnh.

Chiếc Huawei Ascend D2 tránh được điểm yếu này bằng cách không trang bị công nghệ xử lý nào mà đơn thuần chỉ dựa vào sự cân chỉnh chính xác của phần cứng. Ngược lại, cả HTC One và Sony Xperia Z đều gặp phải vấn đề liên quan đến phần mềm đặc trưng của mình.

Độ sáng và độ tương phản

Độ sáng cũng là một khái niệm rất dễ hình dung: bạn sẽ dễ dàng nhận ra được độ sáng tối khác nhau giữa hai màn hình nếu để cạnh nhau. Một màn hình có độ sáng cao sẽ giúp bạn dễ quan sát nội dung hơn khi sử dụng máy ở ngoài trời.

Độ tương phản cũng là một khái niệm liên quan đến độ sáng. Độ tương phản của máy càng cao, thì hình ảnh sẽ càng rõ ràng, sự khác biệt giữa những phần sáng và tối của màn hình sẽ dễ nhận ra hơn; ngược lại, với một màn hình có độ tương phản thấp thì các hình ảnh đều hơi bị mờ đi. Độ tương phản được tính bằng cách chia độ sáng tối đa cho độ sáng khi bật màn hình toàn màu đen.

Hình minh họa về độ tương phản của GSM Arena. Hình ảnh bên trái có độ tương phản thấp, còn hình bên phải có độ tương phản cao hơn

Một khái niệm khác cũng rất thông dụng đối với màn hình, đó là góc nhìn. Chắc hẳn bạn đã từng thấy hiện tượng màn hình điện thoại hiển thị màu khác hẳn khi nhìn ở một góc nghiêng; hiện tượng này đặc biệt phổ biến trên các điện thoại rẻ tiền. Lý do màu sắc bị biến đổi, hay nói cách khác là độ tương phản giảm rất nhanh khi nhìn ở góc lệch, thường là do chất lượng tấm nền màn hình không tốt. Một màn hình có góc nhìn kém sẽ khiến trải nghiệm của bạn khi chơi game và xem phim, đặc biệt là các game cần nghiêng màn hình như game đua xe, trở nên tệ hại.

Tuy nhiên khi góc nhìn lệch đi một chút, có thể thấy hình ảnh trên màn hình LG G2 màu tối đi rõ rệt

Một đặc điểm nữa của màn hình cần lưu ý, đó là độ bóng của màn hình. Tất cả các màn hình điện thoại hiện nay đều sử dụng một lớp kính để bảo vệ, và lớp kính này sẽ phản chiếu ánh sáng từ môi trường bên ngoài. Điều này làm cho hình ảnh trên màn hình bị lóa đi, khó nhìn hơn. Một số nhà sản xuất, như Nokia, sử dụng loại kính đặc biệt để làm giảm tác động của ánh sáng bên ngoài, giúp bạn nhìn tốt khi dùng máy ngoài trời.

Màn hình điện thoại thế nào là chuẩn? - Ảnh 3

Hình minh họa về độ tương phản của GSM Arena. Hình ảnh bên trái có độ tương phản thấp, còn hình bên phải có độ tương phản cao hơn

Thử nghiệm hiển thị

Trong bài thử nghiệm hiển thị, cả 3 smartphone đều cho kết quả cực kì khác nhau khi được so sánh với nhau và với các màn hình được cân chỉnh chính xác khác.

Huawei Ascend D2 cho chất lượng hình ảnh và màu chính xác cao giống như iPhone 5 và Galaxy S4. Ngược lại HTC One có màu sắc bị bão hòa quá mức và độ tương phản không chính xác và sai lệch. Đối với Sony Xperia Z, công nghệ Bravia Engine thậm chí còn làm kết quả xấu đi rất nhiều, song chất lượng hiển thị vẫn khá thua kém kể cả khi tắt tính năng này đi.

HTC One

Mặc dù được trang bị tấm nền LCD xuất sắc được sản xuất bởi Sharp, HTC đã làm giảm khả năng hiển thị bằng cách tích hợp các công nghệ xử lý hình ảnh, màu sắc không cần thiết một cách vụng về để khiến màn hình trở nên nổi bật. Kết quả là màu sắc bị bão hòa, độ tương phản méo mó. Hơn nữa, người dùng cũng không thể tắt tính năng này đi. Hi vọng một bản cập nhật phần mềm sẽ bổ sung thêm tùy chọn này.
Huawei Ascend D2

Với chiếc Ascend D2, có vẻ như Huawei đã đuổi kịp Apple xét về yếu tố hiển thị. Trong bài so sánh, Ascend D2 gần như không có sự khác biệt nào so với iPhone 5 và iPad Retina, 2 trong số các thiết bị sở hữu khả năng hiển thị tuyệt vời nhất từ trước tới nay. Huawei Ascend D2 xứng đáng gia nhập hàng ngũ các smartphone cao cấp với màn hình tuyệt đẹp.

Sony Xperia Z

So với các smartphone đầu bảng khác, khả năng hiển thị của Sony Xperia Z rất đáng thất vọng. Xperia Z có góc nhìn khá tệ – vốn là vấn đề khá phổ biến với các thiết bị rẻ tiền nhưng lại không thể chấp nhận với một thiết bị cao cấp như vậy. Hơn nữa, công nghệ Bravia Engine, trái với quảng cáo, lại làm cho chất lượng hiển thị bị giảm sút bởi nó khiến màu sác trở nên quá lòe loẹt, bị bão hòa và méo mó. Dù sao bạn vẫn có thể tắt tính năng này đi.

So sánh với iPhone 5

Apple iPhone 5 đã gần hoàn thành chu kì sản phẩm của mình. So với các đối thủ, iPhone có màn hình nhỏ hơn nhiều (4 inch so với 4,7 – 5 inch), độ phân giải thấp hơn (1136 x 940 so với 1920 x 1080) và mật độ điểm ảnh khiêm tốn (326ppi so với 443 – 468ppi).

Bù lại, iPhone 5 có độ sáng tối đa cao hơn (556 so với 421 – 491cd/m2), độ phản chiếu thấp hơn (4,5% so với 5,6 – 6,5%), độ tương phản cao hơn trong môi trường ánh sáng cao (121 so với 65 – 88) và vì thế giúp người dùng sẽ sử dụng hơn ngoài trời nắng.

Điểm đáng ngạc nhiên là Huawei Ascend D2 có thể đem lại chất lượng hiển thị giống hệt như iPhone 5 nhưng ở độ phân giải cao hơn và kích thước màn hình lớn hơn. Thực tế ngoài đời thực rất khó để phân biệt màn hình của 2 thiết bị này, trái ngược hẳn với HTC One và Sony Xperia Z phải chịu xếp dưới một bậc.

So sánh với Galaxy S4

Công nghệ OLED trên Galaxy S4 cho phép hiển thị màu đen một cách hoàn hảo nhưng lại không sáng bằng màn hình LCD. Bù lại Galaxy S4 có độ phản chiếu thấp hơn (4,4% so với 5,6 – 6,5%) và có thể hiển thị tốt hơn ngoài trời nắng do độ tương phản cao (65 – 108 so với 65 – 88).

Galaxy S4 còn sở hữu nhiều gam màu, trong đó có một gam màu độ chính xác cao, một gam màu dành cho nhiếp ảnh và gam màu còn lại dùng để hiển thị trong môi trường ánh sáng cao.

Về độ sắc nét, Galaxy S4 có độ phân giải màn hình Full HD 1920 x 1080 pixel. Mặt khác, do sở hữu cấu trúc PenTile nên mỗi điểm ảnh chỉ có 2 điểm ảnh phụ đi kèm trong khi con số này ở màn hình LCD là 3.
Tuy vậy, nhờ mật độ điểm ảnh phụ từ 312 – 441ppi nên kết quả hình ảnh thu được vẫn rất sắc nét. Như vậy cho đến thời điểm này, vẫn chưa thể khẳng định giữa LCD và OLED đâu là công nghệ tốt hơn.
Thế hệ hiển thị di động tiếp theo

Dưới đây là các xu hướng có thể đóng vai trò chủ đạo trên thế hệ hiển thị mới dành cho smartphone:

Tiếp tục độ phân giải Full HD – Có nhiều lý do để tiếp tục hỗ trợ độ phân giải này, một trong số đó là các nội dung độ phân giải Full HD vẫn còn rất phổ biến. Video, phim ảnh nên được hiển thị ở độ phân giải gốc của chúng để đem lại chất lượng hiển thị cao nhất có thể. Hơn nữa quá trình thay đổi tỉ lệ sẽ đòi hỏi thêm thao tác xử lý của máy, gây hiện tượng tốn pin.

Màn hình nhỏ hơn – Kích thước màn hình đã tăng dần lên trong những năm qua một phần bởi độ phân giải cũng được nâng cao hơn. Nếu tiếp tục với màn hình Full HD trong khi tăng cao mật độ điểm ảnh, kết quả thu được sẽ là những màn hình kích thước nhỏ hơn. Cả HTC và LG đều đã bắt đầu xu hướng này bằng cách tung ra các model mới có màn hình nhỏ hơn, như HTC One chỉ có màn hình 4,7 inch. Một màn hình Full HD, mật độ 500ppi sẽ có kích thước 4,4 inch – khá hấp dẫn đối với những khách hàng cảm thấy 5 inch là quá to.

Chất lượng hình ảnh tốt hơn dưới ánh sáng cao – Tất cả các màn hình hiện nay đều chịu thua ánh sáng của môi trường xung quanh do sự phản chiếu làm giảm màu sắc và độ tương phản quan sát được trong thực tế. Với các bộ cảm biến được cải tiến và công nghệ quản lý màu sắc, các màn hình mới sẽ có thể bù đắp cho hiện tượng trên bằng cách thay đổi gam màu và khung cường độ để tự động điều chỉnh theo hướng ngược lại.

Ngọc Anh (tổng hợp)

Xem thêm video: Hơn 100 xe Exciter diễu phố làm từ thiện

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.