ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Mộ Cổ của Sứ Giả Hoàng Gia Tiết Lộ Quan Niệm của Người Ai Cập Cổ Về Thế Giới Bên Kia
Wednesday, May 21, 2014 3:19
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


shutterstock_1133082311Hình ảnh “Chữ tượng hình Ai Cập” được lấy từ Shutterstock

Các nhà khảo cổ đã phát hiện một ngôi mộ trong một nghĩa trang cổ ở Saqqara, Ai Cập, có cách đây 3100 năm, phát hiện này được các nhà khoa học xem như “một chương mới cho kiến thức nhân loại”. Các bức tranh tường được gìn giữ tốt trong ngôi mộ đã tiết lộ những cảnh đưa tang và cuộc sống sau khi chết một cách chi tiết đáng kinh ngạc.

Phòng chôn cất đã được phát hiện bởi Khoa Khảo cổ Đại học Cairo tại nghĩa trang cổ đại Saqqara, cách Cairo khoảng 30 km về phía nam. Ngôi mộ thuộc về Paser, người bảo vệ kho lưu trữ của quân đội, đồng thời là một đại sứ hoàng gia, người đại diện cho Ai Cập cổ đại trong mối quan hệ các quốc gia láng giềng. Ngôi mộ trông như một ngôi đền gồm một lối vào hiên, các cột trụ, đại sảnh và sân có cột bao quanh, ở giữa có hố chôn cất chính thông trực tiếp với một nơi bí mật có ba gian phòng.

Ali El-Asfar, trưởng bộ phận cổ vật Ai Cập của Bộ nói với Ahram Online “Mặc dù ngôi mộ chưa được hoàn thiện, nhưng những gì nó mô tả rất đặc biệt, các hình trang trí tường và khung cảnh được bảo quản tốt.”

Ngôi mộ chứa một bức tranh màu sắc rực rỡ về thế giới bên kia và một vài chữ khắc nói về lễ tang của người bảo vệ và tương lai của ông ta ở thế giới bên kia. Một bức hình màu xanh, đỏ và vàng vẽ cảnh vợ của Paser đang khóc bên thi thể người chồng, trong khi một bức khác vẽ cảnh con cái của Paser đang dâng đồ cúng lên các vị thần linh. Bức phù điêu thứ ba vẽ cảnh Orisis, vị thần quản lý âm phủ của người Ai Cập, đang chủ trì tang lễ của Paser với những nhân vật đi thành đoàn mang theo những vật cần thiết cho sự no ấm của người chết trong cuộc sống vĩnh hằng.

Thế giới bên kia của Ai Cập cổ đại là một trong những hệ thống đức tin được lưu lại và được biết tới sớm nhất trong lịch sử. Họ tin rằng con người sở hữu một “ka” (thể sinh lực hay thể phách), hay một lực lượng sinh mệnh, lực lượng này sẽ rời khỏi cơ thể khi họ qua đời. Khi sống, “ka” nhận dưỡng chất từ thực phẩm và đồ uống, nên người ta tin rằng, để tồn tại sau khi chết, “ka” phải tiếp tục nhận cúng đồ ăn, bởi linh hồn vẫn có thể hấp thụ. Mỗi người cũng có một ba (thể tinh vi), là tập hợp các đặc tính tinh thần của mỗi cá nhân. Không giống như “ka”, “ba” vẫn gắn liền với cơ thể sau khi chết. Những nghi thức tang lễ của người Ai Cập đều có mục đích giải phóng “ba” ra khỏi cơ thể để nó có thể di chuyển tự do, và tái nhập vào “ka” để có thể trở thành một “akh” (trí tuệ trần tục). Tuy nhiên, điều quan trọng là xác chết phải được gìn giữ, bởi người Ai Cập tin rằng hằng đêm “ba” trở lại thân xác để đón nhận cuộc sống mới, trước khi xuất hiện vào sáng hôm sau dưới dạng “akh”.

Mặc dù người ta từng tin rằng khả năng bước vào thế giới bên kia phụ thuộc vào dòng máu hoàng gia hoặc đặc ân hoàng gia. Cuối thời kỳ Cựu Quốc và Thời kỳ Chuyển tiếp lần thứ Nhất (2181-2055 TCN), người Ai Cập dần dần tin rằng việc sở hữu một “ba” và khả năng bước vào thế giới cực lạc được mở rộng cho tất cả mọi người.

Được đăng lại với sự cho phép của Ancient Origins (Những Nguồn Gốc Cổ Đại).

Theo Vietdaikynguyen

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.