Seken Tolebekov, 83 tuổi, Kazakhstan, có thể nghiền nát những viên đá với đôi bàn tay trần của ông.(Shutterstock*)
1. Người nghiền nát đá
Seken Tolebekov, 83 tuổi, Kazakhstan, có thể nghiền nát những viên đá với đôi bàn tay trần của ông. Ông có khả năng nghiền nát đá từ khi 24 tuổi. “Tôi nghĩ đôi tay của tôi có một vài loại năng lượng. Tôi ngày càng già đi, nhưng đôi tay của tôi vẫn còn rất khỏe. Tôi tin rằng tôi có được năng lượng từ trên cao. Nó xuất hiện khi tôi còn trẻ. Tôi luôn cảm thấy sức nóng trên tay phải mọi lúc, sau đó tôi cảm thấy một sự thôi thúc nghiền nát viên đá,” ông cho biết, theo tờ báo Tengri News “Thi thoảng mọi người cũng thử làm giống tôi, nhưng họ đều nhận được kết quả là chấn thương và gãy xương,” ông nói. “Tôi không cảm thấy bất kỳ đau đớn nào khi tiếp xúc với hòn đá, chỉ giống như nghiền cát vậy.
2. Người nam châm ở Malaysia
Liew Thow Lin, một nhà thầu người Malaysia đã nghỉ hưu ở tuổi 80, có thể dính các vật bằng kim loại lên người mình như một nam châm. Ông thậm chí còn có thể hút một chiếc xe hơi. Ông xuất hiện trên chương trình One Step Beyond của kênh Discovery năm 2005. Các bác sĩ và nhà nghiên cứu đã kiểm tra cơ thể xem có từ trường hay sự xuất hiện bất thường trên da.
Họ không tìm thấy từ trường xung quanh cơ thể, nhưng những kim loại lớn có thể dính chặt vào ông. Các nhà nghiên cứu không phát hiện ra điều gì bất thường – đó vẫn là một bí ẩn.
Con trai và cháu trai ông có khả năng tương tự
3. Người đàn ông không ngủ
Tại huyện Quế Sơn tỉnh Quảng nam Việt Nam, ông Ngọc Thái đã hơn 30 năm không ngủ. Ông Ngọc, năm 60 tuổi, đã thử dùng thuốc, bài thuốc dân gian, thậm chí uống đến mức ngẩn ngơ, nhưng ông không thể chìm vào giấc ngủ. Các bác sĩ cho biết ông hoàn toàn khỏe mạnh và bình thường, và không có những ảnh hưởng lớn nào vì chứng mất ngủ. Ông sống với năng suất cao hơn hầu hết mọi người khi có 24h đầy đủ làm việc theo ý mình. Vào năm 2006, ông Ngọc phát biểu trên tờ Thanh Niên, “Tôi không biết mất ngủ có ảnh hưởng tới sức khỏe của tôi hay không, nhưng tôi vẫn khỏe mạnh và tôi có thể làm công việc đồng áng bình thường như mọi người.
4. Người dơi
Ít nhất hai người mù được biết đến khả năng sử dụng kỹ thuật định vị bằng tiếng vang, như con dơi hay cá heo, để tìm đường xung quanh với độ chính xác tuyệt vời. Daniel Kish mất thị lực từ khi mới chỉ biết đi. Ban đầu ông tạo tiếng tặc lưỡi, và giờ đây, ở tuổi 47, tiếng tặc lưỡi giúp ông đi xe đạp mà không sợ nguy hiểm. Kish giải thích với National Geographic, trong ấn bản tháng 7-2003, kỹ thuật định vị bằng tiếng vang hoạt động như thế nào ở người: “Sóng âm thanh được tạo ra bởi tiếng tặc lưỡi. Những sóng đó dội lại từ bề mặt xung quanh và trở về tai tôi với tiếng vang yếu hơn. Não tôi xử lý những tiếng dội lại thành những hình ảnh sống động. Điều đó như có một cuộc trò truyện với môi trường xung quanh.”
Trường hợp thứ hai, Ben Underwood đã bị cắt bỏ hai mắt khi lên 3 vì bệnh ung thư. Cậu cũng tự học cách định vị bằng tiếng vang và sống một cuộc sống tương đối bình thường, có thể đạp xe, chơi thể thao, và hơn thế nữa. Cậu mất khi 15 tuổi, vào năm 2009
5. Các khí công sư, nhà sư có khả năng phi thường
Nhờ tu luyện tâm và thân hết sức sâu sắc, những khả năng siêu nhiên có thể đo được. Năm 1998, Giáo sư Lu Yanfang và hàng chục nhà khoa học Mỹ đã tiến hành nghiên cứu về các khí công sư ở Trung Quốc. Khí công là môn tu luyện cổ xưa có liên quan đến trau dồi năng lượng không chỉ nhờ các bài tập thiền định mà còn nhờ nâng cao tâm trí và bản chất tâm hồn, giống như tâm và thân hợp nhất. Khí công được biết đến có khả năng chữa bệnh. Trong nghiên cứu của mình, cô đã phát hiện ra các Khí công sư có thể phát ra các loạt sóng hạ âm, có sức mạnh gấp 100 – 1,000 lần so với những người bình thường.
Thậm chí chỉ sau vài tuần tập luyện, những người mới thực hành đã có năng lượng sóng hạ âm gấp 5 lần so với lúc trước khi tập luyện.
Một nghiên cứu tương tự ở trường cao đẳng Y học cổ truyền Trung Hoa ở Bắc Kinh, được xuất bản năm 1998, đã đo được một phần sóng hạ âm phát ra bởi các khí công sư, chúng mạnh gấp 100 lần so với những người thông thường. Cả hai nghiên cứu được lưu trữ tại Viện nghiên cứu Healthways Trung Quốc.
Vào năm 2002, một thí nghiệm được tiến hành trên các nhà sư Tây Tạng ở miền bắc Ấn Độ được mô tả trong báo Gazette của Đại học Harvard University . Các nhà sư, mặc đồ mỏng, được đưa vào trong một căn phòng có nhiệt độ là 40 độ F (4 độ C). Họ tiến vào trạng thái thiền định sâu. Những tấm khăn ngâm trong nước lạnh được đặt trên vai của họ. Dưới những điều kiện như vậy, một người bình thường sẽ run rẩy mất kiểm soát và sụt giảm nhiệt độ cơ thể thậm chí có thể dẫn đến tử vong, giải thích trong các nghiên cứu. Tuy nhiên, các vị sư vẫn ấm áp và các tấm khăn trên vai họ đã khô. Khi các tấm trở nên khô, các tấm khác lạnh hơn được nhúng ướt và đặt tiếp trên vai họ. Mỗi vị sư làm khô ba tấm trong vài giờ.
Herbert Benson, người đã nghiên cứu 20 năm các phương pháp thiền định, nói với báo Gezette: “Các Phật tử cảm thấy thực tại chúng ta đang sống trong không phải là thế giới tối thượng. Có một thực tại chúng ta có thể ở trong một trạng thái mà không bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc và thế giới xung quanh chúng ta. Các Phật tử tin trạng thái của tâm có thể đạt được bằng cách làm điều tốt cho những người khác và thiền định.” Ông cho biết nhiệt phát ra từ cơ thể của họ chỉ là một sản phẩm phụ của thiền định. Nhiều thí nghiệm như vậy đã được thực hiện trên những người thực hành thiền định và một vài trong số họ có thể phát ra một lượng lớn các loại năng lượng mà các máy móc hiện nay có thể đo được. Họ cũng có thể kiểm soát sự trao đổi chất và các quá trình khác của cơ thể.
Theo Việt Đại Kỷ Nguyên