Phát hiện này là một phần của một nghiên cứu mới trên cơ sở DNA được dẫn đầu bởi các nhà khoa học thuộc Bảo tàng Lịch sử tự nhiên của Mỹ (American Museum of Natural History), đã giới thiệu cây sự sống đầu tiên của hải quỳ biển, một nhóm gồm có hơn 1.200 loài. Báo cáo đã được trình bày trên tạp chí PLOS ONE hôm 7/5 đã định hình lại hiểu biết của các nhà khoa học về các mối quan hệ trong những loài động vật còn chưa được hiểu rõ này.
“Phát hiện về sinh vật mới này thuộc bộ Cnidaria – một ngành động vật bao gồm sứa, san hô, hải quỳ và các họ hàng liên quan – là tương đương với phát hiện ra thành viên đầu tiên của một nhóm các loài như linh trưởng hoặc động vật gặm nhấm”, Estefanía Rodríguez, một trợ lý phụ trách tại bảo tàng Museum’s Division of Invertebrate Zoology, và là tác giả chính của nghiên cứu mới công bố này cho biết. “Sự khác biệt đó là, phần lớn con người thân quen hơn nhiều với các loài động vật như tinh tinh và động vật gặm nhấm hơn là với sự sống dưới đáy biển. Nhưng phát hiện tuyệt vời này cho chúng ta biết rằng chúng ta có nhiều điều để học và khám phá trong đại dương”.
Rodríguez, cùng với một nhóm các nhà nghiên cứu đã tiến hành một nghiên cứu kéo dài bốn năm sắp xếp hải quỳ biển theo một cách “tự nhiên” hoặc theo phả hệ, dựa trên các mối quan hệ về tiến hóa của chúng. Hải quỳ biển đang châm các polyp, mà các polyp này dành phần lớn thời gian của chúng để bám chặt vào đá trên đáy biển hoặc các rạn san hô. Mặc dù chúng rất đa dạng về kích cỡ và màu sắc, hải quỳ có rất ít các cấu trúc rõ nét.
Vì vậy việc phân loại loài động vật này chỉ dựa vào hình thái là một khó khăn.
“Cỏ chân ngỗng là các động vật rất đơn giản”, Rodríguez nói. “Vì vậy mà chúng được nhóm lại với nhau bởi sự thiếu các tính chất của chúng” – ví dụ như sự thiếu một bộ xương hoặc thiếu cấu trúc tập đoàn, như bạn thấy ở san hô. Vì vậy mà không bất ngờ lắm khi chúng tôi bắt đầu quan sát dữ liệu phân tử của chúng và phát hiện thấy, các phân loại truyền thống về hải quỳ đã sai”.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh các đoạn DNA cụ thể của hơn 112 loài hải quỳ thu thập từ khắp các đại dương trên thế giới. Dựa trên dữ liệu về di truyền và sự sắp xếp các cấu trúc bên trong hải quỳ, các nhà khoa học đã làm giảm số phụ bộ của hải quỳ từ 4 xuống còn 2.
Họ cũng phát hiện thấy một trong số các loài mà họ đã phân tích hoàn toàn không phải là hải quỳ biển. Loài động vật này, trước đây gọi là Boloceroides daphneae, đã được phát hiện vào năm 2006 tại vùng biển sâu phía Đông Thái Bình Dương và và được cho là một trong những loài hải quỳ lớn nhất hiện nay.
Nhưng nghiên cứu mới này đã đẩy loài này ra khỏi cây sự sống của bộ hải quỳ. Thay vào đó, các nhà khoa học đã đặt loài này vào một bộ mới – một sự phân loại ngang bằng với bộ ăn thịt ở động vật có vú hay cá sấu ở bò sát – dưới lớp phụ Hexacorallia, bao gồm san hô đá, hải quỳ và san hô đen. Tên mới của loài động vật sống gần các miệng phun thủy nhiệt này được đặt là Relicanthus daphneae.
Relicanthus daphneaelà một ví dụ cổ điển của tiến hóa hội tụ, sự tiến hóa độc lập của các tính chất tương tự trong các sinh vật của các dòng khác nhau.
“Mặc dù động vật này trông rất giống một con hải quỳ, nhưng thực ra nó không phải là hải quỳ”, Rodríguez nhận xét. “Cả hai nhóm động vật này đều thiếu cùng các đặc điểm giống nhau, nhưng nghiên cứu của chúng tôi đã chứng minh rằng trong khi hải quỳ hải quỳ đánh mất những đặc điểm đó qua hàng triệu năm tiến hóa, thì R. daphneae chưa bao giờ có những đặc điểm đó. Đặt hai động vật này vào cùng nhóm cũng giống như phân loại những con giun và những con rắn cùng nhau vì chúng cùng không có chân”.
Cho đến nay, Relicanthus daphneae là loài duy nhất trong bộ mới này, nhưng các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ thay đổi điều đó trong tương lại. “Mặc dù chúng ta đã biết từ lâu về sự tồn tại của sinh vật khổng lồ này, chỉ trong những năm gần đây chúng ta mới thực sự bắt đầu hiểu các sinh vật này nằm ở chỗ nào trong cây sự sống”, Rodríguez nói. “Vì vậy hãy hình dung xem còn những gì khác nữa mà chúng ta có thể khám phá ra”.