ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: bongda.com.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Phong cách bầu Kiên trước tòa: Tôi là đàn ông, tôi không trốn tránh trách nhiệm
Thursday, May 22, 2014 7:12
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.



Không hổ là một nhà kinh doanh đa tài, mưu lược, được đánh giá là một trong những người đi đầu trong việc cải tổ bóng đá Việt Nam, “dám nói dám làm”, bị cáo Nguyễn Đức Kiên khi ra tòa vẫn gây ấn tượng mạnh cho những người dự khán về phong thái đầy tự tin của mình dù là đang phải đứng trước vành móng ngựa.


>> Bầu Kiên: Từ siêu xe Phantom Rồng đến đôi dép tổ ong
>> Vụ bầu Kiên: Nhìn lại nhiều kiến nghị của luật sư
>> Hình ảnh những lần vợ bầu Kiên xuất hiện cùng chồng
>> Vợ bầu Kiên ‘quyền lực’ mạnh như thế nào?

Đĩnh đạc và… thuộc luật

Ngay từ khi bắt đầu xuất hiện trước tòa, bị cáo Nguyễn Đức Kiên đã… yêu cầu không phải mặc áo đồng phục; không cùm tay chân khi dẫn giải đến Tòa. Bầu Kiên cho rằng, việc tôi mặc thường phục là quyền của tôi nhưng quá trình dẫn giải tôi bị cùm, đề nghị không cùm tôi khi dẫn giải”.

Hình ảnh thường thấy của bầu Kiên trước tòa khi lên trả lời thẩm vấn của HĐXX là luôn chắp tay sau lưng, tự tin trả lời rành rọt, kỹ càng từng nội dung mà HĐXX hỏi.

Chắp tay sau lưng

Bầu Kiên luôn trả lời ngắn gọn “chính xác” khi HĐXX viện dẫn các số liệu nêu trong cáo trạng. Bầu Kiên cũng tự tin khẳng định mình đã luôn khai nhất quán từ trước đến nay, ngay từ khi ở cơ quan điều tra: “Các bản cung tôi đã khai chi tiết, chính xác, đề nghị HĐXX trích lại các bản cung”.

Nhưng việc để lại ấn tượng nhiếu nhất vẫn là bầu Kiên thuộc văn bản luật làu làu.

Sau khi nghe chủ tọa hướng dẫn các quyền và lợi ích của các bị cáo trước tòa, bầu Kiên đã viện dẫn các quy định tại… Bộ Luật Tố tụng hình sự và nói “Tôi là bị cáo, tôi được quyền trình bày đầy đủ ý kiến của tôi trước tòa. Ý kiến của tôi, tôi đề nghị HĐXX tôn trọng”.

Cắm cúi nghiên cứu tài liệu. Ảnh: TN

Đó là khi HĐXX dẫn nội dung Quyết định 03/2006/NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài, tại đó đã nêu các khái niệm: “trạng thái vàng của tổ chức tín dụng”, hay “trạng thái vàng của doanh nghiệp kinh doanh vàng” và cho rằng các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh vàng phải làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài.

Đáp lại, bầu Kiên đã nói: “Tôi rất thuộc các nội dung của Quyết định 03. Nội dung đó là “trạng thái vàng” chứ không có quy định nào về “trạng thái giá vàng” và các sản phẩm tài chính phái sinh. Chỉ đến năm 2012 mới có khái niệm này”- bầu Kiên nói.

Không những thế, để bào chữa cho cáo buộc kinh doanh trái phép khi mua cổ phần, cổ phiếu của các công ty khác, dù không có đăng ký kinh doanh, bầu Kiên cũng đã làm lúng túng đại diện của các cơ quan quản lý nhà nước khi viện dẫn Điều 13 Luật DN 2005: “có gần một triệu doanh nghiệp được thành lập thì một nửa trong số này có hoạt động góp vốn vào các doanh nghiệp khác. Luật không yêu cầu đây là ngành nghề kinh doanh. Theo điều 13 Luật DN 2005, các doanh nghiệp được quyền góp vốn vào các doanh nghiệp khác”.

HĐXX đã hỏi lại Đại diện Sở Kế hoạch Đầu tư TP. HCM, Đại diện Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội, đại diện Ủy ban Chứng khoán nhà nước về việc “đầu tư góp vốn kinh doanh, mua cổ phần, cổ phiếu của công ty khác có phải đăng ký kinh doanh không”, thì đại diện các cơ quan này đều lúng túng không trả lời được và… đùn đẩy cho nhau. Cuối cùng HĐXX đề nghị về nghiên cứu, mai trả lời tòa vì đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến việc có cấu thành hành vi vi phạm của bị cáo Kiên. Đại diện Cục quản lý kinh doanh (Bộ KHĐT) cũng cho biết trả lời câu hỏi này thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính.

Cũng để chừng tỏ là bầu Kiên đã nghiên cứu rất kỹ hồ sơ vụ án, việc các cơ quan lúng túng như trên bầu Kiên cũng đã lường trước được khi phát biểu trước HDXX: “Các cơ quan mà tòa dự kiến hỏi đều không có đủ thẩm quyền trả lời câu hỏi này” và thực tế là các cơ quan có mặt ở tòa hôm nay đều ko trả lời ngay được vấn đề này.

Bầu Kiên còn “chỉnh” câu từ trong cáo trạng vì cho rằng cách dùng từ như vậy không chính xác. Ví dụ, trong một trường hợp, cáo trạng nêu Nguyễn Đức Kiên đặt lệnh mua/bán… nhưng Kiên cho rằng việc đặt lệnh thuộc thẩm quyền của pháp nhân. Cách dùng từ đúng phải là “Công ty Thiên Nam đặt lệnh”…

Trong suốt quá trình xét xử, bầu Kiên luôn khẳng định “Tôi cho rằng tôi bị oan, không có tội, đề nghị HĐXX xét xử sớm để công bố cho dư luận biết thực chất vụ án này là gì. “Tôi là đàn ông, tôi không trốn tránh trách nhiệm trong bất kỳ trường hợp nào”.

>> Bầu Kiên: Từ siêu xe Phantom Rồng đến đôi dép tổ ong
>> Vụ bầu Kiên: Nhìn lại nhiều kiến nghị của luật sư
>> Hình ảnh những lần vợ bầu Kiên xuất hiện cùng chồng
>> Vợ bầu Kiên ‘quyền lực’ mạnh như thế nào?

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.