ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Sau áp trần với sữa cho trẻ em, giá sữa Abbott vẫn tăng
Tuesday, May 27, 2014 0:12
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Một số mặt hàng của sữa Abbott sau khi áp giá trần, giá bán lẻ đến người tiêu dùng có phần cao hơn so với giá hiện tại mà đại lý đang bán.

Theo công bố của Bộ Tài chính, tính toán của các đại lý cho biết có một số mặt hàng của sữa Abbott sau khi áp giá trần, giá bán lẻ đến người tiêu dùng có phần cao hơn so với giá hiện tại mà đại lý đang bán.

Trong khi các hãng khác khi áp giá trần, giá sản phẩm đều giảm so với giá hiện tại.

Cụ thể, giá bán sỉ kê khai hiện tại của Công ty sữa Abbott Việt Nam lên Bộ Tài chính đối với ba mặt hàng, gồm: Grow 3 HT 900g đang ở mức lần lượt là 299.000 đồng/hộp; Grow G Power Vanilla HT 900gr: 420.000 đồng/hộp và Grow G Power Vanilla HT 1.7kg: 713.000 đồng/hộp.

Từ ngày 1/6, theo mức giá trần quy định, thì Abott sẽ phải giảm giá bán sỉ của ba mặt hàng này xuống còn: Grow 3 HT 900g là 258.000 đồng/hộp (giảm 41.000 đồng), Grow G Power Vanilla HT 900gr: 360.000 đồng/hộp (giảm 60.000 đồng) và G Power Vanilla HT 1.7kg: 610.000 đồng/hộp (giảm 103.000 đồng).

Khi bán lẻ đến tay người tiêu dùng, ba mặt hàng trên được phép tăng tối đa 15%, nên mức giá bán lẻ lần lượt sẽ là Grow 3 HT 900g: 296.700 đồng/hộp, Grow G Power Vanilla HT 900gr:  414.000 đồng và  G Power Vanilla HT 1.7kg: 701.500 đồng/hộp.

Trong khi đó, giá bán lẻ hiện tại của ba mặt hàng này ở nhiều cửa hàng trên địa bàn TP.HCM thì thấy vẫn còn thấp hơn so với giá trần sẽ được phép tăng vào ngày 1/6 tới đây. 

Chẳng hạn, giá bán lẻ hiện tại của sản phẩm Grow 3 HT 900g đang ở mức 293.333 đồng/hộp, thấp hơn 3.367 đồng so với giá trần bán lẻ của Bộ Tài chính. Điều này có nghĩa là nếu các đại lý tăng giá đúng quy định 15% từ ngày 1/6, người tiêu dùng phải trả thêm 3.367 đồng cho mỗi hộp sữa Grow 3 HT 900g.

Tương tự, theo tính toán, hai mặt hàng còn lại nói trên cũng nghiễm nhiên sẽ được tăng giá thêm trung bình khoảng 1% so với hiện nay.

Như vậy, việc thực hiện áp giá trần của Bộ Tài chính đã vô tình giúp cho giá sữa Abbott vốn đã quá cao, nay lại tiếp tục được tăng giá thêm. Người tiêu dùng một lần nữa lại thất vọng vì không được mua sữa giảm.

Chuyên gia kinh tế Lý Trường Chiến nhận định khi áp giá trần mà có sự chênh lệch nhau như vậy cho thấy phương pháp tính chưa bao phủ hết. Bởi mỗi công ty có cấu trúc giá khác nhau… Vì vậy muốn kiểm soát tốt phải tính được chuẩn xác giá cho đơn vị tính. Ví dụ nhóm sữa dành cho trẻ 1-3 tuổi loại căn bản có giá cho 100 g sữa là bao nhiêu. Nhóm có các chất bổ sung tới mức độ nào thì được cộng thêm bao nhiêu phần trăm là hợp lý. Ngoài ra chính sách cần bao quát, chi tiết mà không thừa. Do đó, Bộ cần công khai phương pháp tính giá để cộng đồng hiểu góp ý và ủng hộ.

Sau áp trần với sữa cho trẻ em, giá sữa Abbott vẫn tăng - Ảnh 1

Việc thực hiện áp giá trần của Bộ Tài chính đã vô tình giúp cho giá sữa Abbott vốn đã quá cao, nay lại tiếp tục được tăng giá thêm (Ảnh minh họa).

“Ma thuật” của doanh nghiệp sữa

Ngày 25/4, thông tin từ thị trường cho biết, sữa Mead Johnson đã đồng loạt thay đổi toàn bộ mẫu mã, bao bì và tung ra quảng cáo cải tiến sản phẩm theo công thức mới “360 độ Brain Plus”, nhằm cho con phát triển toàn diện như thông minh hơn, phát triển cảm xúc, giao tiếp và khả năng vận động…

Tuy nhiên, bảng thành phần dinh dưỡng trên các hộp sữa của hãng này cũng như tất cả các hãng sữa khác, cũng có DHA, rồi sắt, axit folic, đồng, mangan, iot, các vitamin… Thật khó để biết, liệu có sự khác biệt thực sự nào không ở các vi chất dinh dưỡng này? Công thức mới kia liệu ưu việt đến đâu, hay chỉ thấy hệ quả tất yếu là hàng triệu ông bố bà mẹ phải cắn răng trả tiền thêm 7-11%?

Trong khi đó, một lãnh đạo của Cục Quản lý Giá, Bộ Tài chính vẫn khẳng định, Cục không nhận được bất cứ bản đăng ký giá mới nào của Mead Johnson vừa qua, ngoại trừ 2 trường hợp là Abbott và Friesland Campina xin tăng giá đã bị bác lại “chờ giá trần” và trường hợp Nestle cố tình tăng giá trước khi được phép thì đã bị phạt. Một cách lý giải khác, có thể, những sản phẩm này của Mead Jonhson là… sản phẩm mới, không thuộc dòng “bình ổn”.

Thực tế, những sản phẩm Enfamil và Enfagrow của hãng này, giờ chỉ khác duy nhất là cái tên dài hơn, với cái đuôi “360 độ Brain Plus”, thế nhưng, với cơ quan quản lý, đây lại là sản phẩm mới, có thể không thuộc diện bình ổn, trong khi về bản chất, đây chỉ là trò “bình mới rượu cũ” và Mead Johnson đã ngang nhiên tăng giá mà không cần xin phép.

Trước mánh khoé này, bảng giá trần của Bộ Tài chính áp cho 5 mặt hàng sữa của Mead Johnson có lẽ sắp bị lui vào dĩ vàng. Dường như, 5 mặt hàng này đã bị chính doanh nghiệp có kế hoạch “khai tử” trên danh nghĩa.

Cùng đó, một hãng sữa lớn khác của Mỹ là Abbott đã tung chiêu “rút ruột”, giảm tới 50g, từ hộp 900g xuống còn 850g đối với dòng sữa Pediasure nhưng giá vẫn giữ nguyên 580.000 đồng. Cục quản lý Giá cũng khẳng định, Abbott không làm sai vì… dòng sữa này không thuộc diện bình ổn, theo danh mục của Thông tư 30 mà Bộ Y tế ban hành.

Động thái trên diễn ra ngay trong bối cảnh Bộ Tài chính vừa công bố giá trần – một quyết định bình ổn được cho là “nặng” nhất từ trước tới nay đối với doanh nghiệp sữa. Khả năng ứng biến, lách luật, giở thủ thuật như trên khiến không ít người lo ngại sữa có thể ‘lọt lưới” giá trần một cách dễ như bỡn! Rõ ràng, nhà quản lý giá đang phải “vất vả” chạy theo doanh nghiệp sữa.

An Nhiên (Tổng hợp)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.