ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: yellow_lotus
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Số Mệnh Con Người Có Phải Đã Được Định Sẵn Từ Trước? (Phần 7) Lữ Mông Chính
Thursday, May 29, 2014 21:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


120730172648100445

Tể tướng thời Bắc Tống Lữ Mông Chính (946-1011), người Lạc Dương, là trạng nguyên đầu tiên sau khi Tống Thái Tông lên ngôi; ông trải qua hai triều đại Thái Tông, Chân Tông, từng ba lần nhập kinh, dùng trung trinh khoan hậu, chính trực can đảm thành danh, là một trong những trạng nguyên cực kỳ có tư cách.

Trước kia, bởi vì mẹ đẻ và phụ thân bất hòa, ông và mẹ bị phụ thân trục xuất khỏi gia môn, sống nhờ ở chùa Lợi Thiệp Thiện tại núi Long Môn. Phương trượng thương xót mẹ con ông, lại tin chắc rằng Lữ Mông Chính quyết không phải là người bình thường, nên rất chiếu cố ông và mẹ, đặc biệt vì hai mẹ con ông mà tạo một hang động để ở.

Lữ Mông Chính và mẹ ở trong động chín năm. Dù phương trượng thỉnh thoảng tiếp tế, tương cứu lúc hoạn nạn, nhưng cuộc sống của hai người vẫn mười phần nghèo khó như trước, cũng vì vậy mà nhận đủ lạnh nhạt của người đời.

Có một ngày, Lữ Mông Chính đi bộ trên bờ Y Thủy, nhìn thấy một người bán dưa, ông muốn mua một trái nếm thử, lại không có đồng nào. Sau đó người bán dưa khi dọn đồ di chuyển, bỗng làm rơi lại một quả dưa. Lữ Mông Chính do dự rất lâu, cuối cũng vẫn nén lòng mà nhặt lên ăn hết. Một người ôm chí lớn, lại thảm đến tình trạng phải nhặt dưa ăn.

Về sau, Lại Bộ Thượng Thư Lưu Mỗ dùng phương pháp ném cầu vải chọn rể, con gái ông Lưu Đan Anh ném cầu vải nhiều màu cho người mặc dù nghèo khó nhưng tướng mạo đoan trang Lữ Mông Chính, cũng kiên định vào lựa chọn của mình mà chống lại ý cha mẹ ngại bần yêu giàu, cô vứt bỏ vinh hoa phú quý, theo Mông Chính kết hôn nơi Hàn Diêu (ý chỉ hang động nghèo hèn). Hai người trong gian nan tương thân tương ái, gắng gượng sống qua ngày.

Có một năm, tết Đoan Ngọ đã đến, kẻ có tiền đều giết ngỗng mổ dê, gói bánh chưng, trứng gà luộc, chuẩn bị đón mừng ngày lễ, người bình thường cũng có chút ít không khí vui mừng, duy chỉ có Lữ Mông Chính mỗi ngày đều gian nan, không thể chuẩn bị gì. Vì an ủi người vợ vốn quen cuộc sống vinh hoa, liền đề một bài thơ trước Hàn Diêu:

Phú gia chi nữ giá bần phu,

Minh nhật đoan ngọ dạng dạng vô.

Mạc bả tiết nhật không quá liễu,

Yểu biều thanh thủy chử oản chúc.

Diễn nghĩa:

Con gái nhà giàu gả chồng nghèo,

Ngày mai là tết Đoan Ngọ mà cái gì cũng không có.

Chớ để ngày lễ trôi qua như vậy,

Một gàu nước trong nấu chén cháo.

Tạm dịch:

Con gái nhà giàu gả bần phu,

Mai tết Đoan Ngọ thứ gì dùng.

Chớ để ngày lễ qua như thế,

Một gàu nước sạch cháo được đun.

Lưu Đan Anh từ ngoài xa mang chút gạo trở về, thấy câu thơ trên vách động, thấu hiểu tâm tình của chồng, liền khôi hài thuận miệng đáp:

Hà nhân bích thượng loạn đề thi?

Minh nhật đoan ngọ ngã bất tri.

Hữu triêu nhất nhật thì vận chuyển,

Thiên thiên đoan dương chính ngọ thì.

Diễn nghĩa:

Người nào viết thơ bậy bạ lên vách tường?

Ngày mai là tết đoan ngọ sao, ta đâu có biết.

Một ngày nào đó thời vận thay đổi,

Mỗi ngày đều là tết như mặt trời giữa trưa.

Tạm dịch:

Người nào trên vách đề loạn thơ?

Mai tết Đoan Ngọ ta đâu ngờ.

Một mai đến ngày thời vận đổi.

Mỗi ngày là tết nào phải mơ.

Thái Tông thái bình phục hồi đất nước hai năm (977), cuộc sống gian nan của Lữ Mông Chính rốt cuộc cũng hết, thi lần đầu đã đoạt giải nhất, đậu trạng nguyên, sáu năm sau làm quan đến Hàn Lâm học sĩ, tham gia chính sự, về sau còn nhanh làm đến Tể tướng.

Khi Lữ Mông Chính còn chưa đi thi, từng cùng Trương Tề Hiền, Vương Tùy, Tiễn Nhược Thủy và Lưu Hiệp mấy người bạn, bái Quách Duyên Khanh người Lạc Dương làm thầy. Một ngày, thầy trò sáu người cùng nhau qua Y Hà, đi tìm đạo sĩ Vương Bão Nhất đoán mệnh, không ngờ Vương đạo sĩ ra ngoài chưa về, chỉ có một tăng nhân trông coi nhà.

Mọi người thấy một tăng nhân lại đi theo tùng đạo sĩ thì cảm thấy khó hiểu, tăng nhân giải thích là vì ông theo Vương đạo sĩ học đoán mệnh, đã học được ba mươi năm. Vừa nghe như vậy, mọi người đều nhờ ông đoán mệnh cho, tăng nhân liền cự tuyệt, mời mọi người ngày mai lại đến. Ngày kế tiếp, mọi người cùng nhau đến, quả nhiên nhìn thấy Vương đạo sĩ.

Vương Bão Nhất mời mọi người tùy ý ngồi, Lữ Mông Chính ngồi đối diện với Vương đạo sĩ, Trương Tề Hiền và Vương Tùy ngồi thứ hai, Tiễn Nhược Thủy và Lưu Diệp thì ngồi sau cùng. Vương đạo sĩ xem xét, vỗ tay thở dài thật lâu, mấy vị vội vàng thỉnh giáo, chủ nhân nói: “Ta từng du lịch thiên hạ, Đông thì đến biển, Tây đến vùng sa mạc, Nam đến Lĩnh Ngoại, Bắc thì sa mạc, tìm kiếm người gọi là quý nhân, để kiểm nghiệm thuật xem tướng có linh nghiệm chăng, rốt cuộc cũng khó được như ước nguyện, nào có thể đoán được hôm nay quý nhân đều tại trên ghế!”

Mọi người nghe xong đều mừng rỡ, Vương Bão Nhất thuận theo đó mà từ từ nói tiếp: “Lữ quân thi đậu trường thi, không người có thể áp chế, không đến mười năm là thành tướng, mười hai năm sau đi ra phủ Hà Nam, xuất tướng nhập tướng, ngồi hưởng ba mươi năm phú quý trường thọ; Trương quân ba mươi năm cũng làm Tể tướng, đồng dạng phú quý trường thọ; Tiễn quân có thể làm đến Chấp Chính (tham gia chính sự, phó Tể tướng), bất quá chỉ được một trăm ngày; Lưu quân tuy có danh là Chấp Chính, lại không có thực quyền. Về phần Vương quân, ra làm quan sớm, nhưng thăng tướng trễ nhất, không ngoài một năm thì qua đời, thật đáng tiếc!”

Mỗi đồ đệ đều lần lượt được xem, duy chỉ có thầy Quách Duyên Khanh là không. Quách Duyên Khanh không nhịn được, giận dữ chỉ trích đạo sĩ ngôn từ vô căn cứ: “Chẳng lẽ ngồi hôm nay có nhiều Tể tướng vậy sao?”

Vương đạo sĩ mặt không đổi sắc, bình thản trả lời, ta cũng không lấy tiền, các ngươi nhất quyết hỏi, mới chi tiết bẩm báo: “Ngươi khoa cử như cũ vô vọng, một mực đến mười hai năm sau, lúc Lữ quân chấp chưởng phủ Hà Nam, ngươi mới có thể thi đậu kỳ thi của vùng, tuy ngươi có công danh thi đậu, vẫn không được làm quan ở Kinh thành.”

Quách Duyên Khanh nghe nói chúng đệ tử đều có thể làm tướng, mà chính mình lại không thể làm quan, càng thêm phẫn nộ. Các đồ đệ đều trở nên bất an, nhanh chóng cùng nhau ra về. Nào đoán được, sau này vận mệnh mỗi người đều như lời đạo sĩ.

Năm thứ hai, Lữ Mông Chính thi đậu trạng nguyên, Quách Duyên Khanh vẫn không đậu. Về sau, mười năm sau Lữ Mông Chính quả nhiên làm Tể tướng, mười hai năm đảm nhiệm phủ doãn phủ Hà Nam. Mười mấy năm qua, Quách Duyên Khanh hàng năm đều thi, nhưng không đậu. Về sau, Tiễn Nhược Thủy được tham dự chính sự, không đến trăm ngày đã bị trục xuất. Trương Tề Hiền và Vương Tùy lần lượt làm tướng.

Về sau, Hoàng đế cố ý để Lưu Diệp nhập các, mời tể thần thương nghị, nhưng chiếu thư chưa truyền, Lưu Diệp đã bị bệnh mà chết. Hoàng đế đành phong tặng Lưu Diệp là tham dự chính sự – danh Chấp Chính, nhưng không thật sự tham dự chấp chính. Hết thảy đều ứng nghiệm.

Lữ Mông Chính thấy thầy bảy mươi mấy tuổi vẫn là thường dân, trong tâm không đành, vì vậy lấy tư cách Tể tướng, thỉnh cầu Hoàng đế, Hoàng đế đặc cách phê Quách Duyên Khanh xuất thân tiến sĩ. Quách Duyên Khanh chịu đựng cả đời, rốt cuộc đổi được cái công danh. Quách Duyên Khanh đến tám mươi mấy tuổi, suy nghĩ một chút lời tiên đoán hai mấy năm trước.

Lữ Mông Chính trở lại triều đình, thăng quan lần nữa, tâm Quách Duyên Khanh lại động đậy. Có lẽ Vương Bão Nhất ngàn đúng, vạn đúng, nhưng tiên đoán cho mình chưa chắc chính xác, dựa vào cái gì mình cả đời không thể ra làm quan? Quách Duyên Khanh không cam lòng bản thân chỉ có danh phận tiến sĩ, lại cả đời không được làm quan.

Vì vậy, Quách Duyên Khanh tìm đến Lữ Mông Chính, Lữ Mông Chính tuyệt bút vung lên, tại lục bộ cho thầy một chức quan béo bở. Quách Duyên Khanh vô cùng cao hứng tiến về phía trước nhậm chức, nhưng đến kinh thành không được hai tháng, thì nhiễm bệnh nặng, và qua đời ngay sau đó.

Chuyện này dựa theo quan điểm chủ nghĩa duy vật là điều không thể. Người thầy nhiều năm thi đều không đậu, dạy một đám đệ tử, trước sau đều thành Tể tướng Đại Tống, người thầy dù là học thức, hay kinh nghiệm đều phong phú hơn trò, mới trở thành thầy, thế mà vì sao dạy đệ tử đều thi đậu, bản thân một mực thi đến già, vẫn phải dựa vào đệ tử làm trưởng quan địa phương, được thơm lây mà có chức quan, lại vẫn không thể làm quan ở kinh thành. Cái này không thể không tin số mệnh rồi.

Vì vậy, Lữ Mông Chính về sau viết một quyển sách “Phá Diêu phú”, trong đó có hai câu:

“Ngày xưa ta bị nhốt trong hang động, ban ngày nhờ cơm thầy tu, ban đêm giữ lấy hang động, quần áo không đủ che thân, đồ ăn không đủ bổ sung cơ bắp, người trên ghét, kẻ dưới đè, đường đời ta hèn mà không hèn vậy, còn bây giờ, là mệnh vậy, là vận vậy.

Ngày nay quan đến cực phẩm, đứng hàng thứ ba, quỳ dưới một người, đứng trên vạn người, quần áo có ngàn rương, đồ ăn có trăm vị quý lạ, người trên kính, người dưới mong, đường đời ta quý mà không quý vậy, còn bây giờ, là mệnh vậy, là vận vậy, không bởi tài năng của ta.”

Có thể thấy được, Lữ Mông Chính hoàn toàn tin tưởng vận mệnh đấy. Không như một ít người ngày nay, có được một chút thành công nho nhỏ, tự cho mình là giỏi, khắp nơi diễn thuyết, khoe khoang: Ta đã nỗ lực thế nào, thông minh ra sao, nắm cơ hội thế nào, làm sao cao hơn người khác một đầu; cũng có quy công lao cho cái gọi là nhờ Đảng và Quốc gia bồi dưỡng. Từ khi Trung Quốc mở khoa cử đến nay hơn 1300 năm, trạng nguyên qua các triều đại có 671 người, gần đây biết thêm 3 người, tổng cộng 674 người. Chưa từng nghe nói qua có người nào thi đậu trạng nguyên, mà nói cảm tạ công triều đình bồi dưỡng.

 

 

Theo Việt Đại Kỷ Nguyên

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.