ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tất Cả Những Người Bạn Châu Á của Trung Quốc Đi Đâu Mất?
Tuesday, May 6, 2014 18:48
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Hình thành một liên minh ở châu Á chống lại sự hiếu chiến của Trung Quốc.

Bản đồ mô tả đường lưỡi bò do Trung Quốc tự vẽ, giành chủ quyền hầu như trọn vẹn biển Đông.

Bản đồ mô tả đường lưỡi bò do Trung Quốc tự vẽ, giành chủ quyền hầu như trọn vẹn biển Đông. (ảnh : Wiki Commons)

 

“Tôi nghĩ điều Trung Quốc đang cố làm là kích động Nhật Bản hành động gì đó như nổ một phát súng” June Teufel Dreyer, chuyên gia Viễn Đông.

Cho đến gần đây, Nhật Bản là nước có luật quốc gia ngăn cấm họ dùng chiến tranh để giải quyết tranh chấp quốc tế. Philippines thì nằm trong danh sách vi phạm quyền tác giả của Mỹ. Indonesia là nước trung lập. Và chưa có tổng thống Mỹ nào thăm Malaysia trong 48 năm qua. Tất cả điều đó giờ đã thay đổi, khi Tổng thống Barack Obama kết thúc chuyến thăm châu Á – Nhật Bản, Philippines, Malaysia và Hàn Quốc. Một liên minh các nước châu Á đang được hình thành khi quân sự Mỹ có sự tập trung mới vào châu Á, và cùng với các thỏa thuận kinh tế mới, thúc đẩy quan hệ đối ngoại, và tháo gỡ những căng thẳng, những điều đã chia rẽ khu vực trong lịch sử.

Dù vậy Trung Quốc không có chân trong liên minh này. Điều này là do khi tăng tính hiếu chiến thì Trung Quốc đã tự biến mình trở thành kẻ thù của gần như tất cả các nước láng giềng. Trong năm ngoái, đế chế cộng sản cuối cùng này đã có những hành động làm sáng tỏ hình ảnh mà chính quyền Trung Quốc cố tạo dựng trong hàng thập kỷ.

Edward Luttwak, một tác giả cũng là người tư vấn cho một số cơ quan chính phủ Mỹ trong đó có Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và Hội đồng An ninh Quốc gia, nói: “Điều đã xảy ra là Trung Quốc từ bỏ “sự trỗi dậy hòa bình” của họ”.

“Sự trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc là thuật ngữ mà những người lập kế hoạch của Đảng đã từng dùng khi tham mưu cho chính quyền cộng sản về cách tiếp cận của chính sách đối ngoại. Điều đó dựa trên ý tưởng rằng Trung Quốc có cách riêng để hành xử nội bộ – như vấn đề lạm dụng nhân quyền – nhưng những yếu tố hiếu chiến này sẽ không vượt quá biên giới của họ.

Dù vậy, Trung Quốc đã bỏ rơi cách tiếp cận này, khi họ bắt đầu lên gân lên cốt trong các tuyên bố chủ quyền ở biển Đông và Nam Trung Hoa, nơi nhiều nước cũng tuyên bố chủ quyền với các đảo, dải đất và đá ngầm ở đó.

Luttwak nói: “Trung Quốc này” – ý nói cách tiếp cận hiếu chiến mới của Trung Quốc trong tuyên bố chủ quyền – “là Trung Quốc khiến tạo ra liên minh chống Trung Quốc”.

Trục xoay của châu Á

Chuỗi 3 hòn đảo đã trở thành nơi thu hút sự chú ý của quốc tế. Ở biển Đông Trung Hoa, có đảo Senkaku, thuộc về chuỗi đảo Ryukyu của Nhật Bản. Ở biển Nam Trung Hoa, có các đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Paracel và Spratly).

Tất cả các nước có bờ biển giáp với các đảo này đều tuyên bố ít nhất một số đảo thuộc về họ. Trong khi đó, Trung Quốc tuyên bố tất cả các đảo thuộc về họ.

Căng thẳng lên đến đỉnh điểm vào tháng 11,2013 khi Trung Quốc tuyên bố Khu vực Nhận dạng Phòng Không trên các đảo Senkaku ở biển Đông Trung Hoa. Tiếp theo họ đưa ra “các quy định đánh bắt cá” mới ở biển Nam Trung Hoa vào tháng 1.

Các lãnh đạo Trung Quốc nói họ sẽ bảo vệ khu vực phòng không bằng quân sự, và khu vực đánh bắt cá bằng các luật mới. Các quốc gia xung quanh, cũng như Mỹ, nói họ sẽ không thừa nhận những điều này. Căng thẳng leo thang. Tàu thuyền Trung Quốc đã gần như đâm vào các thuyền đánh cá và tàu quân sự của các nước khác. Máy bay của Trung Quốc theo dõi các máy bay khác trong khu vực này.

Cuối cùng, điều mà Trung Quốc tạo ra là môi trường căng thẳng – một môi trường mà các nước khác được coi phải sợ Trung Quốc và phải từ bỏ tuyên bố chủ quyền của họ theo yêu cầu của Trung Quốc.

Dù vậy kết quả hóa ra là ngược lại.

Luttwak nói tình hình hiện nay khác so với những căng thẳng tương tự thời Chiến Tranh Lạnh khi mà Xô Viết đe dọa Châu Âu. Lúc đó, nhiều đồng minh của Mỹ ở Châu Âu vẫn đang hồi phục sau chiến tranh, Đức thì không thể có quân đội và Mỹ là nước duy nhất có thể thách thức quyền lực Xô Viết.

Ngày nay xung đột với Trung Quốc rất khác biệt.

Luttwak nói: “Ở Thái Bình Dương, có các quốc gia vượt hơn Trung Quốc, có nhiều tổng sản phẩm quốc nội hơn Trung Quốc và nhiều công nghệ hơn Trung Quốc. Tổng hợp lại, Ấn Độ và Nhật Bản lớn mạnh hơn Trung Quốc”.

Ông nói thêm quyền lực của Trung Quốc đang giảm dần thậm chí tăng trưởng kinh tế của nước này đang chậm đi nhiều – và đặc biệt giờ đây Trung Quốc đã kích động các nước láng giềng trang bị quân sự và hình thành liên minh để chống lại các hành động của Trung Quốc.

Sự có mặt của Mỹ tại khu vực chỉ bổ sung thêm vào lực lượng đối lập này.

Cưỡi Hổ

Đáng ra phải lùi bước, thì Trung Quốc lại khua trống ầm ĩ hơn.

Trong khi ông Obama thăm các nước khác ở châu Á, Nhật Bản tuyên bố họ sẽ xây dựng một trạm rada trên đảo Yonaguni gần phía đông Đài Loan. Lập tức Trung Quốc đáp trả, nói rằng họ sẽ tuần tra, thao diễn quân sự, và các hoạt động khác gần trạm rada mới của Nhật Bản.

Theo June Teufel Dreyer, một nhà phân tích Viễn Đông kỳ cựu tại Thư viện Quốc hội, cũng là người tư vấn chính sách châu Á cho Tư lệnh Tác chiến Hải quân, thì nhiều nước trong khu vực thấy họ đang trong tình hình phức tạp.

Bà nói: “Ông Obama đang đi những bước đúng đắn để làm yên lòng các nước này”, trong khi nhấn mạnh rằng Trung Quốc có thể sẽ thử xem Mỹ có quyết tâm hành động không. Dreyer nói: “Tôi nghĩ điều này sẽ leo thang cao hơn. Tôi nghĩ điều Trung Quốc đang cố làm là kích động Nhật Bản hành động gì đó như nổ súng, và điều đó sẽ cho phép họ ra tay tiếp. Họ sẽ nói bên Nhật Bản làm điều đó và chúng tôi buộc phải hành động tự vệ”.

Trung Quốc cũng đang trong tình thế phức tạp: nếu họ lùi bước thì họ sẽ mất mặt trước thế giới, và nếu họ tiến lên, các nước khác sẽ tiếp tục đẩy họ lùi lại.

Cụ thể với Mỹ, Trung Quốc vô tình giúp Mỹ củng cố quan hệ và các đồng minh ở Châu Á, mà bình thường Mỹ rất khó đạt được.

Chỉ 2 năm trước, Nhật Bản đã sẵn sàng đẩy quân đội Mỹ ra khỏi Okinawa. Nhưng Nhật Bản nhanh chóng thay đổi quan điểm về sự có mặt của quân đội Mỹ khi Trung Quốc tuyên bố vùng phòng không của họ và bắt đầu đe dọa Nhật Bản bằng cách nói rằng Mỹ sẽ không bảo vệ Nhật Bản khi tranh chấp đảo Senkaku.

Tuyên bố của Trung Quốc buộc Mỹ phải nói rõ quan hệ phòng thủ với Nhật Bản, và trong chuyến thăm gần đây của ông Obama đến châu Á, ông nói thẳng rằng Mỹ cam kết “tuyệt đối” bảo vệ Nhật Bản.

Theo Vietdaikynguyen

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.