Nhiều người cho rằng, “Oẳn tù tì” (Rock – Paper – Scissors) là trò chơi đơn giản, phụ thuộc nhiều vào may mắn. Nhưng thực tế cho thấy, trò chơi này cũng cần có chiến lược, tài quan sát và chút trí tuệ để luôn giành chiến thắng.
Các nhà khoa học thuộc ĐH Chiết Giang, Trung Quốc mới đây đã công bố kết quả nghiên cứu quy mô lớn của trò chơi và đưa ra bí kíp giúp bạn có khả năng chiến thắng cao nhất.
Hầu hết mọi người sẽ lần lượt ra Rock – Paper – Scissors (tạm dịch: đấm (đá, búa) – lá (bao) – kéo) trong 1/3 thời gian và bạn khó có thể đoán chính xác ý đồ đối phương muốn ra là gì để “ra tay” giành chiến thắng.
Tuy nhiên, các chuyên gia ĐH Chiết Giang đã “bật mí” rằng, bạn hãy để ý vòng chơi đầu tiên.
Lý do là bởi, nếu một người chơi thắng lượt đầu, họ sẽ thường có lối chơi tương tự ở vòng kế tiếp. Nếu người đó thua, họ nhất định sẽ chuyển hướng hành động trong chiều kim đồng hồ – tức là thay đấm bằng lá, lá thành kéo và kéo chuyển sang đấm.
Để hiểu một cách đơn giản hơn, bạn hãy cùng tham gia trò chơi với hai bạn A và B dưới đây:
Lần 1:
Vòng 1: Nếu A ra lá và B ra đấm thì A sẽ thắng.
A (bên trái) ra lá – B (bên phải) ra đấm thì A thắng.
Vòng 2: A ra lá, B sẽ chuyển sang lá. Kết quả: A và B hòa.
A (trái) và B (phải) hòa vì cùng ra lá.
Vòng 3: A ra kéo, B cũng ra kéo. Kết quả là A và B hòa.
Kết quả chung cuộc của lần chơi này, B đã thua. Nhưng nếu B lưu ý và làm theo nghiên cứu của ĐH Chiết Giang thì kết quả đã có thể thay đổi.
Lần 2:
Vòng 1: Nếu A ra lá và B ra đấm thì A sẽ thắng.
A (bên trái) ra lá – B (bên phải) ra đấm thì A thắng.
Vòng 2: A ra lá, B sẽ chuyển sang kéo. Kết quả là B thắng.
A (phải) ra lá và B (trái) ra kéo thì B thắng.
Vòng 3: A ra kéo, B sẽ chuyển sang đấm. Kết quả là B thắng thêm vòng nữa.
A (phải) ra kéo, B (trái) ra đấm nên B thắng.
Qua thử nghiệm trên, bạn có thể rút ra nguyên lý của trò chơi, khi đã thua thì bạn nên thay đổi chiến thuật theo vòng kim đồng hồ – thay đấm bằng lá, lá thành kéo và kéo chuyển sang đấm.
Các nhà nghiên cứu trước đây cho rằng, trò chơi này hoạt động theo một nguyên lý lý thuyết trò chơi gọi là “cân bằng Nash”. Theo đó, mỗi người chơi có một tập hợp các chiến lược hỗn hợp tối ưu khi biết sự lựa chọn chiến lược của người chơi khác. Từ đó, họ sẽ chọn ra cho mình một chiến lược chơi mà họ kỳ vọng nhất – có thể đối phó được với chiến lược của người chơi khác.
Nghiên cứu trên quy mô lớn hơn, các chuyên gia nhận định người chơi sẽ sắp xếp mô hình mang tính chu kỳ. Điều này có nghĩa, người chơi có thể sử dụng lén lút khả năng “phản ứng có điều kiện” để tối ưu hóa chiến lược của đối phương.
Các nhà nghiên cứu ĐH Chiết Giang kết luận: “Cho dù phản ứng có điều kiện là một cơ chế được quyết định bởi bộ não con người hay đó chỉ là hệ quả của cơ chế thần kinh thì đây vẫn là một câu hỏi đầy thách thức cho các nhà nghiên cứu tương lai. Bởi vậy, chúng tôi vẫn sẽ cố gắng đi tìm lời giải cho chuỗi hoạt động đặc biệt của não bộ”.
2014-05-02 00:56:15