ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tình hình Biển Đông: Mỹ – Nhật bắt đầu hành động thực tế
Saturday, May 24, 2014 23:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Sau những phát ngôn bày tỏ lo ngại chung chung, Mỹ và Nhật Bản đang có những động thái thực tế hơn để góp phần giải quyết căng thẳng Biển Đông.

Điều Trung Quốc không mong muốn

Trong chiến lược của mình, Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông để làm suy giảm ảnh hưởng của Mỹ và trở thành bá chủ khu vực. Họ ra sức tranh thủ cơ hội để thực hiện mưu đồ của mình. Tuy nhiên, sự manh động của Trung Quốc đang tạo ra một kết quả mà họ không mong muốn.

Trong diễn biến tiếp theo ở Biển Đông, hôm qua Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ – Đô đốc  Samuel Locklear cho hay từ lâu Mỹ đã theo đuổi các quan hệ liên minh ở châu Á và muốn tìm kiếm cơ hội để tăng cường quan hệ với Việt Nam cũng như với các quốc gia châu Á khác. Thông tin này được ông Locklear đưa ra trong cuộc thảo luận đánh giá về hiểm họa an ninh khu vực Đông Nam Á bên lề Diễn đàn Kinh tế thế giới về Đông Á tổ chức tại Manila (Philipines).

Trước đó 1 ngày, chính quyền Barack Obama cũng tuyên bố sẽ ủng hộ việc Việt Nam sử dụng biện pháp pháp lý với Trung Quốc để giải việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Trước đó nữa, ngày 20/5, tại phiên điều trần của Hạ viện Mỹ, các nghị sĩ nước này đã bày tỏ sự quan tâm đến tình hình Biển Đông và hối thúc Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel rằng nước này cần có các hành động thực tế để ngăn chặn sự hung hăng của Trung Quốc thay vì chỉ phát ngôn chung chung.

Tình hình Biển Đông: Mỹ - Nhật bắt đầu hành động thực tế - Ảnh 1

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tiếp Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Cũng trong cuộc điều trần này, ông Russel cho biết Washington dự định cung cấp hơn 18 triệu USD cho Việt Nam để nâng cao năng lực của lực lượng Cảnh sát biển trong năm tài khóa 2015.

Bên cạnh Mỹ, Nhật Bản tiếp tục góp tiếng nói vào tình hình Biển Đông. Trong cuộc gặp Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Tokyo, Thủ tướng Shinzo Abe tiếp tục chỉ trích hành động phi pháp của Trung Quốc. Dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nhật Bản, Japantimes cho biết ông Abe nói: “Tôi lo ngại về những căng thẳng trong khu vực do hoạt động đơn phương đặt giàn khoan của Trung Quốc”.

Cũng theo Japantimes, cuối tháng 6 đầu tháng 7, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida dự kiến thăm Việt Nam để thúc đẩy hợp tác về an ninh hàng hải trong vùng Biển Đông. Tin tức của Japantimes cũng cho biết có thể chuyến thăm của ông Kishida sẽ đẩy nhanh việc cung cấp tàu tuần tra của Nhật cho Việt Nam nhằm nâng cao năng lực của lực lượng chấp pháp Việt Nam trong việc quản lý và thực thi pháp luật Việt Nam trên biển.

Phát biểu của Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ và tin tức của Bộ Ngoại giao Nhật Bản nêu lên một chỉ dấu cho thấy hai nước này đang chuẩn bị những hành động thực tế hơn để giải quyết tình hình Biển Đông.

Việt Nam bác bỏ luận điệu mới của Trung Quốc

Vào chiều hôm qua 23/5, Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức họp báo lần thứ 3 để thông báo về tình hình Biển Đông. Nội dung cuộc họp báo này tập trung vào việc phản bác các quan điểm xuyên tạc của Trung Quốc.

Tính đến hôm nay là ngày thứ 24 Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trong 24 ngày qua, Trung Quốc đã thay đổi nhiều thủ đoạn ở trên biển đồng thời cũng đưa ra nhiều phát ngôn xuyên tạc về ngoại giao. Từ chỗ vu cáo tàu Việt Nam đâm tàu Trung Quốc mà không chỉ ra được bằng chứng, Trung Quốc chuyển sang xuyên tạc công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958.

Tình hình Biển Đông: Mỹ - Nhật bắt đầu hành động thực tế - Ảnh 2

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam – Lê Hải Bình trong cuộc họp báo chiều 23/5.

Trong công hàm này, Thủ tướng Phạm Văn Đồng công nhận tuyên bố chủ quyền 12 hải lý lãnh hải của Trung Quốc tại thời điểm đó. Tuy nhiên, từ khi tranh chấp biển đảo nổ ra, Trung Quốc lại viện dẫn tài liệu này như một bằng chứng chứng tỏ Việt Nam công nhận chủ quyền của họ tại Hoàng Sa. Đây là một sự đánh tráo khái niệm, đổi trắng thay đen.

Trong cuộc họp báo chiều qua, Việt Nam đã phân tích rõ ràng vấn đề này để phản bác quan điểm của Trung Quốc. Những người chủ trì họp báo chỉ rõ quần đảo Hoàng Sa đã được các Nhà nước phong kiến Việt Nam thực thi chủ quyền từ nhiều thế kỷ trước.

Thời Pháp thuộc, Pháp thay mặt Việt Nam thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa và trên vùng biển Việt Nam nói chung. Năm 1954, theo Hiệp định Geneve mà Trung Quốc là nước có tham gia, Hoàng Sa được chuyển cho chính quyền Việt Nam Cộng Hòa tiếp quản mà không có sự phản đối nào của các nước tham dự hội nghị.

Hoàng Sa bị Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm năm 1974 khi chính quyền VNCH sắp sụp đổ. Như thế, vào thời điểm 1958, Hoàng Sa không thuộc quản lý của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho nên nó không bao giờ nằm trong phạm vi công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Điểm thứ hai, việc Trung Quốc lấy đảo Tri Tôn trong quần đảo Hoàng Sa làm cơ sở để tính 12 hải lý vùng biển của đảo này cũng mang hai cái sai rõ rệt. Một là từ đảo Tri Tôn đến vị trí Trung Quốc đặt giàn khoan lên tới 18 hải lý nên không thuộc vùng biển của Tri Tôn. Hai là toàn bộ quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đang chiếm đóng là của Việt Nam cho nên Trung Quốc không có quyền lấy bất kỳ đảo nào trong Hoàng Sa để làm căn cứ tính toán.

Trong một diễn biến khác, tính đến thời điểm này, lực lượng tàu Trung Quốc ở khu vực giàn khoan đã giảm xuống dưới 100 (lúc cao điểm như hôm 20/5 là 137 tàu thuyền). Tuy vậy diễn biến tình hình vẫn rất phức tạp. Trung Quốc tuyên bố không giải quyết vấn đề bằng giải pháp quân sự nhưng lập trường vẫn rất ngoan cố. Hiện tại tình hình vẫn bế tắc và chưa có lối ra.

Trần Vũ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.