Bài viết này đưa ra một số thống kê khủng khiếp được tổng hợp từ nguồn Minh Huệ liên quan đến số lượng các học viên đã qua đời như là hậu quả trực tiếp bởi sự tra tấn và lạm dụng mà họ phải chịu trong hệ thống trại lao động cưỡng bức Trung Quốc trong gần 15 năm qua của cuộc đàn áp Pháp Luân Công, kèm theo những hình ảnh và chi tiết về vô số các trường hợp được ghi chép đầy đủ. Chú ý: Hình ảnh minh họa [có thể gây sốc].
Tiết Hà (薛霞)
Tiết Hà và chồng của cô (Nguồn: Minghui.org)
Con gái và con trai của Tiết Hà (Nguồn: Minghui.org)
Người mẹ của hai đứa con đã bị tra tấn đến chết trong Trại lao động cưỡng bức Thạch Gia Trang vào ngày 21 tháng 02 năm 2003, bởi vì cô đã kiên trì tu luyện Pháp Luân Công.
Cô Tiết Hà, 33 tuổi, sống ở làng Giới Gia Truân, thành phố Hình Đài, tỉnh Hà Bắc. Cô đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện vào ngày 01 tháng 01 năm 2000 và đã bị kết án bất hợp pháp ba năm tù giam ở trại lao động Thạch Gia Trang.
Cô đã bị đánh đập tàn nhẫn ở trại lao động cưỡng bức và bị bức thực với cái gọi là “thuốc tẩy não” (tra tấn bằng thuốc). Sau khi dùng thuốc, cô đã có phản ứng, bao gồm tiêu chảy và ói mửa. Sau đó, cô bị bất tỉnh.
Vào tháng 05 năm 2000, thấy cô đang ở trong tình trạng thập tử nhất sinh, trại lao động cưỡng bức đã cho cô tại ngoại để điều trị y tế. Sau khi Tiết Hà trở về thành phố Hình Đài, bệnh viện thành phố Hình Đài chẩn đoán cô bị suy giảm chức năng não. Bác sĩ nói rằng loại bệnh về não này chỉ xảy ra ở người cao tuổi.
Cô đã dành 10.000 nhân dân tệ để điều trị y tế, đó là tất cả tiền của cô. Sau đó, mẹ của cô đã đưa cô về nhà và đọc sách Đại Pháp cùng cô mỗi ngày. Cô Tiết dần dần bình phục và có thể tự chăm sóc bản thân mình. Hàng xóm của cô đã chứng kiến sự thay đổi này.
Trong thời gian phục hồi của cô Tiết, các nhân viên đặc vụ từ Sở cảnh sát đường Tân Hoa Nam đã đột nhập vào nhà của mẹ cô. Họ đã lấy các sách Đại Pháp và ảnh của Đại sư Lý Hồng Chí, vị sáng lập Pháp Luân Công.
Vào 27 tháng 09 năm 2002, người đứng đầu và hai nhân viên từ Ủy ban khu Môi Thị đã dẫn năm lính canh nữ từ trại lao động cưỡng bức Thạch Gia Trang đến nhà của mẹ cô Tiết. Họ đã bắt mẹ và con gái cô, và còn tịch thu hai quyển sách Chuyển Pháp Luân, cùng với một máy ghi băng và một bộ đĩa.
Ngay sau khi cô Tiết bị đưa đến trại lao động cưỡng bức, cô đã bị buộc tẩy não. Vào ngày 15 tháng 11 năm 2002, cô Tiết Hà đã bị tái phát bệnh và trở nên bất tỉnh. Cô ở trong tình trạng hấp hối. Cô đã được đưa trở lại thành phố Hình Đài vào ngày 04 tháng 01 năm 2003 để điều trị y tế. Ở đó, sự sống của cô phụ thuộc vào việc truyền dịch và thở oxi. Cô đã qua đời vào chiều ngày 21 tháng 01 năm 2003.
Giấy biên nhận điều trị y tế của cô Tiết Hà tại bệnh viện thành phố Hình Đài (Nguồn: Minghui.org)
Trương Toàn Phúc (张全福) và con trai Trương Khải Phát (张启发)
Trương Toàn Phúc (张全福) (Nguồn: Minghui.org)
Trương Toàn Phúc và cháu gái Trương Kỳ (Nguồn: Minghui.org)
Anh Trương Khải Phát con trai của ông Trương Toàn Phúc (Nguồn: Minghui.org)
Học viên Pháp Luân Đại Pháp ông Trương Toàn Phúc, 65 tuổi, đã bị tra tấn đến chết tại Lữ đoàn 2, Sư đoàn 6 của Trại lao động cưỡng bức Triều Dương, tỉnh Cát Lâm vào ngày 02 tháng 01 năm 2003.
Ông Trương Toàn Phúc là cha của anh Trương Khải Phát. Ông làm việc ở lâm trường Tam Xóa Tử của cục lâm nghiệp huyện Giang Nguyên thành phố Bạch Sơn, tỉnh Cát Lâm.
Trại lao động cưỡng bức Triều Dương Câu đã bắt đầu ra một luật mới của tra tấn vào đầu tháng 11 năm 2002. Ông Trương Toàn Phúc đã bị tra tấn và bị thương nghiêm trọng ở khắp nơi trên cơ thể. Quần của ông luôn ướt bởi mủ chảy ra từ các vết thương và cân nặng của ông giảm xuống chỉ còn 66 Pao (1 Pao = 450 gam). Ông ăn rất ít và ở trong tình trạng nguy kịch. Thay vì thả ông ra, trại lao động cưỡng bức đã tăng mức tra tấn đối với ông. Họ kéo dài thời gian buộc ông phải ngồi trên một tấm ván không được di chuyển từ lúc 5 giờ sáng đến tận nửa đêm.
Khi ông Trương Toàn Phúc bị gọi vào phòng bảo vệ, lính canh Vương Đào đã hỏi ông rằng liệu ông còn muốn tu luyện Pháp Luân Công không. Ông Trương Toàn Phúc đã nói: “Miễn là tôi còn thở thì tôi vẫn sẽ tiếp tục tu luyện Đại Pháp.” Vương Tào đã lấy một cốc nước sôi lớn và đổ vào tay của ông. Da tay của ông đã bị bỏng và phồng rộp ngay lập tức.
Sau lần tra tấn này, tình trạng của ông Trương Toàn Phúc càng trở nên tồi tệ. Tay ông bị nhiễm trùng và ông không thể ăn hoặc uống. Đội trưởng đội lính canh, Lê Trung Ba, cho là ông giả vờ và ra lệnh cho lính canh khóa bằng gông cùm (một tấm gỗ nặng với một lỗ hở ở đầu) quanh cổ và dẫn ông đến nhà ăn hàng ngày. Ông Trương Toàn Phúc đã bị buộc ngồi trên tấm ván vào ngày trước khi ông qua đời. Các lính canh thấy rằng ông sắp chết và đã đưa ông đến bệnh viện, nhưng đã quá muộn. Ông đã qua đời vào buổi tối.
Con trai ông Trương, anh Trương Khải Phát, đã bị các nhân viên cảnh sát đưa đến Trại lao động cưỡng bức Triều Dương Câu vào ngày 06 tháng 03 năm 2002. Lính canh Triệu Đông Lê và Thư Thịnh Lâm từ Khu 2 đã đánh đập anh một cách tàn nhẫn bằng dây thắt lưng và liên tục tra tấn anh bằng cách sử dụng các phương thức khác nhau trong 3 ngày. Họ đã kéo anh ra khỏi phòng bảo vệ để tra tấn.
Âm thanh của tiếng đánh đập, tiếng lèo xèo của dùi cui điện và tiếng kêu đau đớn có thể được nghe một cách rõ ràng. Khi các lính canh đã mệt, họ kéo anh quay lại phòng giam của mình. Sau đó, họ lại tra tấn anh một lần nữa.
Sau khi đánh đập nghiêm trọng, còn rất ít da trên người anh Trương Khải Phát là không bị thương. Anh ở trong tình trạng nguy kịch. Khi anh được thả ra vào ngày 18 tháng 01 năm 2003, cơ thể anh đầy những vết sẹo, và da của anh là màu đen, và bị bao phủ bởi rất nhiều vết thương. Chân của anh đau đớn đến nỗi anh không thể bước đi. Anh gặp khó khăn khi thở, nói và bài tiết. Anh đã qua đời vào ngày 19 tháng 01 năm 2003.
Chu Cảnh Sâm (周景森)
Ông Chu Cảnh Sâm, 68 tuổi, một giáo sư ở Đại học Quản lý Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang. (Nguồn: Minghui.org)
Ông Chu Cảnh Sâm đến từ thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang. Ông đã bị bắt giữ và bỏ tù ở Đội 4 của Trại lao động cưỡng bức Trường Lâm Tử bởi niềm tin của ông vào Pháp Luân Công. Bởi vì ông từ chối hợp tác với yêu cầu của các lính canh, ông đã bị tra tấn một cách tàn nhẫn ở trong trại.
Ông Chu đã phát ghẻ trên khắp cơ thể mình, từ cổ đến mắt cá chân, do sự ngược đãi trong trại lao động. Ông đã gầy rộc đi đến nỗi ông thậm chí không thể ngồi thẳng. Các lính canh đã buộc tất cả các học viên, bao gồm cả ông Chu Cảnh Sâm ngồi suốt cả ngày và không được phép di chuyển. Ông Chu Cảnh Sâm thường bị ngã và người khác phải đỡ ông lên. Mặc dù vậy, các lính canh vẫn không chịu thả ông Chu. Dương Vũ, một nhân viên đội, sau đó đã chuyển ông Chu Cảnh Lâm đến một căn phòng và giam ông ở đó, và vẫn không để ông tự do.
Một tháng sau, một số quan chức cao cấp đã đến kiểm tra trại và thấy ông Chu Cảnh Sâm nằm liệt giường. Vì không muốn chịu bất cứ trách nhiệm nào về cái chết của ông Chu, cuối cùng họ đã thả ông. Ông Chu đã qua đời vào ngày 02 tháng 09 năm 2003, chỉ vài ngày sau khi ông trở về nhà của mình.
Ông Chu Cảnh Sâm bị tra tấn và nằm liệt giường (Nguồn: Minghui.org)
Một thành viên trong gia đình đang chăm sóc ông Chu (Nguồn: Minghui.org)
Quách Sĩ Quân (郭士军)
Ông Quách Sĩ Quân (Nguồn: Minghui.org)
Ông Quách Sĩ Quân và con gái (Nguồn: Minghui.org)
Ông Quách Sĩ Quân, học viên Pháp Luân Đại Pháp, 52 tuổi, sống ở làng Minh Tinh, thị xã Hồng Kỳ, đường Nam Cảng thuộc thành phố Cáp Nhĩ Tân. Vào ngày 13 tháng 02 năm 2004, các nhân viên từ sở cảnh sát Đông Quan đã bắt giữ ông khi ông đang phân phát tài liệu giảng chân tướng ở thị xã Đông Quan, thành phố Song Thành. Ông đã bị đưa đến Trung tâm giam giữ số hai ở thành phố Song Thành và đã bị kết án bất hợp pháp ba năm lao động cưỡng bức.
Ông Quách đã bị tra tấn ở Trại lao động cưỡng bức Trường Lâm Tử. Các lính canh đã hai lần trói ông vào một chiếc ghế kim loại trong thời gian dài. Lần đầu tiên ông đã bị trói hai ngày, hai đêm và lần thứ hai ông bị trói bốn ngày, bốn đêm. Các lính canh đã sốc ông bằng dùi cui điện. Có rất nhiều vết thương, vết bầm tím và vết cắt trên cơ thể ông.
Ngày 01 tháng 02 năm 2005, trại lao động đã thả ông khi ông đang cận kề cái chết. Ông đã bị hôn mê, không thể di chuyển, ho liên tục và rất đau đớn.
Ông Quách Sĩ Quân đã qua đời vào trưa ngày ngày 09 tháng 02 năm 2005 (Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc)
Cơ thể của ông Quách Sĩ Quân, cho thấy các vết thương từ việc tra tấn (Nguồn: Minghui.org)
Na Chấn Hiền (那振贤)
Ông Na Chấn Hiền, 58 tuổi, là một nông dân sống ở làng Trí Nghiệp, huyện Tây Tần, thành phố Song Thành, tỉnh Hắc Long Giang. Trước khi tu luyện Pháp Luân Công, ông Na là một người nghiện thuốc lá và rượu. Trước khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1996, ông đã bị bệnh và không thể làm việc. Sau đó, bệnh của ông đã khỏi, ông bỏ việc hút thuốc và uống rượu, và có thể bắt đầu làm việc trở lại.
Ông Na Chấn Hiền, 58 tuổi, một nông dân sống ở làng Trí Nghiệp, huyện Tây Tần, thành phố Song Thành, tỉnh Hắc Long Giang (Nguồn: Minghui.org)
Vào tối ngày 27 tháng 02 năm 2004 tại nhà của mình, ông Na Chấn Hiền đã bị Phan Xuân Khố (nam) và Tôn Kim Tinh (nam) của chính quyền quận và sở cảnh sát bắt giữ một lần nữa. Ông đã bị đưa đến Cục cảnh sát thành phố Song Thành vào khoảng 4 giờ sáng ngày hôm sau và bị giam ở Trung tâm giam giữ thứ hai thành phố Song Thành.
Trong thời gian giam giữ, Tôn Kim Tinh, trưởng phòng cảnh sát, và trợ lý của anh ta, Trương Tiếu Ngâm (nam) đã nhiều lần cố gắng tống tiền nhiều hơn từ gia đình của ông, nhưng vô ích. Sau đó họ đã kết án ông Na Chấn Hiền hai năm lao động cưỡng bức, mà không có bất kỳ bằng chứng hoặc căn cứ pháp lý nào cả. Ông Na đã bị giam ở Khu thứ tư của Trại lao động cưỡng bức nam Trường Lâm Tử
Các nhân viên của Trại lao động cưỡng bức nam Trường Lâm Tử ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang đã thông báo cho gia đình của ông Na Chấn Hiền vào lúc 2 giờ chiều ngày 16 tháng 09 năm 2005, nói rằng ông Na bị ốm nặng và họ nên đến thăm ông ấy ngay. Gia đình ông đã đi ngay lập tức, nhưng ông Na Chấn Hiền đã bị tra tấn đến chết, và có nhiều vết thương trên cơ thể của ông.
Cơ thể ông Na Chấn Hiền (Nguồn: Minghui.org)
Cơ thể ông Na Chấn Hiền (Nguồn: Minghui.org)
Cơ thể ông Na Chấn Hiền (Nguồn: Minghui.org)
Di hài của ông Na Chấn Hiền vẫn được giữ lạnh ở Cáp Nhĩ Tân, vì gia đình ông đang kiện các trại lao động cưỡng bức. Tòa án Cáp Nhĩ Tân chưa xử lý trường hợp này vì họ cho rằng không có đủ bằng chứng.
Giang Tích Thanh (江锡清)
Ông Giang Tích Thanh và gia đình của ông (Nguồn: Minghui.org)
Ông Giang Tích Thanh, 66 tuổi, là một nhân viên đã về hưu của Cục thuế thành phố Giang Tân thuộc thẩm quyền của thành phố tự trị Trùng Khánh. Ông sống ở phòng 301 trong tòa nhà Ki Tử của Cục thuế thành phố Giang Tân. Ông Giang, một học viên Pháp Luân Công, đã bị các quan chức Cộng sản địa phương đưa đi khỏi nhà vào ngày 13 tháng 05 năm 2008, một ngày sau trận động đất lớn ở tỉnh Tứ Xuyên.
Ông Giang đã qua đời tại Trại lao động cưỡng bức Tây Sơn Bình thuộc thành phố Trùng Khánh vào ngày 28 tháng 01 năm 2009. Các sự việc xung quanh cái chết của ông không rõ ràng. Bảy giờ sau khi được thông báo về cái chết của ông, gia đình ông tìm thấy cơ thể của ông vẫn còn ấm trong buồng lạnh. Các nhân viên của trại lao động đã không đưa ra được lời giải thích hơp lý cho cái chết của ông và cơ thể của ông đã được hỏa táng mà không có sự đồng ý của gia đình ông. Họ thậm chí còn giả mạo hồ sơ khám tử. Ngoài ra, họ còn cử người theo dõi và thậm chí đe dọa gia đình ông, lục soát nhà, và đánh luật sư của họ, tất cả chỉ để ngăn cản con của ông tìm công lý cho cái chết của cha mình.
Giấy khám tử nêu rõ ông Giang Tích Thanh có ba xương sườn bị gãy (số 4,5,6, cho thấy sự tàn bạo của cảnh sát đóng vai trò gây ra cái chết của ông. (Nguồn: Minghui.org)
Giấy chứng tử của ông Giang Tích Thanh ‘từ bệnh viện ‘(Nguồn Minghui.org)
Tôn Thục Hương (孙淑香)
Bà Tôn Thục Hương, 53 tuổi, đã qua đời vào lúc 4 giờ 35 phút chiều ngày 10 tháng 10 năm 2010. Bà Tôn đã bị bắt, giam giữ, kết án lao động cưỡng bức và bị tra tấn nhiều lần kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp Pháp Luân Công vào 20 tháng 07 năm 1999. Bà Tôn đã được trích dẫn là một nạn nhân bị tra tấn trong một bức thư do luật sư nổi tiếng Cao Trí Thịnh gửi cho các quan chức hàng đầu Trung Quốc là Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo vào ngày 12 tháng 12 năm 2005. Ông nói: “Bà Tôn Thục Hương, 48 tuổi, đã bị bắt và giam giữ chín lần trong 6 năm đàn áp.”
Hai học viên Pháp Luân Đại Pháp khác, bà Vương Ngọc Phương và bà Lưu Lệ Hoa đã được phỏng vấn bởi luật sư Cao Trí Thịnh, cũng đã qua đời vì cuộc bức hại.
Vào sáng ngày 22 tháng 09 năm 2009, khi bà Tôn đang chăm sóc cháu trai ở nhà của con gái bà, các nhân viên từ Cục An ninh nội địa thành phố Trường Xuân và Phòng 610 đã bắt bà. Bà bị giam trong chín tháng và bị tra tấn tại Sở cảnh sát Trường Xuân, Trung tâm giam giữ số 3 Trường Xuân và Trại lao động cưỡng bức Hắc Chủy Tử thuộc thành phố Trường Xuân. Bà Tôn đã biểu hiện nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và trở nên rất gầy. Bà gặp khó khăn khi thở, ăn và uống. Bụng của bà trương đầy chất lỏng và bà vô cùng yếu.
Cuối cùng trại lao động đã đồng ý thả bà ra để điều trị y tế vào tháng 06 năm 2010. Nhưng bà vẫn bị cảnh sát theo dõi. Cuối cùng, bà không thể phục hồi và qua đời vào ngày 10 tháng 10 năm 2009.
Luật sư Cao Trí Thịnh vẫn bị cầm tù ở Trung Quốc.
Bà Tôn Thục Hương, 10 ngày sau khi được thả từ trại lao động cưỡng bức (tháng 06 năm 2010) (Nguồn: Minghui.org)
Tất cả các trường hợp được liệt kê ở trên là từ các trại lao động cưỡng bức dưới thẩm quyền của ĐCSTQ.
Trong số 546 học viên Pháp Luân Công bị tra tấn đến chết ở các trại lao động cưỡng bức đã được ghi nhận trong Báo cáo Điều tra các học viên Pháp Luân Công bị tra tấn đến chết bởi ĐCSTQ, 474 trường hợp đã lập tức bị tra tấn đến chết ở 110 các trại lao động cưỡng bức được biết đến. Họ là:
Các trường hợp được báo cáo ở trên website Minh Huệ chỉ là bề nổi của tảng băng trôi. Tội ác của các trại lao động cưỡng bức là không đếm hết.
Không ai trong số các thủ phạm trong những trường hợp bức hại này được đưa ra công lý. Nhưng nhiều người trong số họ đã được thăng chức cho những việc làm tàn bạo của họ, vì chính sách đàn áp của ĐCSTQ.
Những thủ phạm đã thực hiện việc tra tấn tàn bạo như vậy trong các trại lao động cưỡng bức sẽ phải đối mặt với việc bị xét xử mặc dù ĐCSTQ đã tháo gỡ hệ thống trại lao động cưỡng bức.
bạn là ai nếu không phản đối điều man rợ này