Sốt được mô tả như một nhiệt độ cao của cơ thể trên một cá nhân bình thường. Trên thực tế sốt có thể được coi là tự nhiên, chúng giúp hệ miễn dịch làm việc hiệu quả hơn. Nhưng nếu nhiệt độ sốt cao lại thường được xem như một dấu hiệu nguy hiểm. Vì vậy trong mỗi gia đình nên có nhiệt kế để kiểm tra và theo dõi thân nhiệt thường xuyên, tránh các biến chứng do sốt gây ra.
Nhiệt độ cơ thể chúng ta luôn được giữ ổn định trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên sự phân bố nhiệt trong cơ thể thì không đồng đều.
Nhiệt độ cơ thể được chia làm 2 dạng: nhiệt độ trung tâm và nhiệt ngoại vi.
Nhiệt độ trung tâm được đo ở hậu môn hoặc là màng nhĩ qua ống tai.
Nhiệt độ ngoại vi được đo ở tứ chi và phần nông của cơ thể như: nách hoặc miệng,
Mỗi vị trí khác nhau thì có sự chênh lệch về nhiệt độ đo. Cụ thể như:
Nách: Thấp hơn ở hậu môn 0,7 độ C
Tai: Thấp hơn ở hậu môn 0,5 độ C
Miệng: Thấp hơn ở hậu môn 0,5 độ C
Dựa trên nguyên lý đó mà các thiết bị đo thân nhiệt ra đời.
Tại sao nên đo nhiệt độ thân nhiệt ở tai ?
Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy tai là một mạng lưới tuyệt vời đo lường nhiệt độ vì nhiệt độ trong tai phản ảnh cốt lõi nhiệt độ cơ thể. Hơn nữa, thay đổi nhiệt độ cơ thể thường thấy sớm ở màng nhĩ hơn là những tổ chức khác như: miệng, nách, trực tràng… Chính vì thế, để được kết quả đo ổn định, bác sỹ thường khuyên bệnh nhân nên mua nhiệt kế đo tai. Nên sử dụng các dòng đã có thương hiệu, uy tín trên thị trường và có độ chính xác cao như nhiệt kế điện tử đo tai Braun; Nhiệt kế Terumo,…
Ưu điểm của việc đo nhiệt độ ở tai so với các vị trí khác
- Các phép đo nhiệt độ nách phản ánh nhiệt độ da có thể không đáng tin cậy khi đánh giá nhiệt độ trong cơ thể. Do tác động nhiều môi trường như mồ hôi hay ghét bẩn nên thường sẽ làm sai lệch kết quả.
- Đo nhiệt độ ở hậu môn thường không được khuyến khích sử dụng nhiều do mất vệ sinh và thường có nguy cơ lây nhiễm bệnh do tiếp xúc trực tiếp.
- Đo nhiệt độ miệng sẽ chính xác nếu biết cách đo vì thường sẽ bị ảnh hưởng bởi tác động bên ngoài làm tăng hoặc giảm nhiệt độ như ăn uống, vị trí nhiệt kế, thở bằng miệng hoặc người không có khả năng đóng mở miệng.
Lưu ý:
Tuy nhiệt kế đo tai có thể đo chính xác nhiệt độ cơ thể người không phân biệt độ tuổi. Tuy nhiên, không nên sử dụng chúng trong những tình huống đặc biệt như:
- Không sử dụng nhiệt kế đo tai nếu có máu hoặc chất dịch trong ống tai ngoài.
- Một nhiệt kế tai không sử dụng trên bệnh nhân có biểu hiện của triệu chứng viêm tai cấp hoặc mãn tính ống tai ngoài.
- Đối với người sử dụng máy trợ thính hoặc tai nghe nên bỏ máy trợ thính và tai nghe ra khoảng 20 phút trước khi đo nhiệt độ.
- Khi mua sản phẩm cần được nhân viên hướng dẫn về cách đo đúng của nhiệt kế đo tai.
- Bệnh nhân bị biến dạng khuôn mặt hoặc tai không thể đo nhiệt độ được.
- Bệnh nhân đang điều trị về bệnh tai.
- Sử dụng nhiệt kế khi nhiệt độ cơ thể và nhiệt kế ổn định trong cùng 1 môi trường từ 15-20 phút mới bắt đầu đo.
- Vệ sinh tai sạch sẽ đồng thời luôn giữ sạch đầu đo để có kết quả chính xác nhất