Trong lúc bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị vừa sang thăm Ấn Độ và liên tục dùng những từ hoa mỹ như “hàng xóm thân thiện” thì báo chí Ấn Độ phát hiện: Trung Quốc đang tuyên truyền nói xấu Ấn Độ tại Nepal (quốc gia nằm dưới chân dãy Himalaya nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ).
Xúi dân Nepal ghét Ấn Độ
Nếu là láng giềng tốt của Ấn Độ như ông Vương Nghị nói thì Trung Quốc không thể xây dựng chiến lược nói xấu Ấn Độ ở những quốc gia chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Ấn Độ, như Nepal.
Biên giới Ấn Độ – Nepal căng thẳng gần đây vì Trung Quốc? |
Nguồn của SSB nói từ một số ít, các trung tâm của Trung Quốc đã tăng lên nhiều lần trong 3-4 năm qua. Học viên nói rằng họ đã học được về một xu hướng của các cuộc thảo luận chống Ấn Độ trên các kênh FM. Các nguồn tin cho biết các trung tâm học tập của Trung Quốc được tập trung chủ yếu ở các huyện biên giới như Kanchepuru, Kailalo, Bardiya, Bankey, Daang và Kapilavastu, nơi nhận thức của người dân còn kém.
Avinash Chandr, một người của SSB nói rằng sau khi các trung tâm hoạt động thì biên giới giữa Ấn Độ và Nepal vốn hòa bình hữu hảo đã trở nên bất ổn. Chandra cho biết các cột mốc dọc theo biên giới đã bị bật gốc trong vài năm qua. “SSB đã phải tăng số tiền đồn biên giới lên 176 và triển khai thêm nhân lực, đẩy mạnh việc giám sát dọc theo biên giới”, Chandra nói.
Chiến lược bao vây Ấn Độ của Trung Quốc
Ấn Độ luôn phải cảnh giác Trung Quốc |
Ngoài ra, Ấn Độ còn khó chịu khi Trung Quốc ủng hộ Pakistan trong các tranh chấp biên giới với Ấn Độ. Đó là trên cạn và ngoài biển, Trung Quốc đang có kế hoạch phô trương sức mạnh hải quân tại Ấn Độ Dương, cửa ngõ ra biển tại Ấn Độ.
Bắc Kinh đã xây dựng cảng cho 2 nước láng giềng khác của Ấn Độ – tại Hambanttota ở Sri Lanka và Gwadar ở Pakistan. Trước đó, Trung Quốc đã hiện diện tại các địa điểm xây dựng cảng trên vùng biển phía đông Ấn Độ, đặc biệt là ở Myanmar và Bangladesh. Họ cũng liên hệ với Maldives để xây một quân cảng trên quần đảo nằm trên tuyến biển lưu thông giữa Ấn Độ ra vùng biển phía Tây.
Theo motthegoi.vn