Daflon! Suy tĩnh mạch (đau chân, nặng chân, phù chân, giãn tĩnh mạch, sau viêm tĩnh mạch, vọp bẻ (chuột rút): 2 viên/ngày, chia làm 2 lần vào buổi trưa và buổi tối trong các bữa ăn.
Viên bao 500 mg: Hộp 30 viên.
1.Thành phần
Mỗi 1 viên:
Phân đoạn flavonoide tinh khiết, dưới dạng vi thể 500mg, tương ứng Diosmine 450mg, tương ứng Hespéridine 50 mg.
2.Dược lực học
Thuốc trợ tĩnh mạch và bảo vệ mạch máu.
a)Về dược lý
Daflon 500 mg có tác động trên hệ thống mạch máu trở về tim:
Ở tĩnh mạch, thuốc làm giảm tính căng giãn của tĩnh mạch và làm giảm ứ trệ ở tĩnh mạch.
Ở vi tuần hoàn, thuốc làm bình thường hóa tính thấm của mao mạch và tăng cường sức bền của mao mạch.
b)Về dược lý lâm sàng
Các nghiên cứu mù đôi có kiểm soát trong đó sử dụng các phương pháp cho ph p quan sát và đánh giá hoạt tính của thuốc trên động lực máu ở tĩnh mạch đã xác nhận các đặc tính dược lý của Daflon 500 mg trên người.
Tương quan giữa liều dùng và hiệu lực:
Mối tương quan liều dùng/hiệu lực, có ý nghĩa đáng kể về phương diện thống kê, được thiết lập dựa trên các thông số của phương pháp ghi biến đổi thể tích của tĩnh mạch, dung kháng, tính căng giãn và thời gian tống máu. Các kết quả cho thấy rằng tương quan tốt nhất giữa liều dùng và hiệu lực thu được khi dùng 2 viên/ngày.
Tác động trợ tĩnh mạch:
Thuốc làm tăng trương lực của tĩnh mạch: Dùng máy ghi biến đổi thể tích cho thấy có sự giảm thời gian tống máu ở tĩnh mạch.
Tác động trên vi tuần hoàn:
Các nghiên cứu mù đôi có kiểm soát cho thấy rằng có sự khác nhau đáng kể về mặt thống kê giữa thuốc và placebo. Ở bệnh nhân có các dấu hiệu mao mạch bị giòn, dễ vỡ, thuốc làm tăng cường sức bền của mao mạch được đo bằng phương pháp đo sức bền của mạch máu (angiosterrométrie).
Trên lâm sàng:
Các nghiên cứu mù đôi có kiểm soát cho thấy thuốc có tác động điều trị trong bệnh tĩnh mạch, trong điều trị suy tĩnh mạch mãn tính chi dưới, chức năng và thực thể.
3.Dược động học
Ở người, sau khi uống thuốc với diosmine được đánh dấu với carbone 14:
Bài tiết chủ yếu qua phân và bài tiết qua nước tiểu trung bình khoảng 14% so với liều dùng.
Thời gian bán thải là 11 giờ.
Thuốc được chuyển hóa mạnh, được ghi nhận qua sự hiện diện của nhiều acide phénol khác nhau trong nước tiểu.
4.Chỉ định
Điều trị các triệu chứng có liên quan đến suy tuần hoàn tĩnh mạch bạch huyết (nặng chân, đau, chân khó chịu vào buổi sáng sớm).
Điều trị các dấu hiệu chức năng có liên quan đến cơn đau trĩ cấp.
5.Thận trọng
Cơn đau trĩ cấp: Cần phân biệt với các bệnh hậu môn vì thuốc không thể thay thế được các trị liệu chuyên biệt cho các bệnh hậu môn khác. Điều trị ngắn hạn. Nếu các dấu hiệu vẫn dai dẳng, phải khám nghiệm trực tràng và xem xét lại sự trị liệu.
6.Có thai
Các nghiên cứu ở động vật cho thấy thuốc không có khả năng gây quái thai. Mặt khác, ở người, cho đến nay không có một tác dụng xấu nào được ghi nhận.
7.Nuôi con bú
Do không có số liệu về khả năng thuốc có qua được sữa mẹ hay không, khuyên các bà mẹ không nên cho con bú trong thời gian điều trị.
8.Tác dụng phụ
Một số trường hợp gặp rối loạn tiêu hóa và rối loạn thần kinh thực vật nhẹ, không cần phải ngưng điều trị.
9.Liều lượng
Suy tĩnh mạch (đau chân, nặng chân, phù chân, giãn tĩnh mạch, sau viêm tĩnh mạch, vọp bẻ (chuột rút): 2 viên/ngày, chia làm 2 lần vào buổi trưa và buổi tối trong các bữa ăn.
Cơn đau trĩ cấp tính: 6 viên/ngày, trong 4 ngày đầu ; sau đó 4 viên/ngày, trong 3 ngày; duy trì 2 viên/ngày.
Trĩ mạn tính: 2 viên/ngày.
Read more: http://www.dieutri.vn/d/9-11-2011/S1686/Daflon.htm#ixzz34WX5xzkR
Filed under: Thuốc Tây Tagged: Daflon
2014-06-16 20:39:10
Nguồn: http://khoahocvadoisong.wordpress.com/2014/06/17/daflon/