Lễ vật trong lễ ăn hỏi gồm những gì?
Wednesday, June 18, 2014 10:55
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Dịch vụ ăn hỏi trọn gói được cho là nghi lễ quan trọng thứ hai sau lễ cưới. Trong ngày lễ ăn hỏi chú rể và gia đình nhà trai sẽ cử đại diện mang sính lễ sang nhà gái để bày tỏ mối thiện tình muốn kết nghĩa thông gia.
Đồng ý tổ chức lễ ăn hỏi và đón tiếp nhà trai nghĩa là nhà gái cũng đã đồng ý chàng con rể tương lai. Hai bên gia đình sẽ cùng nhau bàn bạc, chọn ngày lành tháng tốt để cử hành hôn lễ cho các con.
Sính lễ trong ngày ăn hỏi được người xưa coi là một phần lễ vật để nhà trai tỏ lòng biết ơn tới các bậc phụ huynh của cô dâu vì đã có công sinh thành, dưỡng dục và đồng ý gả con gái đi. Dù lễ ăn hỏi ngày nay đã có những thay đổi theo phong trào cưới hỏi mới, nhưng lễ vật tráp ăn hỏi rồng phượng trong ngày ăn hỏi vẫn phải bao gồm những sính lễ quen thuộc.
1. Trầu cau
Trầu cau từ lâu đã tồn tại trong dân gian với ý nghĩa là cặp hình tượng biểu trưng cho tình nghĩa vợ chồng keo sơn gắn bó. Chính vì vậy sính lễ trong lễ ăn hỏi không thể thiếu trầu cau. Phông hoa giấy
2. Cặp bánh âm dương
Lễ vật trong ngày ăn hỏi thường phải có cặp bánh âm dương. Gọi là cặp bánh âm dương không có nghĩa sính lễ chỉ bao gồm một cặp bánh mà nó mang ý nghĩa các loại bánh đem sang nhà gái phải là nhiều cặp bánh có đôi có cặp. Một số tỉnh thành chọn bánh cốm và bánh phu thê (còn gọi là bánh su sê), trong khi đó một số địa phương khác lại chọn bánh chưng và bánh dày làm lễ vật mang sang nhà gái trong ngày ăn hỏi.
3. Chè, thuốc và rượu
Chè, thuốc và rượu là những sính lễ thường thấy trong ngày ăn hỏi. Tùy vào từng vùng miền mà lễ vật là các loại chè, thuốc và rượu khác nhau, ví dụ như chè thì có chè ướp hương bưởi, chè hương sen, chè Ô Long,…
4. Gà hoặc lợn quay
Một số tỉnh thành phía Bắc thường chọn cặp gà sống (một trống một mái) để mang sang nhà gái, một số địa phương khác trong đó có Hà Nội và hầu khắp các tỉnh miền Nam lại chọn lợn sữa quay.
5. Một số lễ vật khác
Vào ngày lễ ăn hỏi, nhà trai thường phải kèm theo lễ vật một số tiền gọi là tiền dẫn cưới. Tiền dẫn cưới không có quy định rõ là bao nhiêu mà tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, với ý nghĩa nhà trai muốn chia sẻ một phần kinh phí tổ chức đám cưới với nhà gái.
Hoặc trong sính lễ của người miền Bắc một số nơi còn có thêm hạt sen, trong khi đó ở miền Nam thường lại phải có xôi.