Các chuyên gia về tim mạch tại Anh cho biết rằng, từ trước tới nay, những ảnh hưởng của không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ là không rõ ràng. Những báo cáo phân tích dữ liệu tại Anh chỉ ra, không khí ô nhiễm chỉ có tác hại lên người già.
Nhóm nghiên cứu từ Trường Y Vệ sinh Nhiệt đới London đã phân tích những thông tin dữ liệu thu được từ Anh và Wale từ năm 2003 đến 2009 và đã tìm ra được mối liên hệ giữa các bệnh tim mạch và không khí ô nhiễm.
Họ chứng minh được, rằng ô nhiễm không khí có liên quan mật thiết đến chứng rối loạn nhịp tim (nhịp tim đập không bình thường) và máu vón cục tại phổi. Liên hệ đó xảy ra mạnh mẽ nhất với những người trên 75 tuổi và trên phụ nữ, theo trưởng nhóm nghiên cứu bác sĩ Ai Milojevic.
Bà cho biết thêm: “Thông điệp chính của chúng tôi ở đây là chúng tôi không tìm thấy bằng chứng cụ thể rằng, không khí ô nhiễm tác động lên các cơn đau tim và đột quỵ, tuy nhiên những căn bệnh này cuối cùng cũng chỉ là hình mẫu của máu đông vón cục mà thôi”.
Bình luận về nghiên cứu này, trên tạp chí Heart, đại diện Heart Foudation của Anh cho biết rằng, những nghiên cứu trước đó đã đưa ra bằng chứng về sự có mặt của không khí ô nhiễm trong những tác nhân gây nên các bệnh về tim mạch và tuần hoàn máu, trong đó có cả bệnh đau tim, và nó còn gây nên những tác hại nguy hiểm hơn lên người già.
Tuy rằng, nghiên cứu này hơi đi xa quá trong việc khẳng định mối liên quan giữa bệnh tim và không khí ô nhiễm. tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận mối liên hệ này không có cơ sở. Cần thực hiện thêm nhiều cuộc điều tra và nghiên cứu để tìm ra những bằng chứng rõ ràng hơn với giả thiết được đặt ra này.
/* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:”"; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:5.0pt; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:5.0pt; mso-para-margin-left:0in; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:”Calibri”,”sans-serif”; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:”Times New Roman”; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:”Times New Roman”; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}