(Shutterstock*)
Trong y học Trung Hoa, chu kỳ kinh nguyệt hằng tháng của phụ nữ là một ví dụ khác về cơ chế hoạt động của âm dương trong cơ thể con người để duy trì sự cân bằng. Từ một quan điểm của y học Trung Quốc, chu kỳ kinh nguyệt có 4 giai đoạn và có một sự tiến triển từ âm sang dương trong chu kỳ này.
Âm đại diện cho vẻ nữ tính, tính chất lạnh và sự tĩnh lặng. Thuộc tính âm của cơ thể bao gồm các chất lỏng, chẳng hạn như máu, chất nhầy cổ tử cung (4-6 ngày trước khi rụng trứng, phụ nữ sẽ có một chất thải dính giống như lòng trắng trứng), và dịch nhầy. Phần âm của chu kỳ là thời gian giữa lúc hành kinh và giai đoạn rụng trứng. Ảnh hưởng của tính dương tăng lên khi quá trình rụng trứng đến gần. Rụng trứng là giai đoạn biến chuyển từ âm sang dương. Nửa sau của chu kỳ, giai đoạn sau rụng trứng, được coi là dương.
Dương được coi là nam tính, mang tính nóng và sự chuyển động. Lưu ý rằng, nhiệt độ của phụ nữ tăng lên cùng với sự rụng trứng và vẫn cao nếu người đó mang thai. Điều này cho thấy dương (nóng lên) ảnh hưởng đến cơ thể của phụ nữ. Thuộc tính dương của cơ thể cũng bao gồm sự tuần hoàn máu, xuất tinh và sự vận động của tinh trùng.
Jennifer Dubowsky là một chuyên gia châm cứu đã có giấy phép hành nghề (LAc) tại trung tâm thành phố Chicago, Illinois, kể từ năm 2002. Dubowsky đã có bằng Cử nhân Khoa học trong lĩnh vực vận động học tại trường Đại học Illinois ở Chicago và Thạc sĩ Khoa học về Đông y tại Trường Cao đẳng Châm cứu Tây Nam ở Boulder, Colorado. Trong quá trình nghiên cứu, cô đã hoàn thành một khóa thực tập tại Bệnh viện Hữu nghị Trung-Nhật ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Dubowsky đã nghiên cứu và viết các bài viết về y học Trung Quốc cũng như có các bài phát biểu về chủ đề này. Cô duy trì một trang website cá nhân về sức khỏe và y học Trung Quốc tại Blog Châm cứu Chicago. Cuộc phiêu lưu trong Y học Trung Quốc là cuốn sách đầu tiên của cô. Bạn có thể tìm hiểu thêm về cô tại www.tcm007.com.
* Hình ảnh của “biểu tượng âm dương” qua Shutterstock.
Theo vietdaikynguyen.com