ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,670,436,153
Stories: 8,333,890
Profile image
Tác giả: Tịnh Liên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Ngày Càng Nhiều Tín Hiệu Radio Bí Ẩn Từ Vũ Trụ
Tuesday, July 29, 2014 11:06
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Khoa học và vũ trụ

Vũ Trụ chứa đầy những bí ẩn thách thức vốn hiểu biết của nhân loại. Trong mục “Khoa học huyền bí” Đại Kỷ Nguyên thu thập những câu chuyện kỳ lạ để kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ đến. Liệu chúng có thật? Bạn là người quyết định

Đài quan sát Arecibo ở Puetro Rico. (Alessandro Cai qua Wikimedia Commons)

Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra những tín hiệu sóng radio rất nhanh đến từ nơi sâu thẳm ngoài không gian xa xôi và họ không xác định được nguồn phát ra.

Đầu tiên, các nhà khoa học phát hiện ra những xung tại Đài Thiên văn Parkes tại Australia, nhưng những tín hiệu này lại không được xác nhận bởi các kính thiên văn radio khác, mãi cho đến hiện nay.

Một đội ngũ tại Đài Thiên văn Arecibo thuộc tổ chức Puerto Rico đã phát hiện ra xung vào ngày 2 tháng 11 năm 2012. Arecibo tự hào là kính thiên văn radio nhạy nhất và lớn nhất, với đĩa phản xạ radio dài 305m và phủ trên diện tích 8ha.

“Kết quả của chúng tôi rất quan trọng vì nó loại bỏ bất cứ nghi ngờ nào, rằng những tín hiệu radio thực sự đến từ vũ trụ. Sóng radio cho thấy mọi dấu hiệu chứng tỏ nó đến từ nơi xa xôi nằm ngoài hệ ngân hà này của chúng ta – một triển vọng lý thú”- Victoria Kaspi, một Giáo sư Vật lý học thiên thể tại Đại học McGill, Montreal và là nhà  nghiên cứu hàng đầu của dự án bản đồ xung, dự án đã phát hiện ra tín hiệu radio nhanh ở trên.

Nguồn gốc kỳ lạ

Nguồn gốc chính xác của các tín hiệu radio đã đặt ra một ẩn đố mới cho các nhà vật lý học thiên thể. Không loại trừ khả năng là do các đối tượng thiên văn kỳ lạ, như những hố đen đang bay hơi, sự sát nhập của các sao nơron, hay do ánh sáng từ các magnetar – một loại sao nơron có trường trong lực cực mạnh.

“Khả năng khác, chúng là các tín hiệu sáng hơn các xung khổng lồ quan sát được từ một vài ẩn tinh”- theo James Cordes, một Giáo sư Thiên văn học của Trường Đại học Cornell và là đồng tác giả của nghiên cứu mới xuất bản trên Astrophysical Journal.

Trong khi các tín hiệu radio nhanh chỉ kéo dài một vài phần nghìn giây và hiếm khi phát hiện thấy, thì một đội ngũ quốc tế của các nhà khoa học lại báo cáo rằng phát hiện của Arecibo xác nhận những ước đoán trước đó rằng những tín hiệu vũ trụ kỳ lạ này xuất hiện khoảng 10.000 lần mỗi ngày trên khắp bầu trời.

Các con số đáng kinh ngạc trên được rút ra nhờ tính toán khoảng bầu trời quan sát được, và thời gian quan sát, để đi đến một vài phát hiện cho đến nay đã được báo cáo lại.

“Độ sáng và thời gian diễn ra của sự kiện này, và tỉ suất xuất hiện tín hiệu được rút ra, tất cả đều tương đồng với đặc tính của các tín hiệu được phát hiện trước đó bởi kính thiên văn Parkes, Úc”- theo Laura Spitler, tác giả chính của bài báo mới. Spitler hiện là một nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Viện Max Planck về Thiên văn học Radio tại Bonn, Germany, và từng là một tiến sĩ khi nghiên cứu mới được tiến hành.

Các tín hiệu dường như đến từ bên ngoài Hệ Ngân Hà của chúng ta, dựa trên cơ sở phép đo một hiệu ứng gọi là phân tán plasma. Các xung đi trong vũ trụ được phân biệt với các xung nhiễu nhân tạo nhờ vào hiệu ứng electron giữa các vì sao, một hiệu ứng khiến các sóng radio di chuyển chậm hơn ở một tần số sóng vô tuyến thấp hơn.

Có ba lần đo được độ tán sắc cực đại từ các tín hiệu được phát hiện bởi kính thiên văn Arecibo, theo báo cáo của các nhà khoa học.

Phát hiện này nhờ vào cuộc điều tra Pulsar Arecibo L-Band Feed Array, cuộc điều tra với mục đích tìm kiếm một lượng lớn các mẫu ẩn tinh và để khám phá các vật thể hiếm hữu ích cho việc thăm dò các mặt cơ bản của vật lý sao nơron và kiểm tra lý thuyết vật lý trọng trường.

Các nỗ lực hiện nay đều theo phương pháp phát hiện các tín hiệu radio nhờ vào dùng kính thiên văn radio để quan sát những dải bầu trời rộng lớn giúp cho quá trình phân tích những dải bầu trời trên. Các kính thiên văn được làm tại Úc và Nam Phi cũng như kính thiên văn CHIME tại Canada có khả năng phát hiện ra các tín hiệu sóng radio nhanh; các nhà thiên văn học nói rằng những phương tiện này và các phương tiện mới khác có thể trải thảm cho nhiều phát hiện và những hiểu biết sâu hơn về những hiện tượng bí ẩn trong vũ trụ.

Được tài trợ bởi European Research Council, National Science Foundation, Natural Sciences and Engineering Research Council of Canada, Fonds de recherche du Québec- Nature et technologies, và Canadian Institute for Advanced Research, cùng các tổ chức khác.

Theo vietdaikynguyen.com

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.