ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: yellow_lotus
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Nước Trên Trái Đất Đều Có Nguồn Gốc Ngoài Không Gian?
Wednesday, July 2, 2014 0:01
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


467090881

Ảnh một hố thiên thạch chứa đầy nước trên Trái Đất. (Thinkstock)

Một sao chổi có chứa đủ lượng nước để làm đầy một cái hồ nhỏ đã phát nổ gần mặt trời vào năm 2000. Đây là một bất ngờ lớn, qua đó cung cấp cho các nhà thiên văn học bằng chứng xác thực đầu tiên ủng hộ cho một lý thuyết gây mâu thuẫn rằng lượng nước trên Trái Đất có thể đến từ các sao chổi hàng tỷ năm về trước.

Lượng nước trên sao chổi này được cho là có cùng cấu tạo đồng vị với nước trên Trái Đất. Việc ước lượng thể tích nước nó mang theo đã được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Đài Thiên Văn Solar and Heliospheric, một dự án được phối hợp thực hiện bởi NASA và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA). Họ đã nhìn thấy đám mây khí hydro được phát phóng ra khi sao chổi phát nổ.

linearcu1_strip

Sao chổi chứa nước LINEAR phát nổ vào tháng 8/2000, chụp bởi Kính Viễn Vọng Không Gian Hubble. (NASA)

“Ý tưởng cho rằng sao chổi ươm mầm sống trên Trái Đất bằng nước và các nền tảng phân tử thiết yếu hiện đang được tranh luận rất gay gắt, và đây là lần đầu tiên, chúng tôi đã nhìn thấy một sao chổi với cấu tạo phù hợp hội đủ tiêu chuẩn này”- Michael Mumma của Trung tâm Hàng không Vũ trụ Goddard của NASA nói, theo trang web của NASA. Nước đã được phát hiện trong nhiều phần của không gian vũ trụ, nhưng khác với nước trong sao chổi này, nó không có cùng cấu tạo đồng vị như ở trên Trái Đất.

Vào năm 2011, các nhà khoa học đã tìm thấy bể chứa nước lớn nhất và xa nhất trong vũ trụ, nó tương đương với 140 nghìn tỷ lần tổng lượng nước trong đại dương của chúng ta. Nó được tìm thấy bao xung quanh một hố đen gọi là chuẩn tinh (quasar) cách chúng ta khoảng 12 tỷ năm ánh sáng.

574346main_universe20110722-43_946-710

Một ảnh minh họa khái niệm của một chuẩn tinh, giống với APM 08279+525, nơi các nhà thiên văn phát hiện được một lượng lớn hơi nước. (NASA/ESA)

“Môi trường xung quanh chuẩn tinh này là cực kỳ đặc thù ở chỗ nó sản xuất khối lượng nước cực lớn”- Matt Bradford, nhà khoa học tại Phòng Thí nghiệm Phản nlực Máy bay của NASA, phát biểu trong một thông cáo báo chí của NASA. “Đây là một minh chứng mới nhất cho thấy rằng nước thâm nhập khắp vũ trụ, thậm chí vào thời kỳ sớm nhất”.

Tương tự vào năm 2011, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra các đại dương chứa nước bao bọc lấy một ngôi sao nhỏ. Một hệ mặt trời sẽ dễ dàng kiến tạo xung quanh ngôi sao, cách chúng ta 175 năm ánh sáng. Lượng nước khổng lồ tìm thấy xung quanh nó gợi ý rằng các hành tinh phủ nước tương tự như Trái Đất cũng có thể tồn tại phổ biến trong vũ trụ-  NASA nói.

pia14870-640

Ảnh minh họa khái niệm của một cái đĩa tạo hành tinh băng xung quanh một ngôi sao trẻ gọi là TW Hydrae, nằm cách chúng ta khoảng 175 năm ánh sáng ở chòm sao Trường Xà. (NASA/JPL-Caltech)

Vì cơ thể người có thành phần chủ yếu là nước, nên nghiên cứu về nguồn gốc của nước trên Trái Đất cũng chính là nghiên cứu về nơi mà vật chất trong cơ thể chúng ta bắt nguồn.

 

 

Theo vietdaikynguyen.com

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.