ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: yellow_lotus
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Thành Phố Rạn San Hô Cổ Đại Kỳ Bí Nan Madol
Wednesday, July 30, 2014 17:44
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Ngoài khơi đảo Pohnpei ở Liên bang Micronesia là nơi tọa lạc của thành phố cổ đại Nan Madol, thành phố cổ đại duy nhất từng được xây dựng trên một rạn san hô. Bao gồm một tập hợp gần 100 nền đá phủ san hô nằm bên trên các hòn đảo nhân tạo được chia cắt bởi hệ thống kênh nước hẹp và vây quanh bởi một con đê biển ở phía bên ngoài, Nan Madol thật sự là một kỳ quan kiến trúc. Dẫu có một tầm cỡ xây dựng đáng kể, nhưng lại không có ghi chép nào về thời điểm xây dựng, nguồn gốc của những tảng đá khổng lồ, và cách thức vận chuyển chúng, cũng như lý do mà nó được xây dựng bên trên một rạn san hô.

Bằng chứng cho thấy các dấu hiệu cư trú của con người trên quần đảo này đã có niên đại từ thế kỷ thứ nhất hoặc thứ hai TCN, nhưng thời gian khởi công xây dựng chính xác của các hòn đảo nhỏ nhân tạo vẫn còn là một dấu hỏi. Các giả thiết cho rằng nó có thể được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 11 SCN, với vai trò như một trung tâm tổ chức nghi lễ, nghi thức cho các nhà thống trị của Triều đại Saudeleur. Triều đại Saudeleur là chính phủ có tổ chức đầu tiên đã liên kết những người dân của đảo Pohnpei, tồn tại từ khoảng năm 1100 đến 1628 SCN. Tuy nhiên, thời đại này là thời kỳ kế tiếp của Mwehin Kawa (“thời kỳ xây dựng”) và Mwehin Aramas (“thời kỳ sinh sôi”).

Theo nhận định của Gene Ashby trong quyển sách “Pohnpei, Hòn đảo tàu buôn” của ông, cái tên Nan Madol có nghĩa là “các khoảng cách ở giữa”-  ám chỉ các kênh đào bắt chéo nhau xuyên qua khu tàn tích này. Tuy nhiên, tên truyền thống của nó là Soun Nan-leng (San Hô của Thiên Đường).

Tổng diện tích đất rào là 75 hécta. Nền móng của các hòn đảo nhỏ này được xây dựng bằng các tảng đá mòn bazan khổng lồ, trên đó xây các bức tường rào bao quanh sử dụng đá cột trụ bazan ốp theo kiểu ngang dọc với nền san hô vụn. Tường cao 15 mét và dày đến 5 mét. Mỗi tảng đá có trọng lượng trung bình khoảng 5 tấn, với một số nặng gần 50 tấn. Người ta ước lượng rằng tổng khối lượng các cột trụ đá bazan kiến tạo nên thành phố này có thể nặng đến 750.000 tấn.

Đã phát hiện được các khu vực mỏ đá tiềm năng xung quanh hòn đảo, nhưng nguồn gốc chính xác của các tảng đá kiến tạo nên Nan Madol hiện vẫn chưa được xác nhận. Thực tế là không có mỏ đá nào ở khu vực lân cận này đã ám chỉ rằng các tảng đá phải được vận chuyển đến địa điểm này từ nơi khác. Điều đáng kinh ngạc hơn cả là việc những người xây dựng có thể hoàn thành nhiệm vụ mà không có sự hỗ trợ của hệ thống ròng rọc, đòn bẩy, hoặc kim loại trong quá trình thi công.

Nan Madol (CT Snow từ Wikimedia Commons)

Hầu hết người dân đảo Pohnpei vẫn tin rằng, thành phố Nan Madol đã khởi nguồn với sự xuất hiện của hai anh em phù thủy sinh đôi Olisihpa và Olosohpa từ khu vực Western Katau huyền bí. Hai anh em được cho là cao hơn rất nhiều so với người Pohnpei bản địa. Hai người đã tìm một nơi để xây một điện thờ để thờ phụng Nahnisohn Sahpw, vị thần chủ quản nông nghiệp. Hai anh em phù thủy đã xây dựng thành công một đền thờ tại Nan Madol, nơi họ tiến hành các nghi thức để làm các tảng đá lớn bay lên với sự giúp sức của một con rồng. Khi Olisihpa mất do tuổi già, Olosohpa đã trở thành người thống trị Saudeleur đầu tiên.

Các nhà sử học và khảo cổ học cho rằng các tảng đá khổng lồ có thể đã được chuyên chở trên các con bè vào các hòn đảo nhỏ. Tuy nhiên, phương tiện chính xác được sử dụng để vận chuyển các tảng đá khổng lồ từ các mỏ đá ở nơi xa, băng qua đất liền và biển đảo, rồi sau đó được dựng lên trên quần thể rặng đá phức hợp nơi đây hiện vẫn còn là một dấu hỏi lớn.

Theo UNESCO, thành phố Nan Madol là một “kiệt tác quan trọng toàn cầu của sự sáng tạo thiên tài” bởi nó cho thấy một nơi sinh sống với mức độ bảo tồn di chỉ, khả năng chỉ huy thi công,  và kế hoạch nghi thức tuyệt vời nhất của một quần thể kiến trúc ở khu vực Thái Bình Dương.

Bản đồ thành phố Nan Madol (Hobe/ Holger Behr từ Wikimedia Commons)

Triều đại Saudeleur bạo ngược

Nan Madol là nơi ở của tầng lớp thống trị thuộc triều đại Saudeleur và được sử dụng như một chiếc ghế quyền lực chính trị và nghi thức. Như một công cụ cai trị thần dân của họ, các nhà cai trị Saudeleur đã thúc ép các trưởng làng phải rời bỏ quê nhà và chuyển đến sinh sống ở thành phố để có thể tiện quan sát các hoạt động của họ một cách chặt chẽ hơn.

Những hòn đảo về phía đông bắc, đặc biệt là Nan Douwas, đã được sử dụng phục vụ các sự kiện nghi lễ và nghi thức, trong khi dần dần qua thời gian tất cả các hòn đảo trong bức tường biển (gần 60 đảo) lại trở thành khu chôn cất người chết. Các hòn đảo khác là khu vực hành chính và dân cư, và một số phục vụ cho mục đích đặc biệt, như là để chuẩn bị đồ ăn, sản xuất dầu dừa và chế tạo ca-nô.

Luật lệ nằm trong tay một người, đó là Saudeleur sống ở thành phố Nan Madol. Lãnh thổ, sản vật, và người dân của nó đều thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa Saudeleur, sau đó sẽ cho các tầng lớp địa chủ thuê đất để họ trực tiếp giám sát những người dân thường thu hoạch vụ mùa. Người dân thường được yêu cầu phải cống nạp địa chủ hoa quả và cá. Sự khó khăn trong công tác hậu cần của địa điểm này, như là không có nước ngọt và đất đai có khả năng trồng trọt, sẽ không phải là một vấn đề cho Saudeleur vì người dân của các hòn đảo sẽ mang về tất cả những thứ họ cần.

Triều đại Saudeleur cai quản các hòn đảo này trong hơn một thiên niên kỷ, dù vậy hiện nay không còn gì sót lại về họ ngoài các truyền thuyết và tàn tích đá bazan đen đổ nát. Không có đồ nghệ thuật, không có các bức khắc họa, và không có văn bản chữ viết sót lại. Kiến thức duy nhất còn sót lại là những điều đã được người Pohnpei truyền miệng nhau trong lịch sử, và họ đã miêu tả các lãnh chúa Saudeleur là những kẻ vô cùng sùng đạo, bạo ngược và tàn ác, nên những gì còn sót lại của nền văn minh này thường gây nên những cảm giác sợ hãi và mê tín đối với người dân Pohnpei.

Theo kho tàng kiến thức địa phương, sự sụp đổ sau cùng của những lãnh chúa Saudeluer là kết quả của ách cai trị và một hệ thống xã hội trung ương tập quyền ngày càng chuyên chế. Triều đại này đã bị chiến binh huyền thoại Isokelekel lật đổ vào năm 1628, người đến từ hòn đảo Kosrae 530 km về hướng đông, và cũng đã tạo ra hệ thống thủ lĩnh bộ lạc hiện đại Nahnmwarki mà hiện vẫn còn tồn tại theo nhiều cách khác nhau cho đến ngày nay ở năm thành phố tự trị trên đảo.

Nan Madol (CT Snow từ Wikimedia Commons)

Có nhiều phiên bản khác nhau ghi chép về những sự kiện chính xác trước, trong và sau cuộc xâm chiếm Nan Madol của Isokelekel; có ít nhất 13 phiên bản miêu tả về cuộc chiến đã được xuất bản và kể lại bởi người dân đảo Pohnpei. Trong hầu hết các phiên bản truyền thuyết, lãnh chúa Saudeleur đã trở nên bạo ngược và vua của nó đã xúc phạm đến Thần Sấm Sét vốn được người dân Pohpei tôn sùng. Thần Sấm Sét rời Pohnpei để đến Kosrae, nơi ngài đã thai nghén ra một con người bằng cách cho cô ăn một quả chanh. Mối liên hệ này đã hình thành nên bán thần Isokelekel, và ngay còn trong bụng mẹ cậu đã ý thức được sứ mệnh phải phục thù.

Có rất nhiều phiên bản kể về trận chiến giữa Isokelekel với lãnh chúa Saudeleur. Trong một phiên bản, các chiến binh của Isokelekel được trợ giúp bởi các loại vũ khí ẩn giấu có thể thình lình xuất hiện. Chiều hướng của trận chiến đảo cực nhiều lần, nhưng cuối cùng nghiêng về phía Isokelekel. Lãnh chúa Saudeleur sau đó đã phải thoái binh về đảo Pohnpei. Truyền thuyết kể lại rằng trận chiến kết thúc với việc lãnh chúa Saudeleur rút lui lên trên đồi đến một con suối, nơi ông đã biến thành một con cá và vẫn giữ nguyên trạng cho đến ngày nay. Isokelekel tiếp nhận dạnh hiệu Nahnmwarki và giành lấy chiếc ghế quyền lực của Nan Madol giống như triều đại Saudeleur trước ông.

Khi triều đại Nahnmwarki bắt đầu, lúc đầu các nhà thống trị mới cư trú ở Nan Madol nhưng họ cảm thấy không thể phụ thuộc vào việc bất cứ ai thường xuyên cung cấp thức ăn nước uống cho họ nên rốt cục họ đã trở về quận nhà của mình, từ đó rời bỏ thành Nan Madol mãi mãi.

Dưới bất kỳ phương diện nào, thành Nan Madol đều đáng kinh ngạc. Công sức cần thiết để xây dựng nó tuy có quy mô khổng lồ như vậy, nhưng người cư trú của đảo Pohnpei hiện tại lại sống trong các túp lều cỏ rất khiêm tốn. Điều gì giải thích cho sự tương phản to lớn này? Quan trọng hơn, lúc đầu thành phố này được xây dựng như thế nào? Thực tế là không hề có bất cứ ghi chép nào tồn tại về Nan Madol, đã cho chúng ta hiểu được rằng có lẽ chúng ta sẽ có thể không bao giờ biết được về những bí ẩn được chôn vùi bên trong những bức tường của thành phố rạn san hô rất đặc thù này.

 

 

 

Theo Vietdaikynguyen.com

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.