Xem hình ảnh cấu tạo cột sống ….
Thoát vị đĩa đệm nhiều tầng – một bệnh lý lâm sàng rất phức tạp, đa dạng, nhất là trường hợp khối lượng thoát vị quá to gây chèn ép tủy sống và đuôi ngựa.
Đây là chùm hội tụ nhiều rễ thần kinh thắt lưng – cùng gây đau đớn cho người bệnh tới cực điểm, đòi hỏi phải xử trí cấp cứu kịp thời.
Hậu quả do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
- Đau rễ thần kinh
Đau rễ phản ánh một quá trình tổn thương kích thích rễ thần kinh. Có thể do chèn ép cơ học (thoát vị đĩa đệm, chèn ép do xương); do viêm rễ, viêm ngoài màng cứng, viêm màng nhện của tủy sống; do u rễ. Đau rễ thần kinh thường đau theo dải, lan từ thắt lưng xuống chân, tương ứng với vùng phân bố của rễ thần kinh. Đau rễ xuất hiện sau giai đoạn đau thắt lưng cục bộ, đau tăng lên khi đi lại, đứng lâu, ngồi lâu. Đau dội mạnh lên khi ho, hắt hơi, rặn đại tiện. Nằm nghỉ tại giường lại giảm đau nhanh chóng. Đó là kiểu đau mang tính chất cơ học, thường gặp trong cơ chế xung đột giữa đĩa đệm với rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm.
Đau rễ lại xuất hiện khi đi được một đoạn làm bệnh nhân phải dừng lại để nghỉ. Khi đi tiếp một đoạn nữa, đau lại xuất hiện, buộc bệnh nhân phải nằm nghỉ. Người ta gọi đó là hội chứng đau khập khễnh cách hồi.
Trường hợp đau một rễ thần kinh thường gặp trong thoát vị đĩa đệm tầng L4 – L5 (đốt thắt lưng 4 – 5) và thoát vị đĩa đệm L5 – S1 (đốt thắt lưng 5 – xương cùng thứ nhất). Trường hợp thoát vị đĩa đệm hai tầng sẽ gây đau hai rễ thần kinh, thường gặp ở hai đĩa đệm cuối là L4 – L5 và L5 – S1 vì đây là đoạn bản lề của cột sống thắt lưng, nơi chịu sức ép mạnh của tải trọng phần trên cơ thể và sự chuyển động của cột sống về nhiều phía.
Rối loạn cảm giác thường gặp là giảm cảm giác nông (nóng, lạnh, xúc giác) ở những khu vực khoang da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương. Đây là biểu hiện mức độ tổn thương sâu sắc của rễ thần kinh.
- Rối loạn vận động: bại và liệt cơ ở hai chân do rễ thần kinh chi phối.
-
Rối loạn cơ thắt: trong tổn thương các rễ vùng xương cùng (rễ S3, S4, S5) có biểu hiện lúc đầu bí tiểu sau đái dầm dề, luôn luôn có nước tiểu chảy rỉ ra một cách thụ động do liệt cơ thắt kiểu ngoại vi không giữ được nước tiểu.
Ngoài các triệu chứng trên, thầy thuốc chuyên khoa thần kinh có những nghiệm pháp khám khách quan như rối loạn phản xạ, rối loạn thần kinh thực vật…
- Các giai đoạn tiến triển của thoát vị đĩa đệm.
Và hội chứng đuôi ngựa
Tủy sống tận cùng ở ngang mức đốt sống thắt lưng 2 (L2). Tiếp theo khoanh tủy cuối là nón cùng (hình tam giác giống như cái nón). Đuôi ngựa là hội tụ của các rễ thần kinh thắt lưng cùng, gồm các rễ L2, L3, L4, L5, S1, S2, S3, S4, S5 chi phối thần kinh vận động, cảm giác và dinh dưỡng cho các cơ quan trong chậu hông và hai chân.
Trường hợp đau nhiều rễ thần kinh do chèn ép của khối thoát vị đĩa đệm lớn, nhiều tầng tạo nên bảng lâm sàng như là một khối u, được gọi là hội chứng đuôi ngựa. Đau nhiều rễ cũng ít gặp nhưng rất quan trọng vì thường là khởi đầu của bệnh cảnh hội chứng đuôi ngựa do khối thoát vị đĩa đệm lớn (thể giả u) chèn ép đuôi ngựa. Đặc điểm lâm sàng là đau khốc liệt, người bệnh không thể chịu nổi, đòi hỏi cấp cứu về thần kinh. Đau lại kèm theo liệt cơ, mất cảm giác, rối loạn cảm giác…
Có 3 hội chứng đuôi ngựa tùy theo tầng thoát vị đĩa đệm, có các hội chứng khác nhau:
Hội chứng đuôi ngựa trên: liệt ngoại vi toàn bộ ở hai chân, rối loạn cảm giác hai chân từ nếp bẹn trở xuống, rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi. Thể này ít gặp vì thoát vị đĩa đệm ở đoạn cao (L1 – L2 và L2 – L3) ít có điều kiện xảy ra.
Hội chứng đuôi ngựa dưới: do thoát vị đĩa đệm L5 – S1, có rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi, rối loạn cảm giác vùng đáy chậu, không có liệt hoặc chỉ liệt một số động tác của bàn chân (rễ L5, S1, S2).
Hội chứng đuôi ngựa giữa: thường gặp do thoát vị đĩa đệm L3 – L4 và L4 – L5. Liệt gấp cẳng chân, liệt các động tác của bàn chân và ngón chân, mất cảm giác toàn bộ ngón chân; mất cảm giác toàn bộ cẳng chân, bàn chân, mặt sau đùi và mông; rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi.
Chẩn đoán xác định viêm đa rễ thần kinh dựa trên cơ sở lâm sàng và các kỹ thuật cận lâm sàng như chụp Xquang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ…
- Thoát vị đĩa đệm gây nhiều rối loạn khác nhau.
Chữa trị bằng các biện pháp kết hợp
Chế độ vận động: trong thời kỳ cấp tính, nằm nghỉ tại giường là nguyên tắc quan trọng đầu tiên. Tư thế nằm ngửa trên ván cứng, có đệm ở vùng khoeo làm co nhẹ khớp gối và khớp háng.
Điều trị vật lý và các liệu pháp phản xạ: bao gồm phương pháp nhiệt như chườm nóng (túi nước, muối rang, cám rang, lá lốt, lá ngải cứu nóng); dùng các dòng điện tại khoa vật lý trị liệu, điều trị bằng laser; châm cứu.
Dùng thuốc: chủ yếu là dùng các loại thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ, an thần, trấn tĩnh thần kinh và vitamin nhóm B liều cao (B1, B6, B12). Các thuốc này đều có những chống chỉ định nên phải do thầy thuốc chuyên khoa sử dụng.
Các biện pháp điều trị đặc hiệu khác đều phải điều trị nội trú tại các trung tâm chuyên khoa thần kinh và phẫu thuật thần kinh.
Theo PGS. Vũ Quang Bích
SK&ĐS
Bài 2. Cách chữa trị thoát vị đĩa đệm cột sống
Thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra khi nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống. Những chấn thương như ngã ngồi, trượt chân, cố sức nâng vật nặng… có thể gây bệnh.
Các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống có thể xuất hiện ngay sau chấn thương hoặc vài tháng, thậm chí vài năm sau đó. Vì thế, phương pháp xác định bệnh hiệu quả nhất là chụp cộng hưởng từ MRI. Nếu chụp phim sẽ khó phát hiện do nhân keo đĩa đệm không cản quang, hoặc chỉ nhận ra qua những dấu hiệu như cột sống lệch trục, hẹp khoảng liên đốt sống. Lưu ý là có thể nhầm thoát vị đĩa đệm với bệnh thoái hóa đốt sống, viêm cột sống dính khớp, lao cột sống hay u rễ thần kinh.
Một số triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm cột sống:
- Đau lưng: cảm giác đau giảm khi nằm nghiêng và tăng khi ho hoặc đại tiện.
Đau khi gõ hoặc ấn vào khoảng liên đốt.
Đau tự nhiên vùng xung quanh gai sau. Nếu bệnh nặng có thể cảm giác đau lan xuống vùng mông và đùi.
Hạn chế cử động cột sống: không còn khả năng ưỡn của thắt lưng.
Không cúi được sâu: khoảng cách giữa ngón tay và mặt đất khi cúi người thả lỏng tay lớn hơn 50 cm.
Giảm vận động chân và giảm cảm giác vùng da chân. Trường hợp nặng có thể bị liệt.
Cách điều trị:
- Áp dụng xen kẽ việc nằm nghỉ trên nền cứng, bó bột, làm nóng tại chỗ bằng chiếu tia, xoa bóp.
Dùng thuốc giảm đau hoặc tiêm corticoid tại chỗ.
Dùng phương pháp kéo nắn cột sống giúp đẩy đĩa đệm về vị trí cũ.
Sau giai đoạn cấp, cần tránh những động tác quá sức như mang vác nặng, cúi gập người…
Khi có rối loạn vận động trầm trọng hoặc bị ép tủy, đã điều trị phục hồi 3 tháng nhưng không có kết quả, cần cắt là cột sống, cắt thoát vị, nạo đĩa đệm…
Làm giảm áp đĩa đệm bằng laser: dùng kim chọc vào nhân keo dưới sự hướng dẫn của X-quang tăng sáng 3 chiều. Dây dẫn của máy phát laser được luồn qua kim tới nhân. Khi phát tia, nhân keo bị tiêu hủy một phần nên co lại, làm giảm áp lực đè lên các dây thần kinh. Kỹ thuật này có thể áp dụng cho hầu hết các thoát vị đĩa đệm, trừ những trường hợp quá nặng như khối thoát vị quá lớn, trượt đốt sống…
Bác sĩ Nguyễn Minh Hồng, Sức Khỏe Gia Đình
Bài 3. Mẹo chữa khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm từ dân gian
… Không ít người đã dùng cây xương rồng trộn chung với muối để trị bệnh và điều kỳ diệu đã đến với họ. Dẫn chứng là ông Nguyễn Minh ( SN 1959 ), ngụ tại xã Xuân Đường, Huyện cẩm Mỹ, Tỉnh Đồng Nai. Khi đã mất khá nhiều thời gian và chi phí để chữa trị cho căn bệnh thoát vị đĩa đệm này mà vẫn không khả quan. Ông Minh đã tìm đến với phương thuốc dân gian kết hợp cây xương rồng và muối hột, chỉ trong thời gian ngắn thực hiện bài thuốc dân gian đơn giản này tại nhà, ông đã có thể đi lại một cách thoải mái, không còn cảm giác đau khi đứng lên hay ngồi xuống.
Bà Nguyễn Thị Lý ( SN 1958, vợ ông Minh) vui vẻ kể về quá trình chữa khỏi bệnh cho chồng bằng bài thuốc dân gian và cách thực hiện tại nhà chỉ trong vài tuần, bà kể, gia đình khó khăn nên không có điều kiện lo nhiều cho chồng, chồng nằm bệnh viện ngày nào thì bà phải chạy lo đủ thứ ngày đó, thấy thương vợ nên hai vợ chồng quyết định về quê, không nằm lại viện nữa. Được một người trong làng chỉ cho cách sử dụng cây xương rồng trộn với muối có thể chữa bệnh, bà nhanh chóng về thực hiện, thật bất ngờ là chỉ sau vài tuần, chồng bà đã có thể sinh hoạt lại bình thường.
Thực hiện bài thuốc như sau:
-Chuẩn bị khoảng 2 cây xương rồng nhỏ , bỏ vào 1 cái bao trộn chung với muối hột, sau đó đập dập xương rồng với muối.
-Chuẩn bị một nồi than đã được đốt, hơ hỗn hợp xương rồng và muối đã được đập nát cho đến khi hỗn hợp này nóng lên.
-Sau đó, đỗ hỗn hợp xương rồng và muối đã được hơ nóng lên trên một tấm khăn được lót sẵn ở giường, phủ thêm một tấm vải mỏng và cho người bệnh nằm trên tấm vải mỏng đó
-Nồi than đặt ngay dưới giường. Nằm trong vòng 30 phút là được. Làm liên tục như thế trong vài tuần, tùy vào cơ địa của mỗi người bệnh mà hiệu quả nhanh hay chậm.
Chắc chắn với mẹo chữa khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm từ dân gian này sẽ mang lại hiệu quả cho các bệnh nhân, bạn hãy thử nhé!
Filed under: Bệnh xương khớp Tagged: cột sống, thoát vị đĩa đệm