ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: yellow_lotus
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Triển Lãm Về Văn Hóa Samurai – Những Con Người Vốn Không Chỉ Là Chiến Binh
Thursday, July 17, 2014 17:53
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Samurai là điểm nhấn của một cuộc triển lãm lớn tại Viện Bảo tàng Quốc gia Victoria ở Melbourne. Utagawa Yoshitsuya, cái chết của Kusunoki Masatsura (thế kỷ 19), bức tranh họa bộ ba

Samurai là điểm nhấn của một cuộc triển lãm lớn tại Viện Bảo tàng Quốc gia Victoria ở Melbourne. Utagawa Yoshitsuya, cái chết của Kusunoki Masatsura (thế kỷ 19), bức tranh họa bộ ba

 

Một cuộc triển lãm mới về hình tượng của các samurai. Nhật Bản đã được ra mắt tại Viện Bảo tàng Quốc gia Victoria (NGV). Với chủ đề “Bushido: Con đường của võ sĩ đạo” đã đào sâu vào những nhận thức thông thường về samurai cũng như là thân thế của họ mà ít ai được biết. Chúng ta không chỉ đơn giản là ngắm nhìn những chiến binh trong cuộc triển lãm này mà còn là người làm nghệ thuật, những triết gia và những nhà thơ.

Những ai là samurai?

Tầng lớp samurai là một bộ phận của giới quý tộc Nhật Bản trong vòng hơn 800 năm.

Họ nổi tiếng khắp thế giới về kỹ năng chiến đấu, chuẩn mực đạo đức dựa trên danh dự, nghĩa vụ và lòng trung thành. Con đường của các samurai – hay gọi là bushido (võ sĩ đạo) – cũng bao hàm những hiểu biết sâu sắc về mỹ thuật và tinh hoa văn hóa. Nét đặc trưng được nuôi dưỡng mạnh mẽ của các samurai tự nó đã trở thành một hình thức văn hóa nghệ thuật.

Có lẽ khía cạnh nâng cao vị thế của các samurai chính là tinh hoa văn hóa, cũng chính là điều tạo nên sự hấp dẫn của các samurai. Từ đó họ trở thành biểu tượng mang ý nghĩa lịch sử trên toàn thế giới.

Triển lãm với hơn 200 hiện vật được đặt trong tủ trưng bày tại khuôn viên của bảo tàng vũ khí và trang phục quân đội. Hiện vật bao gồm phục sức trong nhà hát Noh, cuộn câu đối thư pháp, các hiện vật sơn mài và bộ đồ dùng pha trà.

Một số hiện vật quý hiếm chưa bao giờ được trưng bày ra công chúng trước đây, bao gồm một trong những hiện vật được trưng bày tại trung tâm của Bảo tàng NGV, đó là một bộ trang phục áo giáp được thiết kế công phu từ thời kỳ Edo (1603-1868).

Bên cạnh việc ngắm phục sức này, người xem còn có thể thao tác với màn hình cảm ứng với hình ảnh và thông tin về hiện vật, để tìm hiểu nhiều hơn về kết cấu của bộ áo giáp này, từ bộ râu được chế bằng bờm ngựa cổ đến các quy cách ráp nối các bộ phận của trang phục này.

d9mwsmpr-1404703163

Trang phục áo giáp (thế kỷ 18) bằng kim loại, gỗ, chất nhuộm, sơn mài, mạ vàng, tơ tằm, sợi bông, da, vật liệu kim loại (a-k), có kích thước tổng thể là 136.0×56.0×45.0 cm sau lắp đặt. Viện bảo tàng quốc gia Victoria, Melbourn. Món quà của quý bà Henry Darlot, 1888, 2066. a-k-D1A.

Những thiên sử ca chinh chiến thổi hồn vào cuộc sống thông qua các bức họa với kích thước lớn và các mộc bản được trưng bày trong bảo tàng. Một số bức họa được thể hiện dưới dạng hồi đoạn (như của vở kịch) kể về những câu chuyện lịch sử, trong khi một số bức họa khác lại miêu tả những chuyến phiêu lưu của các sumurai huyền thoại. Các nội dung hòa quyện đan xen thông qua hiện vật trưng bày đã tiết lộ cho chúng ta những bí mật về samurai  cũng như về bản thân các samurai.

Bên cạnh việc miêu tả lòng dũng cảm của samurai, cuộc triển lãm cũng trưng bày các vũ khí được sử dụng trong các trận chiến, việc lắp ráp các bộ phận của một loại vũ khí cũng là sự đột phá về kỹ năng: đầu tiên là cung và tên, sau đó với sự phát triển của công nghệ, với rất nhiều loại kiếm có vẻ ngoài khác nhau và sau nữa là các loại súng đã được chế tác.

Triển làm mang tính hình tượng về samurai này nhìn chung liên quan đến việc chiến đấu bằng kiếm, các loại kiếm của Nhật cũng như vũ khí và đồ vật mỹ thuật được thế giới đánh giá cao về chất lượng – các chiến binh samurai cũng có kỹ năng điêu luyện trong sử dụng cung tên.

Súng ngắn được một nhà buôn người Bồ Đào Nha giới thiệu vào năm 1543 và kỹ thuật chế tạo đã nhanh chóng được áp dụng ở Nhật Bản, những thợ rèn ở Nhật đã sớm sản xuất được súng. Cuộc triển lãm NGV đã giới thiệu loại súng hỏa mai của samurai trong bộ sưu tập các loại súng, những bức họa bằng gỗ cũng miêu tả các võ sĩ đạo sử dụng loại súng này.

Hình ảnh samurai

7h67ph2z-1404703009

Baron Raimund von STILLFRIED. (Võ sĩ đạo trong giáp phục) (c. 1875); (c. 1877-1880) {ảnh in} bức ảnh tráng bạc, nhuộm màu, kích cỡ 24.4×19.6cm (hình ảnh và khung) 26.1×21.3cm (hỗ trợ) Viện bảo tàng quốc gia ở Victoria, Melbourne. Được mua thông qua đơn vị thuộc Bảo tàng quốc gia Victoria với sự trợ giúp của  The Herald & Weekly Times Limited, Fellow, 2001 2001.9.

Bên cạnh những hiện vật và di hài mô tả cuộc chiến, người ta có thể thoáng nhìn thấy những người đàn ông của thời trước trong một bộ sưu tập nhỏ về những tấm ảnh hiếm hoi trong cuộc triển lãm này. Cũng có một số những hiện vật có liên quan minh họa triết lý sống cá nhân của họ và ảnh hưởng của họ đến xã hội.

Cũng như buổi trưng bày trang phục và mặt nạ ở rạp hát Noh, màn biểu diễn về trà đạo cũng xuất hiện, vì nghi lễ uống trà đã được các samurai thực hành như một nghi thức nghệ thuật tinh tế, thanh bình và mang tính phản xạ.

Biểu tượng văn hóa và tầm ảnh hưởng của các samurai có thể được thấy qua các hiện vật như bộ áo giáp samurai cỡ nhỏ với các chi tiết cầu kỳ phức tạp đã được trưng bày tại triển lãm. Đây là một ví dụ độc đáo của bộ áo giáp được trang trí công phu, những hiện vật tương tự như vậy dùng trong trang trí nhà cửa và các khu vực công cộng quanh Nhật bản mỗi năm, và dẫn tới lễ hội ‘Ngày của các chàng trai’ (vào ngày 05 tháng 05)

Bộ áo giáp y phục cỡ nhỏ đã biểu thị việc truyền cảm hứng và tinh thần chính nghĩa samurai cho  trẻ con (và cả bố mẹ) vốn là yếu tố thể hiện vị thế của samurai trong xã hội Nhật ngày nay, một vị thế không chỉ đơn thuần dựa vào những truyền thuyết trận mạc mà còn là vai trò người dẫn đường cho công chúng.

Trong thời kỳ Edo hòa bình, các samurai không được dùng cho chiến tranh, thay vào đó, họ giữ vị trí dân sự và hành chính trong xã hội.

Điều này được minh họa bằng một áo choàng thêu không tay được trang trí công phu của người lính chữa cháy, xuất hiện từ thời kỳ Edo, khi chính quyền Tokugawa thành lập lực lượng cứu hỏa samurai. Chiếc áo này được thêu với hai con gà trống lớn ngồi trên những cái trống dùng trong các cuộc chiến, một biểu tượng mà NGV giải thích rằng các samurai tin rằng để xua đi linh hồn quỷ dữ, như ban ngày xua đi bóng tối.

Những chi tiết phức tạp của các hiện vật này minh họa tinh hoa về văn hóa samurai và vị thế cao cấp của họ. Nó cũng tiết lộ những bí mật của những người thợ lành nghề và những ngành công nghiệp phát triển xoay quanh samurai.

Theo như hình ảnh thể hiện bản sắc văn hóa, sự quả cảm và danh dự của samurai, xung quanh là những sản vật được những người thợ thủ công tài nghệ khắc họa và còn được lưu giữ đến ngày hôm nay, và được hình tượng hóa qua các tác phẩm nghệ thuật làm say đắm lòng người, chúng ta không còn nghi ngờ gì về việc các võ sĩ đạo tiếp tục làm mê hoặc các nền văn hóa trên thế giới.

Cuộc triển lãm “Bushido: Con đường của võ sĩ đạo” được mở đến ngày 04 tháng 11 tại Viện bảo tàng quốc gia Victoria tại Melbourne.

Cathy Sell không làm việc cho, không tư vấn cho, không sở hữu cổ phần và cũng không nhận tài trợ từ bất cứ công ty hay tổ chức nào có thể được lợi từ bài viết này và cũng không có chi nhánh công ty liên quan. Bài biết này ban đầu được đăng trên tạp chí Conversation. Đọc bài viết gốc ở đây.

 

 

Theo vietdaikynguyen.com

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.