ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: khoahocvadoisong
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Vải thiều (5 bài)
Sunday, July 6, 2014 19:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Bài 1. Lợi ích chữa bệnh của quả vải thiều

Vải thiều là cây trồng phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới, đặc biệt là các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam , In-đô-nê-xi-a và Phi-li-pin. Vải thiều có hương vị đậm đà, không chỉ là loại hoa quả ngon mà có tác dụng chữa bệnh.

Ngăn ngừa quá trình phát triển của các tế bào ung thư:

Theo hai nghiên cứu của các chuyên gia ở Đại học Zhejiang Gon Shang và Đại học Tứ Xuyên (Trung Quốc) cho thấy: Trong quả vải thiều chứa chất flavonoid có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Ngoài flavonoid, trong quả vải còn chứa các loại vitamin C, đây là nguồn dưỡng chất mà cơ thể không thể sản xuất được, có tác dụng giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh ung thư, tim mạch. Ngoài ra nó còn tốt cho xương, da và các mô cơ thể giúp ngăn ngừa các chứng bệnh như cảm lạnh, sốt, viêm họng, giảm đau.

Giúp máu tuần hoàn:

Cùi quả vải có chứa nhiều hợp chất hữu ích giúp máu tuần hoàn. Trong phương pháp chữa bệnh cổ truyền của người Trung Quốc có đề cập, nếu ăn vải thường xuyên sẽ giúp máu tuần hoàn tốt, lợi tỳ, tốt cho người bệnh mới ốm dậy, suy nhược. Cùi vải khô là thuốc bổ nguyên khí có lợi cho sức khỏe phụ nữ và nhóm người cao niên. Theo nghiên cứu thì vải có tác dụng hạn chế tắc nghẽn mạch máu, phá hủy tế bào và giảm nguy cơ đột quỵ hơn 50%.

Tác dụng giảm đau:

Để giảm đau người ta dùng hạt quả vải to, bổ đôi, đồ qua nước sôi rồi phơi khô, có tác dụng giảm đau, sưng tinh hoàn, hệ thống thần kinh, dạ dầy, thoát vị bẹn, giảm sưng các tuyến trong cơ thể, lều dùng mỗi ngày 3-6 gam dưới dạng thuốc sắc. Trường hợp tinh hoàn đau có thể dùng hạt vải, vỏ quýt xanh, quả hồi, 3 thứ bằng nhau, sao vàng tán nhỏ, rây bột uống mỗi ngày 8 gam với rượu.

Chữa đau bụng:

Vải là loại quả chứa nhiều chất xơ nên có tác dụng rất tốt cho hệ thống tiêu hóa, hạn chế nguy cơ mắc bệnh táo bón, tiêu chảy. Ngoài ra có thể dùng hạt vải đốt (không cháy thành than) sau đó nghiền pha vào rượu uống (6gam/ngày) hoặc dùng vỏ quả vải, ô mai, ổi, mỗi loại 10 gam sắc uống sẽ có tác dụng chữa tiêu chảy.

Chữa đau răng:

Dùng múi vải giã nát với ô mai tạo thành cao, sau đó đắp lên vùng đau, hoặc giã nát múi vải, bổ sung hồ nếp cán thành cao dán lên mụn nhọt.

Lưu ý:

Vải là loại quả ngọt, dễ ăn, có tác dụng chữa bệnh tốt. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều trong một lúc, có thể gây nóng, rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể, gây hiện tượng dị ứng. Các triệu chứng thường thấy là buồn nôn, mồ hôi ra nhiều, khát, khô miệng, mệt mỏi và ở thể nặng có thể gây nhức đầu, mê man, nhất là trẻ nhỏ và nhóm người mắc bệnh tiểu đường.

Theo Khắc Nam (theo Net/HM), Báo Bắc Giang số 3037(6687), ra ngày 1-6-2010.

Bài 2. Vải thiều ngâm

Lâu nay, vải thiều được xếp vào hạng trái cây cao cấp. Trái vải có hình thức đẹp, ăn tươi rất ngon với mùi thơm đặc trưng nên thường được dùng làm quà biếu.

Năm nay, vải thiều trúng mùa, giá rất rẻ, còn gần một nửa so với những năm trước; tại TPHCM, giá trung bình chỉ 8.000 – 10.000 đồng/kg. Không thể bỏ lỡ cơ hội, “Vào bếp cuối tuần” kỳ này xin hướng dẫn bạn đọc cách làm vải thiều ngâm, món ăn tráng miệng rất dễ làm nhưng thơm ngon lại để lâu được (trong tủ lạnh).

Cách làm: Vải thiều mua về, lấy kéo cắt sát cuống, rửa sạch, để ráo nước. Lột vỏ trái vải, dùng dao có mũi nhọn khứa nhẹ theo chiều dọc, tách nhẹ lấy hột ra. Rửa lại nhẹ tay bằng nước đun sôi để nguội. Trong khi chờ vải thiều ráo nước, cho đường vào nồi, đổ một chén nước vào, lấy giá khuấy nhẹ trên bếp với lửa vừa.

Khi nước đường sôi lăn tăn, thử nước đường bằng cách múc lên rồi đổ lại trong nồi, khi thấy nước hơi sánh là bắc ra, để thật nguội. Xếp trái vải vào keo hay tô thủy tinh, đổ nước đường lên cho ngập mặt vải. Đậây kín bỏ vào tủ lạnh. Để cách một đêm cho đường và nước vải thẩm thấu.

Trình bày: Khi ăn, múc ra chén, đập đá vụn, bỏ vào. Miếng vải ăn ngọt thanh và vẫn giữ độ dòn, nước vải ngâm đậm đà hương vải. Vải ngâm dùng để đãi khách hoặc tráng miệng sau bữa ăn thì thật thanh lịch.

Xuân Hương

Bài 3. Nấu canh từ… vải thiều

Bạn vừa bao giờ nghĩ đến chuyện dùng quả vải thiều để nấu canh chưa? Hãy thử kết hợp với thịt gà và mướp đắng, bạn sẽ có món canh lạ miệng.

Nguyên liệu:

  • 10 quả vải thiều tươi
  • 1 quả mướp đắng
  • 2 cánh gà
  • Gừng, gia vị.

Cách làm

Cánh gà chặt thành miếng nhỏ, ướp với gia vị, hạt tiêu trắng, ba thìa rượu gạo, một thìa nước tương.

Mướp đắng rửa sạch, bổ đôi theo chiều dọc. Lọc bỏ ruột và hạt rồi cắt thành từng miếng có kích thước 5 x 5 cm. Vải thiều bóc vỏ, tách bỏ hạt, cùi vải để riêng ra bát.

Gà sau khi ướp gia vị chừng 20 phút, thêm khoảng 600 ml nước, cho lên bếp hầm với lửa nhỏ, mở vung. Thỉnh thoảng bạn nhớ vớt bỏ bọt sủi trẳng nổi lên trên.

Lầy củ gừng bằng ngón tay cái, cạo sơ vỏ, đập dập cho vào nồi hầm.
Khi thấy gà vừa mềm, lần lượt cho mướp đắng, vải thiều vào, hầm thêm chừng 2 -3 phút nữa. Sau đó nêm gia vị cho vừa miệng.

Mách nhỏ

Ngoài cánh gà, bạn có thể thay bằng tôm khô, sườn non, thịt thăn, mọc… Để thay đổi khẩu vị, ngoài gia vị, thỉnh thoảng bạn có thể dùng đường phèn để nêm nếm cho món canh.

Món canh mướp đắng, vải thiều rất tốt khi dùng trong tiết trời mùa hè, có tác dụng phòng các bệnh thông thường như sổ mũi, cảm lạnh, sốt do thay đổi thời (gian) tiết hay do ngồi điều hòa quá nhiều.

Theo Đất việt.
Copy từ http://www.vaithieu.com

Bài 4. Ăn nhiều vải mùa nóng lợi hay hại?

Vải thiều có hàm lượng đường cao, giàu acid hữu cơ, các muối khoáng Ca, Fe, P, các vitamin B1, B2, C. Ngoài việc dùng ăn tươi, vải có thể phơi khô ăn thay đường cũng rất bổ dưỡng.

Các sách thuốc cổ có ghi: “Thường xuyên ăn vải sẽ bổ não, ích trí, khai vị, lợi tỳ, rất tốt cho người mới ốm dậy, suy nhược, gầy yếu; dưỡng da làm đẹp nhan sắc, chữa được nhiều bệnh. Cùi vải phơi khô là thuốc bổ nguyên khí, rất có lợi cho sức khỏe của người cao tuổi và phụ nữ”.

Tuy nhiên, vì hàm lượng đường cao nên ăn nhiều dễ làm tăng đường huyết nhanh, điều này rất không có lợi cho những người mệt mỏi do bệnh tiểu đường. Trẻ em cũng không nên ăn nhiều dễ sinh mụn nhọt, mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 100g vải tươi( 5-6 quả).

Đến mùa vải thiều, chúng ta có thể sấy vải để dành thành một loại đặc sản ăn rất hay vào mùa đông, hoặc nấu vải thành một loại giải khát, cách làm như sau:

  • Cùi vải (đã bỏ vỏ và hạt): 1kg
  • Đường trắng: 300g

  • Nước cốt chanh: khoảng 10-15 quả

Đun sôi khoảng 2lít nước cùng đường và nước cốt chanh, khi sôi thả cùi vải vào đun tiếp 5-10 phút. Chia cùi vải đều ra các lọ, rót nóng dịch đường vào các lọ rồi đậy nắp đun cách thủy 15-20phút, làm nguội, cất tủ lạnh dùng dần.

Theo Người đẹp Việt Nam

Ý kiến trên các diễn đàn về giữ vải thiều trong gia đình

  • Mua vải thiều về nhà bóc vỏ cắt sơ cái cùi đi rồi ngâm đường để tủ lạnh ăn dần.
  • Bóc vỏ cắt sơ cùi chần sơ nước ấm pha tí muối để loại bỏ những cái vỏ dính li ti trên vải, nấu nước đường, để nước đường ngụi rổi mới bỏ vải vào ngâm.

  • Bóc cùi rùi để hộp bảo quản trong ngăn đá, khi nào thèm thì bỏ ra ăn. Nhãn vải làm thế đều được hết, ngon lắm.

  • Quả sau khi thu hái được làm lạnh sơ bộ ở nhiệt độ 2-4 độ C trong 12 đến 16 giờ. Sau đó, lựa chọn và loại bỏ những quả không đạt chất lượng tiêu dùng như xây xát, dập nát, sâu bệnh rồi đóng gói trong màng MAP (khoảng 5kg/túi), buộc kín sát quả sao cho khoảng hở là nhỏ nhất.

  • Mua vải về, bóc vỏ xong rồi ngâm ngay vào nước đường phèn, có 1 chút muối, dùng được hơn 1 tháng.

  • Bóc vải, xay ra lọc bỏ bã. Nếu có máy ép thì tiện hơn. Bỏ vô chai, để tủ lạnh dùng dần. Cái này ko được để quá 1 tuần.

  • Muốn để lâu hơn thì phải để ngăn đá, cho thành đá, cái này có thể để hết mùa hè. Khi ép vải cho thêm chút đường vô cho vải thêm độ ngọt. Làm thành đá, khi muốn uống cho đá vải vô ly, đổ chút nước nguội vô, chờ chút cho đá tan, uống rất mát, mà vẫn nguyên vị vải.

    Bài 5. 4 kinh nghiệm quý khi ăn vải để không gây nóng, không ngộ độc

    Quả vải là loại trái cây phổ biến trong mùa hè. Tuy nhiên, loại quả này lại có tính nóng, dễ gây nguy hiểm cho cơ thể nếu ăn quá nhiều.

    Vì thế, khi ăn vải, bạn nên lưu ý những nguyên tắc sau để không bị nóng trong người và ngộ độc

    • Ăn cả lớp màng trắng

    Khi ăn vải nếu ăn cả lớp màng trắng (là lớp màng mà bóc vỏ ngoài ra chúng ta nhìn thấy bọc bên ngoài cơm vải) sẽ không bị sinh hỏa. Lớp màng trắng đó có hơi chát, khi ăn đến cơm vải ta sẽ cảm thấy cơm vải càng ngọt hơn. Sau khi ăn vải xong nên ăn luôn cả phần trắng trên đầu hạt vải, như vậy cũng có thể phòng tránh được sinh hỏa.

    • Trước khi ăn vải uống chút nước muối

    Trước khi ăn vải có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, hoặc canh bí đao, chè đậu xanh…. hoặc cũng có thể ăn 20-30g thịt nạc hoặc uống nước canh xương…. như vậy có tác dụng phòng trừ sinh hỏa.

    Hoặc là nên ăn vải sau khi ăn cơm, lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng.

    • Một lúc không nên ăn quá nhiều

    Chú ý khi ăn vải một lần không nên ăn quá 10 quả, ăn nhiều sẽ làm gan sinh hỏa, lưỡi họng đau rát, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến buồn nôn, chân tay mỏi rã rời, hoa mắt chóng mặt…. Đặc biệt là trẻ nhỏ chỉ nên ăn 3-4 quả 1 lần, ăn nhiều sẽ bị nhiệt. Những người thể chất âm hư, táo, nhiệt càng không nên ăn nhiều, đồng thời những người bị bệnh tiểu đường cũng cần cẩn trọng khi ăn vải.

    Xử lý khi bị ngộ độc

    Trong cùi vải có nhiều đường glucoza, nếu ta ăn nhiều 1 lúc sẽ khiến 1 lượng lớn đường glucoza vào máu, vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan, khiến cơ thể tiết insulline tăng lên để làm hạ nồng độ đường trong máu xuống, gây phản ứng đường máu thấp còn gọi là triệu chứng “say vải”. Khi gặp triệu chứng này, chúng ta nên uống 1 cốc nước đường sẽ giúp cải thiện tình hình.

    Theo http://soha.vn/song-khoe/4-kinh-nghi…1214301719.htm

    Filed under: Thực phẩm – hoa quả Tagged: vải thiều

    Tin nổi bật trong ngày
    Tin mới nhất

    Register

    Newsletter

    Email this story

    If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

    If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.