Thời báo Phố Wall đưa tin: “Một số mỏ dầu và khí đốt trữ lượng lớn trên biển Đông nằm ngoài vùng duyên hải bang Sabah và Sarawak của đảo Borneo, Malaysia.”
Trung Quốc không bình luận gì trước tin tức này. Trong nhiều năm, họ cũng im lặng khi Malaysia mở rộng khai thác dầu và khí đốt tại vùng tranh chấp trên biển Đông.
Lập trường của Trung Quốc về vấn đề này trái ngược hoàn toàn với cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Tại sao lại có sự khác biệt lớn như vậy? Chúng ta hãy cùng xem.
Tờ Thời báo Phố Wall đưa tin, “ít nhất 9 lô dầu và khí đốt đang được phát triển và dự kiến sẽ được khai thác trong vòng 2 năm. Các nhà đầu tư gồm Royal Dutch Shell, Murphy Oil tại Mỹ và ConocoPhillips”.
Ngày 22/6, một tập đoàn năng lượng quốc tế công bố phát hiện mỏ khí đốt tự nhiên cách bờ biển Sarawak của Malaysia khoảng 90 hải lý, nằm trong vùng biển mà trước đây Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền.
Murphy Oil cho biết họ đã thăm dò khu vực này từ năm 1999.
Đồng thời, Malaysia cũng hỗ trợ việc thăm dò tại đây.
Theo cơ quan quản lý năng lượng Mỹ, đây là nguồn cung cấp chủ yếu cho sản xuất khí đốt tự nhiên của Malaysia.
Thời báo Phố Wall bình luận “hoàn toàn trái ngược với không khí bình yên tại đây, chỉ cách đó 1.000 km về phía Bắc là cuộc đụng độ giữa cảnh sát biển và tàu cá của Trung Quốc và Việt Nam”.
[Ngũ Phàm, Tổng Biên tập tạp chí Các vấn đề Trung Quốc cho biết:] “Vậy có nghĩa là ĐCSTQ thừa nhận tuyên bố trên đúng không?”
[Bình luận viên Lam Thuật cho biết:] “ĐCSTQ sẽ không đụng độ Mỹ nếu chiến tranh với Việt Nam. Nó cũng không sợ Việt Nam.
Nếu mâu thuẫn với các nước ASEAN khác cũng như các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương gia tăng thì những nước này sẽ trở nên thân Mỹ hơn.
Chính vì vậy, nó chọn Việt Nam để chuyển hướng chú ý.
Nó sẽ không đối đầu với các nước còn lại.”
Đầu năm nay, ĐCSTQ đặt một giàn khoan tại vùng biển mà Trung Quốc và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền.
Từ đầu tháng 5, cảnh sát biển và tàu cá của hai nước đã đụng độ, dẫn đến các cuộc biểu tình bạo động đập phá nhà máy Trung Quốc ở Việt Nam.