ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: yellow_lotus
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Ba Nghiên Cứu Khoa Học Về Trải Nghiệm Ngoài Cơ Thể
Monday, August 25, 2014 19:50
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


OBEs-Studies

Một nghiên cứu mới đang được thực hiện tại Đại học Nottingham Trent ở Anh nhằm hiểu sâu hơn về các trải nghiệm ngoài cơ thể (OBEs, còn gọi là trải nghiệm “thoát xác”).

Cụ thể, nghiên cứu này muốn hướng đến một nhận thức rõ hơn về các hình thức đa dạng của OBEs và ý nghĩa của chúng đối với những người khác nhau.

OBE thường được định nghĩa là hiện tượng trong đó một người có cảm giác tạm thời thoát ra khỏi cơ thể vật chất. Tuy nhiên, không gian trải nghiệm và cảm giác đi kèm là khác nhau.

Trong một buổi thông cáo báo chí của trường, tiến sĩ David Wilde – giảng viên khoa Khoa học Xã hội thuộc Đại học Nottingham Trent ở Anh cho biết: “Những đặc tính của trải nghiệm thoát xác khá phong phú và đa dạng, nhưng lại rất hay bị bỏ qua trong nghiên cứu hiện đại với để có được một bộ các đặc tính ‘cốt lõi’”.

Các khảo sát của Tiến sĩ Wilde thường chi tiết hơn so với nhiều nghiên cứu trước đây, đồng thời nghiên cứu của ông bao gồm một quá trình loại bỏ “những trải nghiệm ảo giác tương tự khác có thể bị nhầm lẫn với trải nghiệm ngoài cơ thể”. Mặc dù bảng khảo sát trực tuyến đã đóng vào ngày 14 tháng 8 nhưng sẽ có thêm nhiều đợt thu thập dữ liệu trong thời gian tới.

Sau đây là hai nghiên cứu thú vị khác về OBEs:

Quét ảnh não

MRI-shutterstock_95801089-WEBONLY

Ảnh chụp não bộ qua MRI. (Shutterstock)

Tại Đại học Ottawa, Canada, các nhà nghiên cứu đã tiến hành chụp cộng hưởng (MRI) bộ não của một phụ nữ trong suốt quá trình “trải nghiệm ngoài hữu hình” (extra-corporeal experience). Họ tránh sử dụng thuật ngữ “trải nghiệm ngoài cơ thể” vì cảm thấy thuật ngữ này mang yếu tố kích động cảm xúc và một số đặc điểm khác không nằm trong trải nghiệm của người phụ nữ này.

Cô gái 24 tuổi và là sinh viên tốt nghiệp ngành tâm lý học này cho biết, ngay từ nhỏ cô vốn có khả năng thoát ra khỏi cơ thể của mình và giao tiếp với thế giới bên ngoài dưới hình thức ngoại hữu hình. Vì thế, cô đã chủ ý tiến nhập vào trạng thái như vậy khi được chụp MRI, còn các nhà nghiên cứu Andra M.Smith và Claude Messier thực hiện đo hoạt động não bộ của cô trong suốt quá trình.

Họ quan sát thấy một sự kích hoạt của các bộ phận ở bán cầu não trái trùng với vùng tiếp giáp giữa thùy đỉnh và thùy thái dương, đây là bộ phận trong não có liên quan đến sự tự nhận thức và thường gắn liền với OBEs. Họ còn nhận thấy các bộ phận của não được kích hoạt khi ai đó tưởng tượng mình đang di chuyển xung quanh cũng được kích hoạt. Cảm giác tưởng tượng về sự di chuyển được gọi là hình ảnh vận động.

Smith và Messier viết: “ECE [trải nghiệm ngoài hữu hình] trong nghiên cứu này đã kích hoạt một số khu vực ở não trái gắn liền với phần hình ảnh vận động, đồng thời vô hiệu hóa mạnh mẽ phần vỏ não thị giác. Trải nghiệm của cô gái với yếu tố vận động mạnh thực sự là một điều mới lạ. Cô là một phụ nữ trẻ trung, khỏe mạnh và não không có dấu hiệu bất thường nào, do đó có thể giúp mở ra một cánh cửa cho lĩnh vực nghiên cứu não bộ trong quá trình tự trải nghiệm ECE”.

Họ lưu ý rằng, đây là nghiên cứu đầu tiên với một người có thể thực hiện trải nghiệm theo yêu cầu và không có bất kỳ sự bất thường nào trong não bộ.

Hoạt động não bộ của cô gái trong trải nghiệm ECE có một số khác biệt quan trọng khi so sánh với hoạt động não bộ của cô trong quá trình tưởng tượng chuyển động. Ví dụ, cô được yêu cầu tưởng tượng mình đang nhảy dang tay chân. Các nhà nghiên cứu đã so sánh hoạt động não bộ của cô trong suốt quá trình tưởng tượng với hoạt động diễn ra khi cô di chuyển xung quanh trong quá trình trải nghiệm ECE.

Khi cô tưởng tượng đến một hành động nào đó, những kích hoạt xảy ra không mang tính tập trung như khi cô trải nghiệm ECE. Với quá trình ECE, chủ yếu bán cầu não trái bị kích hoạt, trong khi sự kích hoạt lại diễn ra ở cả hai bên não trong chuyển động tưởng tượng.

Vì nghiên cứu này chỉ tập trung vào một trường hợp duy nhất nên các tác giả cho rằng cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu hơn nữa để có thêm nhiều số liệu thống kê liên quan đến những loại trải nghiệm trên. Điều thú vị được tìm thấy ở phần kết khi họ kết luận rằng: “khả năng này có thể hình thành từ thời thơ ấu nhưng… bị mất khi không thực hành thường xuyên”. Nghiên cứu của họ được công bố trên tạp chí Frontiers vào tháng 2 vừa qua.

Người phụ nữ rời khỏi thân xác, đọc con số trên kệ và báo cáo một cách chính xác

Tiến sĩ Charles Tart, giáo sư danh dự về tâm lý học tại Đại học California-Davis, đã thực hiện một trong những nghiên cứu nổi tiếng nhất về OBEs. Ông tiến hành thử nghiệm một người phụ nữ mà ông gọi là cô Z trong nghiên cứu của mình, bằng cách đặt một con số trên kệ ở phía trên chiếc giường ngủ của cô. Sau đó ông quan sát cô khi cô đang ngủ để đảm bảo cô không thức dậy và nhìn vào con số.

Con số bao gồm 5 chữ số được lựa chọn ngẫu nhiên sau khi cô chìm vào giấc ngủ, và nó đã được đưa vào phòng trong một chiếc phong bì tối màu. Cô Z cho biết, cô đã rời khỏi thân xác của mình trong khi đang nằm trên giường và đã bay lên để nhìn vào con số. Cô cho biết chính xác con số như nó đã được viết trên giấy.

Tiến sĩ Tart và cộng sự của ông đã cố gắng tìm hiểu bằng cách nào mà cô biết được như vậy mà không dùng đến phương pháp cận tâm lý, nhưng vẫn không thể tìm ra lời giải thích hợp lý nhất.

Họ nghĩ rằng, con số có thể đã được phản chiếu trên mặt một chiếc đồng hồ, là thứ có bề mặt phản xạ duy nhất ở trong phòng. Cả Tiến sĩ Tart và Tiến sĩ Arthur Hastings đều cố gắng nằm trên giường trong điều kiện ánh sáng yếu tương tự, nhưng không thể thấy bất kỳ dấu vết của con số trên mặt chiếc đồng hồ. Chỉ khi trực tiếp chiếu sáng lên mặt đồng hồ với một chiếc đèn pin, tăng độ sáng ước tính từ hàng trăm đến hàng ngàn lần, thì họ mới có thể “nhìn ra con số này là gì”.

Cô Z được chọn tham gia thí nghiệm này vì cô cho biết đã nhiều lần thức dậy vào ban đêm và thấy mình lơ lửng trên trần nhà và nhìn xuống cơ thể của mình.

Tiến sĩ Tart mô tả cô Z như sau: “Quan sát không chính thức của tôi về cô ấy trong vài tháng (chắc chắn có sự sai lệch bởi thực tế là không một ai có thể mô tả những người bạn của mình một cách khách quan) cho thấy cô là một người khá trưởng thành và sâu sắc, nhưng có những lúc tâm lý của cô vô cùng rối loạn khi bị mất kiểm soát, có khả năng cô bị mắc chứng tâm thần phân liệt”.

Nghiên cứu của ông được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Nghiên cứu Tâm lý Mỹ vào năm 1968.

 

 

 

Theo Vietdaikynguyen.com

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.