Một cây sáo bằng xương thuộc thời kỳ đồ đá mới được phát hiện ở di chỉ khảo cổ Giả Hồ, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, được cho là có niên đại 9.000 năm tuổi. (asgitner via wikimedia commons)
Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện ra sáu cây sáo bằng xương còn nguyên vẹn từ thời kỳ đồ đá và chúng đã được xác định niên đại vào khoảng 9.000 năm tuổi, bằng phương pháp đồng vị các bon. Mảnh vụn của rất nhiều các cây sáo khác cũng được tìm thấy trong cùng một địa điểm. Đây là những cây sáo hoàn thiện làm từ xương của loài đơn đỉnh hạc (sếu Nhật Bản) với năm đến tám lỗ sáo. Khu vực phát hiện ra chúng là di chỉ khảo cổ Giả Hồ ở miền trung tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
Điều thú vị ở cây sáo này là âm nhạc được tạo ra từ bảy lỗ sáo tương ứng với một thanh âm cực kỳ giống với thanh âm tám nốt sử dụng ngày nay. Mặc dù điều này có vẻ chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng thực ra nó là một phát hiện vô cùng quan trọng và cũng không kém phần lý thú. Bảy nốt nhạc và thanh âm mà chúng ta sử dụng ngày nay có hòa âm rất đặc biệt và chúng dựa vào các tính chất âm học phức tạp. Liệu đây có phải là sự ngẫu nhiên khi những người tạo ra những cây sáo 9.000 năm tuổi này và hầu hết những dân tộc trên khắp thế giới nói chung (Châu Phi, Châu Á, Châu Âu) có thể nghĩ ra những thanh âm phản ánh các tính chất âm học này chỉ do sự tình cờ?
Các cây sáo cổ không phải là thứ gì đó mới. Vào năm 2008, trong một hang động ở Đức, cây sáo Hohle Fels làm bằng xương cánh chim kền kền với 5 lỗ sáo đã được phát hiện và nó có niên đại hơn 40.000 năm về trước. Trong cùng một hang động người ta cũng tìm thấy bức tượng Thần Vệ Nữ, có niên đại từ 35.000 đến 40.000 năm tuổi.
Tất cả những kỷ vật này là vô cùng kỳ lạ và làm bạn tự hỏi ‘tại sao’ và ‘như thế nào’. Hầu hết mọi người đều hình dung những người cổ đại là những con người ăn lông ở lỗ, đi săn thú và sống như động vật. Thật khó để tưởng tượng những người như vậy lại có thể chơi nhạc trong cùng một cách thức mà chúng ta chơi ngày nay. Trừ phi những gì chúng ta biết về họ và ‘lối sống thô sơ’ của họ là hoàn toàn sai lầm, và đây chính là một điểm mà rất nhiều các nghiên cứu đang dần có thể chứng minh.
Khu vực thung lũng trung tâm sông Hoàng Hà nằm giữa tỉnh Hà Nam là một kho báu khảo cổ vì mới chỉ có 5% diện tích được khai quật và hàng ngàn hiện vật, nhà cửa, đồ gốm và nhiều hơn thế nữa đã được phát hiện.
Bạn có thể nghe âm thanh phát ra từ cây sáo 9.000 năm tuổi này ở đây.
Theo Vietdaikynguyen.com