Theo các doanh nghiệp vận tải TP HCM, hiện phí vận chuyển container đường bộ của các công ty vận tải tăng 10-20% so với tháng trước. Để chuyển một container 20 feet và 40 feet từ cảng vào khu vực nội thành, chủ hàng phải trả 700.000 và 1 triệu đồng, thêm 100.000 đồng.
Ông Nguyễn Trọng Cửu, Giám đốc điều hành cảng Bến Nghé, cho biết, nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng từ quyết định xe vận tải nặng lưu thông trong nội thành TP HCM từ tháng 9. Cước phí tăng do thời gian lưu hàng tại kho lâu hơn trước. Ngoài ra, cánh lái xe cũng mất thêm 1 ngày để đưa hàng đến địa điểm khiến chi phí cho mỗi xe tải tăng thêm 300.000-500.000 đồng.
Phí vận chuyển container đường bộ ở miền Bắc lại giảm do phải cạnh tranh quyết liệt với ngành đường sắt. Hiện tại, doanh nghiệp thu 8-9 triệu mỗi lượt cho một container 40 feet, bao cả vé cầu cảng khoảng 1,2 triệu đồng. Trong khi, vận chuyển bằng đường sắt chỉ 8 triệu/2 lượt. Theo giám đốc một công ty vận tải, để thu hút khách hàng họ phải cố gắng rút ngắn thời gian lưu hành xe xuống 52 tiếng, nhanh hơn 8 tiếng so với tàu hỏa.
Vận chuyển container ra đời đã nhanh chóng làm thay đổi nhiều mặt trong công ty vận tải nội địa cũng như công ty vận tải quốc tế . Từ điều kiện giao nhận, trang thiết bị bốc dỡ, đến phương thức vận chuyển đều thay đổi. Ðể phù hợp với phương pháp vận chuyển tiên tiến này, các công ty vận tải container đã đưa ra biểu cước phí vận tải hàng hóa tăng mạnh của mình để phục vụ khách hàng, cước container gồm 3 loại:
+ Cước vận chuyển container tính theo mặt hàng
Ðây là mức cước khoán gộp cho việc chuyên chở một container chứa một mặt hàng riêng biệt. Người chuyên chở căn cứ vào khả năng sử dụng trung bình của container mà tính toán dể ấn định mức cước (ví dụ: 14 tấn container loại 20 feet). Với cách tính này nếu chủ hàng đóng thêm được hàng sẽ có lợi. thường chủ hàng lớn thích loại cước này còn chủ hàng nhỏ lại không thích. Ðối với người chuyên chở, cách tính cước tròn container đơn giản hơn và giảm được những chi phí hành chính.
+ Cước phí container tính chung cho mọi loại hàng
Theo cách tính này, mọi mặt hàng đều phải đóng một giá cước cho cùng một chuyến container mà không cần tính đến giá trị của hàng hóa trong container. Người chuyên chở về cơ bản căn cứ vào tổng chi phí dự tính của chuyến đi chia cho số container dự tính vận chuyển với cước phí loại CBR, cước phí FAK hợp lý hơn vì đơn vị xếp, dỡ hàng và chiếm chỗ trên tàu là container. Ðối với người chuyên chở áp dụng loại cước này sẽ đơn giảm trong việc tính toán. Nhưng ở loại cước này lại cũng có những bất cập ở chỗ chủ hàng có hàng hóa giá trị cao hơn thì lợi, còn chủ hàng có giá trị thấp lại bất lợi.
+ Cước phí hàng chở lẻ
Cước phí hàng chở lẻ, cũng giống như tàu chợ, loại cước này được tính theo trọng lượng, thể tích hoặc giá trị của hàng hóa đó (tuỳ theo sự lựa chọn của người chuyên chở), cộng với các loại dịch vụ làm hàng lẻ như phí bên bãi container (container freight station charges), phí nhồi, rút hàng ra khỏi container (Less than container load charges). Chính vì thế nên mức cước container hàng lẻ bao giờ cũng cao hơn các loại cước khác.