Khoa học và vũ trụ Các nhà khảo cổ Trung Quốc mới đây đã phát hiện ra được các công cụ hóa thạch có niên đại lâu đời hơn rất nhiều so với độ tuổi của giống người được cho là giống người đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc.
Các công cụ này có niên đại lâu hơn cả hóa thạch của người Bắc Kinh – vốn là hóa thạch lâu đời nhất được biết đến tại Trung Quốc.
Hóa thạch người Bắc Kinh được phát hiện vào năm 1923, có tên khoa học là Homo erectus pekinensis, được cho là giống vượn người đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc.
“Các nhà khảo cổ làm việc tại Mount Modao đã phát hiện ra hơn 350 hiện vật, mà họ tin rằng ngày cho giai đoạn đầu của thời kỳ đồ đá.” (Scmp.com)
Công cụ bằng đá được phát hiện tại Mount Modao
Tất cả các phát hiện là những công cụ bằng đá, chủ yếu là các loại dùi đục và cuốc.
Theo cách tính của các nhà khoa học, “Người Bắc Kinh” có niên đại là 750 nghìn năm. trong khi đó, thời kỳ Đồ Đá bắt đầu từ cách đây 3.4 triệu năm. Nếu các nhà khoa học đúng, vậy ai đã sử dụng các công cụ bằng đá ấy?
Những cổ vật này thậm chí còn lâu đời hơn cả các hóa thạch được phát hiện ở châu Phi, có niên đại 3,2 triệu năm. Điều này đã đặt ra giả định rằng con người đến từ châu Phi.
Bên cạnh đó, vào thời kì văn minh cổ đại của loài người thì nền văn minh Trung Quốc là nền văn minh phát triển nhất và đạt được nhiều thành tựu trong nhiều lĩnh vực nhất.
Vậy phải chăng tổ tiên lâu đời nhất của loài người xuất hiện tại Trung Quốc.
Theo Bocau