ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: yellow_lotus
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Khám phá nét văn hóa đặc sắc Châu Á – Tết Trung thu
Thursday, August 28, 2014 1:44
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Tết Trung thu một trong những ngày tết truyền thống của người châu Á. Khắp nơi ở châu Á từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đến Việt Nam… người dân hiện đang nô nức chuẩn bị cho tết Trung thu. Nhưng ở mỗi nước, ngày tết đặc biệt này có phong tục riêng mang bản sắc dân tộc mình.

Tết trung thu diễn ra vào ngày 15 của tháng 8 trong Âm Lịch, đây là thời gian mặt trăng tròn nhất và sáng nhất, đây cũng là thời gian người Châu Á thu hoạch xong mùa vụ và bắt đầu tổ chức những lễ hội mà tiêu biểu trong đó là lễ hội trăng rằm.

Đối với người phương Đông, Trung thu là một trong hai lễ hội quan trọng nhất sau Tết Âm lịch. Trong những ngày này gia đình quây quần bên nhau cùng ăn bánh Trung thu, uống trà, ngắm trăng… Ngoài ra đây là ngày mà nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội diễn ra: đốt đèn lồng, múa rồng, múa lân…

Tại Việt Nam, Tết Trung Thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung Thu của người Trung Hoa. Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.

Cỗ mừng trung thu “mâm ngũ quả” gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để cha mẹ tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cái một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm.

Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác.

Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà… Người Trung Hoa không có những phong tục này. Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình”.

Văn hóa tết trung thu của người việt chúng ta mang đăng trưng đặc biệt gắn liền với nền văn hóa lúa nước nhưng cũng mang tiinh vùng miền khác nhau. Trong tết trung thu có những chò chơi dân gian như đua thuyền, kéo co, thả đèn hoa đăng, đua vật,.. Nhiều nới kết hợp với lễ hội làng, một lễ hội đặc trưng nền văn hóa Việt.

Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Đèn ông sao, đồ chơi truyền thống không thể thiếu của trẻ em Việt Nam dịp Tết Trung thu

Trẻ em Việt Nam rước đèn trong đêm trung thu

Tại Trung Quốc, rằm tháng tám hay rằm Trung thu là một trong những lễ hội được tổ chức lớn nhất ở Trung Quốc. Người xưa cho rằng đó là ngày mà mặt trăng đạt tới độ sáng nhất và tròn nhất.

Người Trung Hoa tổ chức lễ mừng trăng vào đêm rằm tháng 8. Đêm ấy, họ bầy tiệc cùng ông bà, cha mẹ và quây quần ăn bánh trung thu. Sau đó, trẻ em và người lớn dự những cuộc vui chơi như múa lân, rước đèn cá chép hay đèn kéo quân.

Chiếc bánh nướng hình tròn tượng trưng cho mặt trăng, thường được dùng với trà ở Trung Quốc

Đèn lồng khổng lồ hình con rồng tại công viên Longtan Bắc Kinh

Tại Nhật Bản, Tết Trung thu ở Nhật được gọi là Tsukimi hoặc Otsukimi nghĩa là “ngắm trăng”. Người ta quây quần bên nhau ngồi ngắm vẻ đẹp hoàn mĩ của vầng trăng và làm thơ. Người Nhật không ăn bánh Trung thu khi ngắm trăng mà thay vào đó là món bánh gạo nếp. Vì rằm tháng tám là lúc thu hoạch những loại cây trồng nên người Nhật tổ chức các nghi lễ để cảm tạ sự ưu ái của thiên nhiên.

Hình ảnh thỏ ngọc giã bánh Tsukimi Dango là biểu tượng trung thu của Nhật Bản

Tại Hàn Quốc, tết trung thu có tên gọi là Chuseok hoặc Hangawi nghĩa là “trung thu tuyệt vời” diễn ra vào đúng dịp thu hoạch lớn trong năm tại đất nước này. Trung thu tại Hàn Quốc kéo dài trong 3 ngày với ngày Tết chính là ngày Rằm tháng Tám âm lịch. Trong dịp lễ lớn này, người nông dân Hàn Quốc ăn mừng một vụ mùa vừa qua, những người sống xa nhà sẽ về thăm quê và cùng gia đình ăn bữa cơm đoàn viên gồm những món truyền thống của Hàn Quốc, đặc trưng nhất là loại bánh nặn bằng bột gạo có tên songpyeon và uống rượu gạo sindoju hoặc dongdongju.

 

Một mâm cỗ cúng Trung thu truyền thống của người Hàn Quốc

 

Các em nhỏ Hàn Quốc trong trang phục truyền thống chuẩn bị đi chơi Trung thu

Singapore là quốc gia với phần đông dân số là người Hoa. Về ngày lễ Trung thu mỗi năm tổ chức một lần, truênf thống này xưa nay vô cùng được coi trọng. Đối với người Hoa thuộc quốc gia Singapore mà nói ngày tết Trung thu là một dịp trời ban, giúp kết nối, hàn gắn tinhg cảm, bày tỏ lòng biết ơn. Giữa những bạn bè thân thuộc, các đối tác làm ăn cùng trao tặng bánh Trung thu cho nhau, mượn dịp này bày tỏ lời thăm sức khỏe và lời chúc tốt đẹp nhất.

Mỗi quốc gia đều có những phong tục đón tết Trung thu khác nhau… nhưng đều có điểm chung ở văn hoá thưởng trăng, ước nguyện một cuộc sống chan hoà, tốt đẹp trong tương lai.

 

 

Theo http://www.khoaqhqt.edu.vn/

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.