ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Đông Phương Sứ Giả
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Phản hồi bài viết về Pháp Luân Công đăng trên báo Dân Trí
Wednesday, August 27, 2014 1:20
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Thư ngỏ gửi tổng biên tập báo điện tử Dân Trí, dantri.com.vn

Ngày 27-8-2014

v/v: Bài viết về Pháp Luân Công, đăng trên website của quý báo ngày 26-8-2014.

Kính gửi ông/bà tổng biên tập báo điện tử Dân Trí,

Tôi viết bức thư này là mong muốn phản ánh lên quý báo về sư xuyên tạcvu khống của bài báo nói trên, và kiến nghị quý báo gỡ bỏ bài báo đó đi.

Bài báo mở đầu bằng tiêu đề: “Pháp luân công có thực sự chữa được bệnh?”, và sau khi qua một số “dẫn chứng” thì tác giả đi tới kết luận “các cơ quan chức năng phải sớm vào cuộc tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng với những luận cứ khoa học, để phản bác lại luận điệu tuyên truyền phản khoa học của cái gọi là “Pháp luân đại pháp:””

Tôi đọc và hiểu rằng tác giả muốn “chứng minh” rằng Pháp Luân Đại Pháp là “phản khoa học” (trên thực tế tác giả chẳng hề chứng minh được gì) và yêu cầu “các cơ quan chức năng” phải can thiệp trên phương tiện thông tin đại chúng.

Nay tôi xin chỉ ra những vấn đề xuyên tạc và vu khống của bài báo này.

1. Bài báo vu khống ngay từ đoạn đầu tiên

Như chúng ta đều biết, khí công là có khả năng trị bệnh. Đây là điều đã được các nhà khoa học thừa nhận. Tất nhiên, không phải ai tập khí công thì sẽ khỏi hết các bệnh, mà là có tỷ lệ nào đó thôi. Thực ra, trị bệnh ở bệnh viện cũng không có nói rằng 100% khỏi bệnh. Các môn khí công ở xã hội nói chung, và Pháp Luân Đại Pháp nói riêng, thường tuyên bố rằng có tác dụng tốt với sức khoẻ, và người học có thể thử tập. Không hề tuyên bố rằng ai học cũng đều khỏi. Thông thường danh tiếng của môn phái được đánh giá thông qua hiệu quả trên thực tiễn. Đây là kiến thức chung.

Những học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Việt Nam, sau khi học và có hiệu quả, thì nhiều người công bố câu chuyện mình đã học và khỏi bệnh thế nào, và đó là câu chuyện có thật và nhiều trường hợp là bệnh nan y mà y học đã bó tay, nhiều học viên đăng cả ảnh và địa chỉ cũng như điện thoại liên lạc. Đây là việc làm rất bình thường. Đương nhiên, với những trường hợp cụ thể đó, họ là khỏi bệnh nhờ luyện khí công mà không dùng thuốc, (nếu đã dùng thuốc thì khỏi phải nói đó là nhờ chữa bệnh bằng khí công, đúng không?) Đây là những trường hợp bệnh nhân cụ thể. Pháp Luân Đại Pháp không hề tuyên bố rằng hãy dùng khí công để thay thế bệnh viện hoặc các cách trị bệnh khác ở xã hội hiện nay.

Mà hoàn toàn trái lại, Pháp Luân Đại Pháp tuyên bố rất rõ ràng trong sách Chuyển Pháp Luân rằng khí công không thể nào thay thế y học ở xã hội được. Y học ở xã hội nhắm vào quảng đại quần chúng, trong khi đó trị bệnh bằng khí công chỉ là nhắm vào một số lượng nhỏ người đó mà thôi.

Ấy thế ngay ở khổ đầu bài viết, tác giả sau khi chứng kiến “ xuất hiện nhiều tờ rơi tuyên truyền về một môn phái có tên Pháp luân công” bài báo viết rằng “Khi tu luyện PLC con người không cần dùng thuốc mà vẫn chữa được các loại bệnh, cả bệnh nan y mà khoa học hiện nay chưa chữa được”. Đây là việc làm vô trách nhiệm, cố ý tách nhận định ra khỏi ngữ cảnh, cố ý xuyên tạc để người đọc hiểu lầm về Pháp Luân Đại Pháp. Giáo lý của Pháp Luân Đại Pháp không hề tuyên bố rằng khí công sẽ thay thế y học (mà thực ra là tuyên bố ngược lại như đã nói trên). Những gì viết trong tờ rơi là kể lại những trường hợp có thật và cụ thể chứ không phải là tuyên bố của Pháp Luân Đại Pháp.

Tác giả cố ý bóp méo câu chữ và vu khống Pháp Luân Đại Pháp ngay từ đoạn đầu tiên này.

2. Chữa bệnh bằng khí công là vượt khỏi phạm trù y học Tây phương

Đây là thực tế mà ai cũng biết. Mà không chỉ khí công, ngay cả châm cứu cũng là vượt khỏi kiến thức của y học Tây phương. Bác sỹ giải phẫu của Tây phương chưa bao giờ có thể dùng tri thức khoa học đương thời để chứng thực các đường kinh mạch và huyệt đạo. Đây là thực tế. Do đó, tuyên bố rằng trị bệnh bằng khí công là vượt khỏi khoa học hiện đại thì đó là tuyên bố 100% đúng đắn, và các nhà khoa học cũng thừa nhận điều đó. Đó là do khoa học chưa giải thích được, chứ không có gì mâu thuẫn ở đây.

Nhưng tác giả bài báo, có lẽ hiểu biết về khí công còn quá ít, nên khi đọc được những tuyên bố tương tự như vậy, liền chụp cái mũ “phản khoa học” lên Pháp Luân Đại Pháp.

Thông thường, khi muốn nghiên cứu lĩnh vực này, giống như nghiên cứu các lĩnh vực mà lý luận khoa học chưa đủ để giải thích, thì các nhà khoa học sẽ không chụp mũ vô lý như vậy mà trái lại sẽ vận dụng phương pháp thống kê để quan sát. Họ phải dựa trên việc khảo sát một số lượng lớn những người học để kiểm chứng xem một môn khí công là có khả năng chữa bệnh đến mức độ nào. Khi đó, những con số sẽ nói lên tất cả.

Năm 1998-1999, (sau 6, 7 năm Pháp Luân Đại Pháp được truyền ra công chúng), chính quyền Trung Quốc đã thực hiện một loạt các khảo sát và thống kê như vậy, ở Bắc Kinh, Cáp Nhĩ Tân, Quảng Đông, Vũ Hán,… và trong tổng số hơn 30.000 học viên thì có phản ánh hiệu quả chữa bệnh lên đến 98%. Chi tiết có thể xem tại: http://www.pureinsight.org/node/841

Hiện nay, với số học viên rất đông ở trên hơn 114 quốc gia, đã từ lâu người ta không còn đặt vấn đề “Pháp luân công có thực sự chữa được bệnh?” như tác giả bài báo nữa. Vì câu hỏi đó đã có câu trả lời từ lâu lắm rồi. Ngay tại Trung Quốc, nơi duy nhất trên hành tinh diễn ra cuộc đàn áp học viên Pháp Luân Công và là nơi duy nhất diễn ra tội ác mổ cướp tạng học viên Pháp Luân Công để bán thì người ta cũng không còn đặt ra câu hỏi đó nữa. Mà hoàn toàn trái lại những bác sỹ và nhân viên y tế có liên quan tới hoạt động thu hoạch tạng còn đem việc học viên Pháp Luân Công có sức khoẻ tốt làm selling point để bán tạng kiếm tiền. (Xem nội dung điều tra bằng điện thoại về hoạt động mổ cướp tạng ở cuốn sách Thu Hoạch Đẫm Máuhttp://vn.minghui.org/books/bloody-harvest-vn.pdf.zip (file PDF)).

Như vậy, dưới nhãn quan khoa học mà nói thì tác giả bài báo đang làm một việc rất phản khoa học, rất trái với những bằng chứng khách quan với đầy đủ con số ngay trước mặt. Người bị ngồi lên ghế “phản khoa học” có lẽ phải là tác giả mới đúng đi.

3. Tác giả xuyên tạc thông tin và bôi nhọ người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp

Tiếp đó tác giả trình bày các thông tin về người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, bằng lối viết văn rất ít gặp ở một người phóng viên nhà báo nghiêm túc ngày nay.

(a) Trước hết, tôi nói đến thông tin bịa đặt.

+ Tác giả phê phán việc Sư phụ Lý Hồng Chí có ngày sinh trùng ngày lễ Phật Đản. Thử hỏi thế giới hiện nay có bao nhiêu người sinh vào ngày này? Có quá nhiều. Trùng ngày như vậy chẳng nói lên cái gì. Nếu như tác giả không thể đưa ra bằng chứng nào kiểu như người sinh trùng ngày đó tuyên bố rằng họ là Phật Thích Ca chuyển sinh hay gì đó tương tự, thì bản thân sự trùng ngày đó không nói lên bất cứ cái gì, và tác giả không được phép lấy đó để bôi nhọ Pháp Luân Đại Pháp.

+ Tác giả nói rằng những cuốn sách nêu tên là xuất phát ra từ năm 1992, nhưng trên thực tế là bắt đầu từ 1995. Việc đưa thông tin sai lệch về thời gian này sẽ khiến người ta hiểu lầm, như sẽ trình bày dưới đây.

(b) Tiếp theo, về câu chuyện của Đại Sư Lý Hồng Chí cũng bị tác giả bóp méo. Đây là một câu chuyện về một nhân vật rất điển hình và phổ biến trong giới tu luyện nói chung: Một bậc thầy lúc đầu ẩn tu trong một hình ảnh rất không thu hút, thậm chí như một người rất tầm thường ở xã hội, và đến một ngày nào đó mới truyền ra tri thức phi phàm của mình và trở nên nổi tiếng thế giới. Các thông tin rất cởi mở của Pháp Luân Đại Pháp cũng công khai những thông tin này. Tuy thế, dưới ngòi bút của tác giả, câu chuyện đó hoàn toàn biến vị, một nhân vật đáng kính bị biến thành một ai đó thật sự bình thường thôi, chẳng qua là vì biết cách chắp vá các tri thức của Khổng Tử, Phật giáo,…

Sửa đổi năm xuất bản những tác phẩm chính yếu của Pháp Luân Đại Pháp là khiến người ta lầm tưởng rằng giáo lý đó là sự góp nhặt mà thành. Thực ra, những tác phẩm đó là xuất bản đầu năm 1995 trở đi, tức là sau khi Sư phụ Lý Hồng Chí đã rất nổi tiếng ở Trung Quốc, khi đó Sư phụ chính thức chấm dứt 54 khoá giảng dạy và để các học viên tự học và tự thực hành theo giáo lý của môn phái.

Ý tôi muốn nói là, Sư phụ Lý Hồng Chí trở nên nổi tiếng là nhờ đi vòng quanh Trung Quốc và tổ chức 54 khoá học Pháp Luân Công, mỗi khoá khoảng 8 đến 10 ngày. Những lớp học cuối cùng có số học viên cực kỳ đông đúc, cỡ 4000-5000 người một lớp. (Hãy xem http://faluninfo.net/gallery/16/?page=1 và xem http://faluninfo.net/gallery/16/?page=2 ) Chỉ cần không đầy 2 năm, từ một người hoàn toàn không thu hút dân chúng, lập tức trở thành khí công sư hàng đầu Trung Quốc, đó là bằng vào giáo lý phi phàm và hiệu quả quá minh hiển của Pháp Luân Đại Pháp, chứ không phải bằng cách chắp vá vụng về tri thức tiền nhân. Chỉ cần nhìn những con số này, người ta sẽ hiểu ngay.

Giảng Pháp tại Dalian, miền bắc Trung Quốc

Kỹ thuật truyền đạt sai lệch thông tin như trong bài báo là điều mà một nhà báo chân chính sẽ không bao giờ làm.

4. Tác giả nghi ngờ giáo lý Chân-Thiện-Nhẫn

Nói cho cùng, hoài nghi là quyền của tác giả. Nhưng để chứng minh cho điểm nghi ngờ ấy, tác giả dẫn ra 2 trường hợp mà hoàn toàn không có sức thuyết phục.

Trường hợp thứ nhất là nhóm Giao+Kiên mạo danh Pháp Luân Công để làm cái việc nào đó của họ. Theo tôi biết, nhóm này tự thành lập tôn giáo với Giao làm giáo chủ, đứng lên kêu gọi thành lập quân đội, và đã đi tiến hành giật đổ tượng Lê Nin (nhưng không thành) và đi đập lăng (và cũng không thành). Tôi không bình luận về tại sao họ làm như vậy, và không bình luận tính đúng sai trong việc làm của họ. Nhưng những hành động như vậy, chỉ một người bình thường cũng hiểu rằng đó là không liên quan gì tới Pháp Luân Đại Pháp.

Pháp Luân Đại Pháp có mặt trên thế giới từ 1992 đến nay đã là 22 năm, chưa hề có ở đâu xuất hiện vấn đề kiểu này. Người ta đều hiểu rằng, đây là môn tập ôn hoà, không bạo lực. Giải vấn đề đàn áp ở Trung Quốc cũng là ôn hoà không bạo lực. Cộng đồng học viên Pháp Luân Công từ lâu đã bài xích và hoàn toàn phủ nhận lối hành xử đó. Trên các diễn đàn và báo giới đầy đủ các thông tin như vậy. Ấy thế mà tác giả cứ ngang ngược gán rằng đó là Pháp Luân Công. Tại sao tác giả lại vô lý như thế?

Trường hợp thứ hai là người mà tác giả cho là do học Pháp Luân Đại Pháp mà dẫn đến tâm tính biến đổi thành xấu. Tôi chưa hề nghe thấy trường hợp nào như vậy hết. Có chăng thì là bị người khác hiểu lầm, (mà phần lớn hiểu lầm là do những thông tin bóp méo xuyên tạc và vu khống lan tràn hôm nay) chứ còn tất cả những ai làm đúng theo Pháp Chân-Thiện-Nhẫn thì chắc chắn sẽ tốt lên. Do đây là trường hợp cụ thể, nên rất khó nói đúng sai thế nào. Nhưng cá nhân tôi thì tôi không tin có trường hợp nào học xong mà lại trở thành xấu cả.

Tại sao?

Bởi vì con người cần có đạo đức, mà đạo đức là cần có đức tin. Tối thiểu nhất là tin vào nhân quả, tin rằng làm điều xấu sẽ bị trừng phạt, và làm điều tốt sẽ được hưởng quả báo tốt đẹp. Đó là niềm tin cơ bản của phương Đông. Bên phương Tây thì nền tảng đó là tin vào Thần, tin rằng con người là do Thần tạo ra, và do đó con người cần làm theo những điều răn dạy mà Thần để lại, nếu làm tốt thì sẽ lên thiên đường, và làm bậy thì sẽ xuống địa ngục.

Đức tin là điều mà họ tin theo, mặc kệ là khoa học có thể dùng thí nghiệm để chứng minh hay không, họ vẫn tin theo. Thế mới gọi là đức tin. Còn chỉ tin cái gì thí nghiệm chứng minh hết cả rồi, thì niềm tin đó không còn được gọi là đức tin nữa. Theo góc độ này mà nói, đạo đức là và đức tin (cũng giống khí công) là vượt khỏi phạm vi của khoa học thực chứng.

Luật pháp không bao giờ có thể đủ để kiềm chế cái xấu trong lòng con người cả. Ở những chỗ, vào những lúc mà luật pháp không vươn tới, thì người mà không có đức tin (tin vào nhân quả, tin vào Thần) sẽ rất có khả năng chạy theo dục vọng danh lợi mà làm điều xấu.

Do đó muốn xã hội ổn định, thì bắt buộc ở xã hội đó phải có một hệ thống đạo đức, một hệ thống đức tin như vậy. Phối hợp giữa luật pháp và đạo đức, sẽ khiến xã hội ổn định.

Ta đều biết, khi luật pháp trừng phạt, thì là nặng hơn (so sánh tương đối) kiểu như là phải vào tù, v.v. trong khi đó sự ăn năn khi vi phạm đạo đức có thể không nhất định là nặng nề như vậy. Nhưng cũng chính vì thế, đạo đức là cái mà phù hợp để cho người ta kiềm chế dục vọng và tham lam từng ngày từng giờ, chứ luật pháp không thể nào đóng vai đó được.

Có một vấn đề này. Hệ thống đạo đức và đức tin ấy là không thể trùng với hệ thống chính trị, trùng với hệ thống phân chia tài sản và quyền lực. Một câu chuyện điển hình về vấn đề đạo đức là thế này: có một người kia, mặc dù biết làm như thế là sai, nhưng anh ta vẫn làm vì mong muốn đạt được của cải hay danh vọng nào đó.

Nhưng theo tôi biết, hiện nay, nhân dân từ bé đến lớn được tiếp thu chương trình giáo dục công dân mà nội dung trong đó hệ thống đạo đức trùng lên hệ thống chính trị và hệ thống phân chia của cải và quyền lực.

Trên đời này, có thể có những vị quan thanh liêm và tốt, và cũng có thể có những thầy tu bại hoại. Điều đó là có thể xảy ra. Nhưng nếu so sánh chung, thì khi so sánh một môn phái mà ở đó người ta chỉ chuyên vào tu tâm tính Chân-Thiện-Nhẫn, coi danh lợi thật nhẹ nhàng đạm bạc, với một hệ thống xây dựng kiểu như: anh hãy là thành viên của tôi, ở đây là những người “đạo đức” gương mẫu nhất, đồng thời có cơ hội thăng chức tốt nhất, và có cơ hội kiếm tiền nhất, v.v. Thì tôi nói rằng môn phái chuyên tu tâm kia mới là thể hiện đúng của đạo đức chân chính, còn cái môn gộp chung lại kia thì không phải đâu.

Không thể xây dựng hệ thống đạo đức trùng khít lên hệ thống chính trị và của cải và quyền lực được đâu.

Nếu một người chuyển từ hệ thống kia sang Pháp Luân Đại Pháp, như tôi quan sát thì 100% đều có tâm tính tốt lên. Vì từ khi họ cam kết dùng chính cuộc đời để sống theo Chân-Thiện-Nhẫn mà không đòi hỏi bất kỳ điều gì thuộc về danh lợi hay quyền lực, thì họ đã là như thế rồi, đã bước lên con đường đó rồi.

Có chăng là những người kia không nhận ra, hoặc cố tình hiểu sai mà thôi.

Thực ra, con người là cần Chân-Thiện-Nhẫn, cần đức tin, cần đạo đức. Đó là một nền tảng của cả xã hội ngày hôm nay.

Ấy thế mà trong bài báo nói trên, tác giả hời hợt điểm qua mấy cái chứng cứ (mà hoàn toàn không chứng minh được gì) và sau đó đưa ra tuyên bố rất nổ và đầy tính kích động: “các cơ quan chức năng phải sớm vào cuộc tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng với những luận cứ khoa học, để phản bác lại luận điệu tuyên truyền phản khoa học”.

——————————–

Tóm lại, tôi kiến nghị Ban biên tập báo Dân Trí hãy gỡ bỏ bài viết phản khoa học và vô đạo đức đó đi.

Một đọc giả, 27-8-2014.

Bài viết liên quan: http://beforeitsnews.com/vietnamese/2014/07/bao-doi-song-phap-luat-va-nhung-nhan-dinh-sai-lam-ve-phap-luan-cong-269446.html


Total 8 comments
  • Dz. Report

    Tôi thiết nghĩ ở VN với một cơ chế khá mở về truyền thông như vậy mà còn xuất hiện những bài báo hồ đồ vô trách nhiệm và nhìn nhận sự việc một cách phiếm diện như vậy, thật đáng buồn thay. Qua việc này ít nhiều báo dantri cũng có thể sẽ bị ảnh hưởng nhiều đến uy tín trong lòng độc giả bởi lẽ số người tập luyện và biết rõ sự thật về sự tuyên truyền vu khống Pháp Luân Công có thể là hàng triệu người rồi.

  • Ngô Quốc

    Bài viết vô trách nhiệm, thực ra có nhiều nguyên nhân để hiểu sai về Pháp Luân Công, trong đó phải kể tới âm mưu phòng 610, và sự phong tỏa thông tin, để tìm hiểu khách quan thì nên tìm hiểu bách khoa toàn thư trên mạng.
    Những điều mình biết như dàn dựng tự thiêu thiên an môn 2001 vu khống cho Pháp Luân Công
    Và kinh khủng hơn đcs trung quốc mổ sống cướp nội tạng, điều này quốc hội Mỹ có thông qua nghị quyết 281 và rất nhiều nơi thế giới đang biết điều này.

  • Người qua đường

    Ở VN đã bao giờ một phóng viên báo chí quát tháo “các cơ quan chức năng” hãy làm thế này thế kia như trong bài trên báo Dân Trí không? Có phóng viên báo chí nào tự dưng không đâu vào đâu mạo danh Dư Quang Châu và Chu Phác như trên báo Đời Sống và Pháp Luật không? Tháng trước một bài vu khống, tháng sau một bài xuyên tạc bôi nhọ. Không biết những kẻ đằng sau đó nhận được gì khi họ làm những việc này?

  • cộng sản là nguyên nhân chính phá hoại đạo đức xã hội

    Kiến trúc thượng tầng của Chủ nghĩa Cộng sản có 3 phần chính yếu trên nền tảng giai cấp vô sản làm chủ: (1) chính trị; (2) kinh tế; và (3) tư tưởng. Chính trị lấy xây dựng nhà nước chuyên chính, về thực chất chính là xã hội độc tài mà cả thế giới đang tẩy chay. Kinh tế theo mô hình của Mác Lê đã hoàn toàn thất bại và từ lâu đã được thay bằng kinh tế tư bản. Tư tưởng vô thần luận tước bỏ đức tin của con người đã xoá bỏ nền tảng cơ bản nhất của đạo đức xã hội. Đồng thời chế độ học tập nhồi sọ bắt người dân phải học theo những cái gọi là tấm gương của lãnh tụ trong đảng. Nhưng đảng vĩnh viễn sẽ thất bại, vì một đảng chính trị chạy theo quyền lực và tiền bạc, thì làm sao có thể là tấm gương đạo đức cho xã hội được. Thực tế, họ sản sinh ra những kẻ đạo đức giả. Mất đức tin truyền thống, mất những tấm gương đạo đức chân chính, nó đã trực tiếp phá hoại đạo đức xã hội.

  • học viên PLC

    Pháp Luân Đại Pháp truyền ra với tôn chỉ: hãy tu luyện tâm tính cho tốt và bạn sẽ được điều bạn muốn, vì đó là luật nhân quả của Trời Đất sẽ bảo đảm điều ấy. Và thực tiễn diễn ra đúng như vậy. Người học được tất cả sức khoẻ, tâm linh, v.v. và Đại Pháp chỉ đòi hỏi ở họ đúng 1 đìêu: hãy sống lương thiện, hãy sống theo Chân-Thiện-Nhẫn.

    Ai có thể triển khai điều ấy trên phạm vi lớn như vậy? Ai có thể cổ suý đạo đức thế gian mạnh mẽ như vậy? Hàng trăm triệu người đang cam kết tự mình nỗ lực sống Chân-Thiện-Nhẫn dù phải mất đi danh lợi ở thế gian, dù khó khăn đến mấy cũng không ngại, thậm chí dù bị đàn áp cũng không thay lòng.

    Là người thế nào mới có thể khiến hàng trăm triệu người làm được điều ấy? Hãy dở tất cả các sách lịch sử của tất cả các nền văn minh mà con người từng biết, ta sẽ thấy những vị đó đều được tôn vinh làm Thánh nhân và được muôn đời mai sau kính ngưỡng.

    Những kẻ đạo đức bại hoại mà trong mắt chỉ có súng đạn cũng như quyền lực chính trị và tiền bạc, đã không thể nào hiểu nổi điều đó. Họ không biết rằng họ đang nói xấu ai, bôi nhọ ai. Họ đang kéo nền tảng đạo đức cả một dân tộc xuống dốc. Thật là tà ác.

  • Anh Minh

    Mọi người không biết hết đó thôi! Những tác giả bài viết bôi nhọ Pháp Luân Công “PLC”, họ biết thừa PLC là tốt vì họ phải tìm hiểu rất là nhiều thì họ mới viết được, họ đọc và tìm xem có đoạn trương thủ nghĩa nào không, ngay cả nhưỡng bài viết bôi nhọ PLC từ phía ĐCSTQ họ cũng đọc, vì vậy họ cũng ăn cắp được mấy từ của những kẻ hề kia! 
    Vì sao họ biết PLC là tốt mà họ vẫn viết thành không tốt vậy?! Trước tiên phải nói sao họ biết là tôt! Bởi vì họ muốn viết bài về PLC thì họ phải tìm hiểu về PLC phải không! Mà ai ai tìm hiểu về PLC cũng phải thốt nên rằng PLC tốt thật, hay thật, sao giờ mình mới biết!… Còn sao mà họ biết là tốt mà lại viết thành không tốt, bởi vì miếng cơm túi tiền và sự bình an của gia đình họ và sự tồn tại của trang báo… mà thôi. Nói đến đây có vẻ nhiều người cũng muốn thắc mắc, hẳn có thế lực nào từ trên cao khống chế?! Đúng vây! Chúng thuê côn đồ đến các điểm luyện công để phá các học viên không cho tâp luyên, sui những nhà báo thiếu lương tâm viết bài bôi nhọ,… chúng toàn ném đá giấu tay. Nhưng thật là vô lý phải không? Vậy thì ai? PLC đã làm ảnh hưởng tới ai? Ai là người từ trên cao mà khống chế việc này? Thử hỏi mấy vị cấp cao trong ĐCSVN xem xem họ có biết về PLC không? Thông thường nói chung thì họ không biết PLC là gì, họ có thời gian đâu mà đến công viên xem xem để biết về các học viên cũng như là PLC là gì? Nói là PLC ở Việt Nam cũng phát triển rấ cao, đó cũng chỉ nói đến sự so sánh sự phát triển của PLC đối với tất cả các môn pháp tu luyên khac hiên có ở VN thôi, còn nói về toàn xã hội thì với mấy trục nghin học viên PLC thì đáng chi, cũng chỉ là một nhóm nho nhỏ, nai nói đặc thù của PLC giữa xã hội là hoàn toan tốt đẹp, thông thường họ tự rèn luyện ở nhà, còn một số ít người tập cùng nhau ở các công viên vào sáng sớm và buổi chiều, họ tâp cùng nhau các động tác trên nền nhạc nhẹ nhàng trổng rất đẹp và thiện cảm hài hòa với môi trương xã hội sung quanh, các học viên thông qua tu luyên họ thấy rất tốt nên giới thiệu cho gia đinh và bạn bè, các học viên thấy rất tốt nên tự ý bỏ tiền in đĩa tài liệu giới thiệu cho mọi người, hoàn toàn là miễn phí, các học viên vẫn làm việc và sinh sống bình thường như bao ngươì, thời gian trống họ tranh thủ hoạt động giới thiệu PLC âm thầm và lặng lẽ không ảnh hưởng đến ai…Vậy các vị cấp cao để ý đến làm gì???!
    Vậy nó tốt sao các vị CS mình lại cấm? TQ là nước duy nhất trên thế giới cấm cách đây đã 15 năm rồi, thời gian đó cũng đủ làm cho các vị lãnh đạo trên thế giới mở mắt mà tránh xa, vậy các vị lãnh đạo của mình thi sao? Họ cũng không mù đâu! Cũng chỉ vì miếng cơm manh áo và chiếc ghế của mình mà thôi! Nói đến đây nhiêu người cũng thăc mắc ta vơi TQ đang căng thăng sao có chuyện đó được? Tôi nói ở trên là lánh đạo của mình nhưng cũng năm phe bẩy cánh, muốn biết giõ thì quí bạn gần gũi và học hỏi từ các bạn học viên họ năm giữ rất nhiều bí mật, và phải tu luyện PLC thât tốt và đọc thêm sách ‘Cửu Bình’ tôi chỉ viết qua loa vậy thôi.

  • Hảo Tâm

    Trước khi đọc bài này, tôi đã đọc nội dung bài báo ở web Dân Trí. Và trong đầu chỉ có một thắc mắc, là tại sao một tờ báo được gọi là Dân Trí mà lại cho phép đăng một bài viết với nội dung và lập luận rất ” trẻ con” như thế. Tôi nghĩ rằng, bài báo đó chỉ có hiệu lực xuyên tạc và vu khống cho những người chưa thật sự hiểu về PLC hoặc là nhận thức thấp mà thôi. Còn những ai họ có một sự nhận thức nhất định sẽ thấy rất buồn cười chứ đừng nói đến là những người đã luyện tập PLC. Vì vậy tôi nghĩ báo Dân Trí đã đánh mất một phần nào đó niềm tin của đọc giả khi đăng bài viết này rồi.
    Còn về bài viết phản hồi trên, tôi thực sự thấy thuyết phục, khách quan và rõ ràng. Chẳng qua trong khuôn khổ như vậy tác giả không muốn nói trắng ra mà thôi. Vậy xin phép cho tôi, một người công dân đang sống ở VN nói trắng dùm tác giả bài viết trên: ĐCSTQ hay VN về bản chất là phản Chân Thiện Nhẫn (thể hiện một phần trong ý tứ của tác giả ở đoạn: “…Có một vấn đề này. Hệ thống đạo đức và đức tin ấy là không thể trùng với hệ thống chính trị, trùng với hệ thống phân chia tài sản và quyền lực…” (bạn muốn hiểu hơn về Bản chất của ĐCS thì xem 9 bài bình luận về ĐCS ở đây: http://9binh.com/). Mà đã là như thế thì cơ quan báo chí hay truyền thông chỉ là công cụ cho chính quyền phục vào vào mục đích chính trị mà thôi. Mà đã nói đến chính trị là nói đến lợi ích và quyền lợi của lãnh đạo. Dù cho một điều nào đó có tốt đẹp cho quãng đại quần chúng bao nhiêu, mà không nằm trong tầm kiểm soát và sinh lợi cho lãnh đạo thì sẽ bị đổi trắng thay đen mà thôi.
    Tôi chia sẽ bằng chính sự nhận thức của tôi – một người tìm hiểu kỹ về PLC và cũng là một công dân đang sống ở xã hội VN. Và theo tôi đó là sự thật chứ tôi không phải vì động cơ chính trị nào ở đây. Nên mong báo Beforeitsnews cho phép đăng lời chia sẻ này của tôi.

  • Quốc Huy

    Đúng vậy, đằng đằng là một tờ báo dân trí uy tín mà đưa tin như vậy, mất hình tượng quá. Người Việt Nam mình đâu có bị kiểm duyệt internet đâu, máy chuyện như đảng cộng sản Trung Quốc đàn áp và mổ cắp nội tạng Pháp Luân Công thì báo chí chưa đăng mà người Việt mình cũng biết lâu rồi. :lol:

    Mà có khi nào phóng viên báo dân trí bị mua chuộc không vậy? Mình nghe nói Chính quyền Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công bên ngoài Trung Quốc cũng ghê lắm. Nhà nước còn thuê tuyên truyền viên, rồi mật vụ đủ thứ. Ví dụ vụ cái học viện Khổng Tử chẳng hạn :eek:

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.