Gần như tất cả mọi người, ai cũng đều phải trải qua quá trình mọc răng khôn. Răng khôn là răng được mọc sau cùng nhất trên hàm. Mỗi người có bốn răng khôn ở bốn góc hàm, tuy nhiên cũng có người không thấy răng khôn mọc ra vì vẫn còn nằm trong xương hàm. Khi mọc răng khôn mọi người đều phải trải qua những cơn đau ghê gớm, một số trường hợp còn có hiện tượng sương, viêm, phù nề hàm rằng.
Do mọc sau cùng nên răng khôn hàm dưới có thể bị thiếu chỗ để mọc một cách bình thường, dẫn đến mọc lệch, mọc ngầm. Những trường hợp này gọi chung là mọc kẹt, nghĩa là cái răng đó không có đủ chỗ để mọc lên. Khi không đủ chỗ để mọc lên, có thể vẫn có nang thân răng, nhưng răng không trồi lên được, một số trường hợp chỉ mọc nhú lên 1 tí. Điều này rất nguy hiểm, khi răng bị bệnh lí, viêm từ răng nhú lên sẽ viêm túi quanh răng khôn rồi lan ra mô mềm xung quanh. Bệnh viêm lợi tái phát nhiều lần chừng nào răng khôn chưa được chữa trị, và càng ở những lần tái phát sau mức độ nguy hiểm càng cao.
Ngoài ra, mọc răng khôn cũng là nguyên nhân huỷ hoại xương và răng xung quanh. Khi răng khôn mọc đâm sang răng bên cạnh, nó sẽ làm răng đó bị tiêu hủy, lung lay, nhiều khi gây sâu răng, và cuối cùng là rụng răng. Triệu chứng sớm của việc mọc lệch này là những cơn đau âm ỉ ở khu vực đó. Trong một số truờng hợp khi những bất thường của răng khôn không được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng lây lan sang các khu vực xung quanh như mang tai, má, mắt, cổ…gây nguy hiểm đến tính mạng.
Thời điểm mọc răng khôn là thời điểm vô cùng thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, các bạn nên vệ sinh răng miệng thật sạch, dùng chỉ khoa sau khi ăn. Để giảm đau, các bạn có thể chườm đá, nếu trường hợp quá đau thì các bạn nên uống thuốc kháng sinh theo sự hướng dẫn của bác sỹ. Trong trường hợp bị sốt cao, đau nhức kéo dài hoặc răng mọc xiên, lệch, bạn nên đến bác sỹ nha khoa để được tư vấn về cách xử trí hợp lý. Sau khi có kết quả chụp X – quang, bác sỹ sẽ có những chỉ định phù hợp như: trích mủ, cắt lợi trùm hay nhổ răng…
Xem thêm: bị đau khi mọc răng khôn