(Shutterstock*)
Vũ Trụ chứa đầy những điều bí ẩn và thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Bạn là người quyết định!
Giáo sư ngành khoa học không gian và hiệu trưởng danh dự của Trường Kỹ Nghệ và Khoa học Ứng dụng thuộc Đại học Princeton Robert G.Jahn đã tình cờ bước chân vào nghiên cứu hiện tượng siêu linh khoảng 30 năm về trước.
Một trong những người học trò khá nhất của ông đã nhờ ông hướng dẫn nghiên cứu về tâm thần động học [1]. Cô định áp dụng chuyên môn của mình trong ngành khoa học máy tính và kỹ thuật điện vào nghiên cứu này. Mặc dù Jahn không có kinh nghiệm cá nhân cũng như học thuật đối với những hiện tượng siêu linh, ông đã đồng ý giúp cô học trò của mình mở ra một hướng nghiên cứu mới.
“Ban đầu, với vai trò giám sát trong dự án này tôi đã có tiếp xúc cá nhân với nó ở một mức độ nào đó, và rồi sự kinh ngạc về mặt học thuật trong tôi lớn dần, đến nỗi sau khi người sinh viên này tốt nghiệp, tôi đã bị thuyết phục rằng đây là một lĩnh vực nghiên cứu chính thống đối với các chuyên gia công nghệ cao và tôi rất thích thú nếu được tiếp tục nghiên cứu trong lĩnh vực này”- ông đã viết như vậy trong một bài học thuật năm 1982 với tựa đề “Nghịch lý dai dẳng của Hiện Tượng Siêu Linh: Quan điểm trong ngành kỹ thuật (The Persistent Paradox of Psychic Phenomena: An Engineering Perspective)”.
Ông mô tả một cách đầy cảm hứng về hành trình tìm hiểu những điều kỳ bí trong ý thức của con người dưới góc nhìn (thường là không thỏa đáng) của khoa học hiện đại. Hướng đi độc đáo này của ông khai mở những vấn đề khúc mắc một cách khoa học khi hòa hợp vật lý với các hiện tượng siêu linh.
Dưới đây là một số luận điểm của ông, thu thập từ bài viết năm 1982 và một bài viết nữa vào năm 2005, đồng tác giả với B.J.Dunne, có tựa đề “Ý thức, Thông tin, và các Hệ thống Sống (Consciousness, Information, and Living Systems).
1. Các nhà khoa học trong phòng thí nghiệm không nên hy vọng tạo ra một kiệt tác nghệ thuật
Jahn đã phản hồi trước một số luận điệu chỉ trích thông thường đối với các nghiên cứu về hiện tượng siêu linh. Ông đã viết: “Sự tránh né đối với những hiện tượng được nghiên cứu dưới sự kiểm soát và quan sát cẩn trọng có lẽ là sự chỉ trích đáng xấu hổ nhất, hoặc nó cũng có thể hình thành nên một đặc điểm hiện tượng luận có căn cứ và minh bạch”.
Ông nói rằng sự chặt chẽ trong việc quan sát có thể thật sự hạn chế các kết quả khả quan. Ông cho rằng làm nghiên cứu về hiện tượng siêu linh giống như việc tạo ra một tác phẩm nghệ thuật.
“Không có gì phải bàn cãi trước thực tế rằng quá trình sáng tạo nghệ thuật, âm nhạc, hoặc văn chương, hay những ý tưởng triết lý cao siêu nói chung, thường không thể nảy mầm trong một môi trường của sự ràng buộc cứng nhắc hay trong sự hiện diện của những người quan sát vô cảm. Trong những hoạt động này, tầm quan trọng của môi trường và tâm trạng thuận lợi là khá rõ ràng. Những thành quả của sự sáng tạo sẽ khó có thể đạt được trong một môi trường quá khô khan và thù hằn”.
Các thí nghiệm trong vật lý lượng tử đã cho thấy rằng người quan sát có thể tác động đến kết quả của thí nghiệm chỉ bằng cách quan sát nó. Do đó, theo ông việc tái lập lại kết quả nghiên cứu này là điều hiếm có, bởi có sự khác biệt trong người tiến hành nghiên cứu, những mong muốn khác nhau, và các khác biệt trong các yếu tố bố trí thí nghiệm.
2. ‘Đầm lầy phủ sương’ – Cách ví von về việc nghiên cứu các hiện tượng kỳ lạ
(Thinkstock)
Lời mở đầu trong bài nghiên cứu năm 1982 của Jahn miêu tả một cách văn vẻ sự trì trệ trong hành trình đưa ra những nhận thức có giá trị khi các nhà khoa học rơi vào những ẩn đố.
“Thế giới của các hiện tượng tâm linh có thể so sánh với một đầm lầy phủ sương rộng lớn, vốn là nơi sinh sống của các loài sinh vật kỳ quái gây hoang mang, khi hết thảy chúng đều quá xa lạ với phạm vi nhận thức và phân tích thông thường của chúng ta.
“Một số học giả từng tìm hiểu về phạm trù bí ẩn này đã quay lại thông báo một cách thẳng thừng rằng tất cả những thực thể sống như vậy chỉ là điều hão huyền – chỉ là những gốc cây ngập nước và những cái bóng xoáy dưới bề mặt, từ đó mời gọi những nhận thức sai lầm của những kẻ nhẹ dạ và sự bóp méo thông tin bởi những kẻ truyền bá các tư tưởng loại này. Nhưng những người khác, những người với một niềm tin tương đối đã diễn tả một cách chi tiết các quan sát của họ về nhiều chủng loại sinh vật khác thường với vóc dáng và khả năng đáng kinh ngạc”.
“Một số hiện tượng được khẳng định là xuất hiện thình lình, bùng phát từ nơi sâu tối, vụt sáng trong khoảnh khắc trải nghiệm của con người, để rồi biến mất một lần nữa, trước khi có thể tiến hành bất kỳ sự đo lường một cách hệ thống nào về đặc điểm của chúng”.
“Những trường hợp khác được báo cáo thuyết phục hơn với những hành vi có kiểm soát và có thể lập lại, nhưng chỉ bởi những người có tài năng đặc biệt hoặc tập luyện thuần thục. Đã có những bằng chứng vô căn cứ, thậm chí là gian lận trong hoạt động này được chào mời bởi những kẻ trục lợi, từ đó tạo nên một bầu không khí nghi hoặc cho tất cả những lời khai của nhân chứng”.
“Khi xem xét đầy đủ, thì chỉ có một số rất ít những mẫu xét nghiệm chính thống, bằng cách thận trọng đi ra đi vào vùng ngập mặn, hay là tiến sâu vào cái mớ hỗn độn, và thậm chí những mẫu nghiệm này đã được chứng minh là quá khó hiểu và quá mỏng manh, và những tiêu chí để xác định rằng chúng là đáng tin cậy thì lại quá nghiêm ngặt, do đó nó không thể hoàn toàn thuyết phục. Đích đến vẫn còn đó, và cuộc tìm kiếm vẫn tiếp diễn”
3. Nhà sáng lập phương pháp khoa học ngài Francis Bacon ủng hộ các nghiên cứu siêu linh
Chân dung Ngài Francis Bacon (1561–1626), khoảng năm 1617, họa bởi William Larkin. (Wikimedia Commons)
Jahn đã đề cập đến sự ủng hộ mà ngài Francis Bacon và những nhà khoa học nổi tiếng khác dành cho việc nghiên cứu hiện tượng siêu linh.
“Có lẽ những lời bình luận khoa học chủ chốt đầu tiên về chủ đề này đã được Ngài Francis Bacon đưa ra vào gần thời kỳ chuyển giao của thế kỷ thứ 17. Ngài Francis Bacon đã được nhìn nhận một cách rộng rãi như là người khởi thủy nên phương pháp khoa học. Trong cuốn ‘Sự tiến bộ của Học thuật’ (The Advancement of Learning) ông đã gợi ý rằng ‘sự mê tín và những thứ tương tự’ không nên bị loại trừ khỏi phạm vi nghiên cứu của khoa học, và trong quyển sách xuất bản sau khi ông mất- ‘Sylvia Sylvarum’, ông đã đề xuất việc điều tra thận trọng các giấc mơ ngoại cảm, sự chữa trị siêu linh và ảnh hưởng của ‘trí tưởng tượng’ đối với việc gieo quân xúc xắc”.
William James- nhà tâm lý học và triết học ở trường Harvard và một trong bốn nhà sáng lập của Hiệp hội Nghiên cứu Siêu linh tại Mỹ (American Society for Psychical Research), cũng là một nhà đóng góp chủ yếu cho “sự tiến hóa của tư duy phản biện trong chủ đề này”- Jahn đã viết.
Ông trích dẫn James: “Bất kỳ ai có một cảm giác lành mạnh đối với các bằng chứng, một cảm giác không bị làm mai một đi bởi chủ nghĩa bè phái trong ‘khoa học’, giờ đây phải cảm nhận được, giống như tôi đây, những cảm giác và ký ức khi nhiệt huyết dâng trào, những ảo tưởng trung thực, những ngôi nhà ma ám, hay những trạng thái xuất thần, hoặc thậm chí quá trình thần giao cách cảm, đều là các loại hiện tượng giống như các hiện tượng tự nhiên khác, và nên được theo đuổi bởi sự hiếu kỳ trong khoa học”.
4. Sự phát triển của các nghiên cứu siêu linh giống với những ngày đầu thành lập các ngành khoa học khác
Sau khi rà soát lại lịch sử của các nghiên cứu siêu linh, Jahn đã kết luận như sau: “Trong rất nhiều phương diện, mô hình phát triển của lĩnh vực này giống với các ngành khoa học tự nhiên vào những ngày đầu, hoặc có lẽ giống như thời kỳ phôi thai của ngành tâm lý học cổ điển, trên phương diện thiếu vắng các thí nghiệm cơ bản có thể tái lập lại và các mô hình lý thuyết hữu dụng, mức độ hỗ trợ tài chính thấp và sự phối hợp kém bên trong giới chuyên môn, kèm theo độ tin cậy nhỏ nhoi trong các tổ chức học thuật và khu vực công. Cũng giống như những lĩnh vực khoa học đó, sự sinh tồn và phát triển ban đầu của các nghiên cứu siêu linh có thể phụ thuộc phần lớn vào nỗ lực của một vài học giả với đầy đủ niềm tin, uy tín, và dũng khí để đối mặt được với sự bài trừ của cộng đồng khoa học chính thống”.
Vai trò của ý thức con người trong thế giới vật lý nên là một trong những lĩnh vực mới của khoa học, ông nói. Từ những năm 40 đến năm 1982, khoảng 50 luận án về chủ đề siêu linh đã được chấp nhận tại các trường đại học uy tín.
5. Phải chăng quá trình siêu linh đã rất phổ biến trong quá khứ xa xưa?
Jahn đã viết: “Kinh Thánh giống với các văn thư thần học khác, coi quá trình hoạt động tinh thần như một nhân tố chủ đạo, trong một lối diễn đạt quá thực tế đến nỗi một người sẽ có khuynh hướng tin rằng mọi người vào thời đó chấp nhận những sự kiện như vậy như chuyện thông thường”.
6. Giá trị của các nghiên cứu tâm linh trong kỷ nguyên thông tin
Trong bài viết năm 2005 của ông, Jahn đã ghi chú như sau: “Sự xuất hiện của thông tin như một dòng khoa học chủ chốt thứ ba, cùng với sự phát triển của các công cụ đang ngày càng nhạy cảm và tinh vi hơn trong quá trình làm rõ và triển khai các nghiên cứu, giờ đây đã đặt ra những câu hỏi về cách dàn xếp các vấn đề về ngữ cảnh và ý nghĩa, vốn chủ quan nhưng cũng rất quan trọng đối với thông tin hữu dụng”.
Ông đã viết: “Các nhân tố chủ quan sẽ không chỉ liên quan đến khả năng nhận thức các thực thể vật lý, mà thực ra cũng có thể là các nhân tố quan trọng trong bản chất cốt yếu của nó”.
Ghé thăm@TaraMacIsaac trên Twitter và ghé thăm trang Epoch Times Beyond Science trên Facebook để tiếp tục khám phá các lĩnh vực mới của khoa học!
*Ảnh khái niệm của hiện tượng siêu linh từ Shutterstock.
[1] Tâm thần Động học là ngành nghiên cứu khả năng dùng tâm trí để tác động đến đồ vật mà không có các tương tác vật lý.
Theo Vietdaikynguyen.com