Văn hóa thần truyền Thần thám Địch Nhân Kiệt, một vị quan phá án nổi tiếng của Trung Quốc, tài năng của ông được một số người so sánh với vị thám tử nổi tiếng Sherlock Homes.
Địch Nhân Kiệt (630-700[1]), tự Hoài Anh, còn gọi là Lương Văn Huệ công, là một quan lại của nhà Đường cũng như phò tá triều đại Võ Chu do Võ Tắc Thiên lập ra. Ông là vị quan có tiếng liêm minh, một người văn võ song toàn, vừa phải mềm mỏng biết cách để làm dịu tính khí của quốc vương, ngay thẳng, chính trực duy trì công lý, và cùng lúc giải quyết các vấn đề nan giải khác. Với năng lực phá án tài tình, mọi vụ án ông điều tra đều có cái kết bất ngờ thông qua việc điều tra ra những tình tiết rất tinh tế khiến người người bội phục, ngợi ca và gọi ông là Địch Công
Tất cả những vụ việc, biến chuyển xảy ra trong triều đại nhà Đường Trung Quốc đều được sách sử theo dõi, ghi chép một cách nghiêm túc, hình tượng thần thám Địch Nhân Kiệt được biết đến với một hình thức điều tra thông minh liêm khiết. Ông có một lối khai thác phá án nổi tiếng ghi dấu ấn trong nền văn hóa Trung Quốc, những vụ án của ông được ghi chép lại trong tác phẩm “Địch Công Án” với một chuỗi các câu chuyện tiểu thuyết được viết bởi một tác giả vô danh của thế kỷ 18, bộ sách được dịch sang tiếng Anh trong những năm 1940.
Trước khi trở thành quan nhân triều Đường, Địch Nhân Kiệt là con trong một gia đình viên chức.
Địch Nhân Kiệt sau khi thi đỗ kỳ thi Minh Kinh năm 656, qúa ấn tượng với tài năng của ông, ngay lập tức ông được bổ nhiệm làm phán tá Biện Châu. Nhưng trong khi đảm đương chức quan tại đây ông bị một viên quan vì ghen tỵ đã vu khống kết tội khiến ông bị giam vào tù.
Hoàng hậu Võ Tắc Thiên chiếm đoạt ngai vàng, thiết lập một hệ thống nội gián và mật vụ. Bà thậm chí còn bị nghi là giết chết 2 đứa con ruột để thúc đẩy tham vọng quyền lực của mình. Tuy nhiên bà là một hoàng hậu có khả năng quản lý đất nước. Sự cai trị hà khắc của bà kết thúc sau một cuộc đảo chính, được vạch ra bởi chính Địch Nhân Kiệt. Từ đó, triều đại nhà Đường được khôi phục. Bức hình được lấy từ bộ ảnh thế kỷ 18, tuyển tập chân dung 86 vị hoàng đế Trung Quốc, với các ghi chú lịch sử.
Một dịp tình cờ, Công bộ Thượng thư Diêm Lập Bổn trong khi tuần thú Hà Nam đã nhận tra xét vụ án của ông. Sau khi giải oan cho Địch Nhân Kiệt, ông cũng nhận ra được tài năng và đức độ của vi quan viên trẻ này. Diêm Lập Bổn đã lập tức tiến cử Địch Nhân Kiệt làm Pháp tào tại Tịnh Châu đô đốc phủ.
Vài năm sau, Địch Nhân Kiệt lại bị quan quân vu khống hãm hại, vì am hiểu luật pháp nên khi biết rằng không có chứng cứ minh oan, ông đã nhận tội về mình để tránh bị đánh đập tra khảo. Việc đó khiến ông lần nữa bị bỏ tù. Ngày qua ngày, người ta thường thấy ông hay lẩm bẩm và làm những cử chỉ kỳ quặc trong xà lim. Sau nhiều tháng giam trong tù ông đã nhanh trí chớp lấy thời cơ khi lính canh quản lý giờ giấc lơi lỏng. Ông xé chăn viết một bản cáo trạng, giấu kỹ trong lớp áo quần của mình, nhờ cai ngục đưa cho người nhà giặt hộ. Người nhà ông lập tức gửi đơn kiện giúp ông minh oan.
Trong truyền kì phá án của mình, ông nổi tiếng với vụ điều tra cái chết của một cô dâu bị đầu độc; và một vụ án khác, ông vạch mặt kẻ sát nhân của một “xác chết lạ” trong ngôi làng vắng vẻ. Các vụ án khác liên quan đến sự can thiệp siêu nhiên, gợi ý cho ông từ những giấc mộng. Địch Nhân Kiệt thường cải trang mình thành một thầy thuốc để tìm manh mối, những suy luận của ông có được nhờ vào những đầu mối tính tế và sự thẩm vấn cẩn thận.
Vào cuối sự nghiệp Địch Nhân Kiệt thực sự nổi tiếng bởi sự đức độ và tài năng phá án như thần khiến người người ngưỡng mộ, bội phục.
Sau nhiều năm làm thẩm phán, ông được hoàng hậu Võ Tắc Thiên chọn làm tể tướng, và trở thành cánh tay phải của bà. Võ Tắc Thiên là một trong những vị vua gây tranh cãi nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ban đầu, bà là một người thiếp của hoàng đế Thái Tông, một trong những người sáng lập triều nhà Đường, bà tự phong cho mình là Nữ Hoàng sau cái chết của con trai của Thái Tông nhà Đường. Đây là một động thái chưa từng trong lịch sử Trung Quốc trước đó. Bà lấy quốc hiệu là Chu, và sắp xếp cho cháu trai lên kế vị chứ không phải vị hoàng thái tử (con ruột của bà) từng bị bà giáng làm thứ dân.
Địch Nhân Kiệt được mọi người nhớ đến như một cố vấn tài năng, chính trực xưa nay hiếm thấy khi phụng sự bên một vị nữ hoàng nóng tính và xảo quyệt này. Nhưng cũng chính vì tài năng và sự chính trực của ông mà khiến bà rất mực nể trọng, gọi ông thân tình là “Quốc lão”- ngay cả khi ông chống đối lại mình. Thời kì đầu của triều nhà Chu, Địch Nhân Kiệt chấp nhận sự tiếm ngôi của bà; bởi lẽ, không có sự lựa chọn nào khác. Giặc ngoại xâm đang đe dọa, trong khi Trung Quốc cần ổn định. Tuy nhiên, Địch Nhân Kiệt cũng như nhiều bá quan văn võ coi triều đại nhà Chu về cơ bản là không chính thống. Ông đã kiên nhẫn từng bước củng cố bộ máy quan viên. Tuyển dụng và tiến cử các quan chức ngay thẳng, trung thành với triều đại và hoàng đế nhà Đường. Trong nhiều năm, họ che dấu tâm nguyện của mình, lặng lẽ sắp đặt sự việc cho cuộc đảo chính.
Vào ngày 20 tháng 2 năm 705 SCN, quân đội vũ trang do tể tướng Trương Giản lãnh đạo bao vây Trường Sinh Điện của Nữ hoàng, tiến hành đảo chính. Khi đó Võ Vương cũng đã 82 tuổi già yếu nên không thể ngăn chặn nổi. Quyền lực trong tay bà đành phải kết thúc vào ngày hôm đó, bà buộc phải ký sắc lệnh thoái vị và lui về làm Thái Thượng Hoàng. Cuối năm đó, một ngày, bà mệt mỏi lảo đảo bước về phòng, ngồi xuống, nhắm mắt xuôi tay và khép lại một thời trị vì.
Năm năm sau khi Địch Nhân Kiệt tạ thế, cũng là năm đảo chính. Tuy nhiên, trước lúc ra đi, ông đã khôn khéo sắp đặt mọi thứ đâu vào đấy, chuẩn bị lực lượng khôi phục lại nhà Đường. Tuy nhiên Nữ hoàng không một chút mảy may nghi ngờ. Bởi đó là một màn tung hứng quá thông tuệ, quá tinh tế đến nỗi Võ Vương dẫu biết rằng không thể vãn hồi cũng chỉ biết thán phục mà thôi.
Theo VisionTimes
2014-08-03 16:26:14
Nguồn: http://tientri.net/van-hoa-than-truyen/sherlock-homes-trung-hoa-%e2%80%93-than-tham-dich-nhan-kiet/