Ảnh minh họa trên Internet
Miền Bắc Ấn Độ có một một thôn làng tên là Cách Y Mã. Nơi này đất đai cằn cỗi, cuộc sống mọi người khốn khổ, ngay cả việc làm sao để được ăn no cũng là một vấn đề. Người dân trong thôn cũng muốn thay đổi hiện trạng này, khổ nỗi tìm không được kế sinh nhai nào cả.
Cách thôn Cách Y Mã không xa là một con đường quốc lộ thô sơ, giao thông qua lại khá khó khăn, xe cộ đi qua thường hay phát sinh sự cố. Có một lần, một chiếc xe hàng vận chuyển thức ăn gặp phải mương sâu lật nhào, các chum vại đồ ăn rơi vãi tứ tung. Lái xe bị thương, đi nhờ một chiếc xe thuận đường tới bệnh viện, hàng hóa không ai trông giữ. Người dân thôn Cách Y Mã thấy thế, bèn trộm lấy những chum vại đồ ăn đó về nhà, liên tiếp mấy ngày, nhà nào cũng có thức ăn. Chuyện này đã khơi dậy trong đầu người dân thôn Cách Y Mã một cách kiếm ăn. Tục ngữ nói: “Ở gần núi thì nhờ núi mà có cái ăn, ở gần nước thì nhờ nước mà có cái ăn”, dân thôn hoàn toàn có thể kiếm lợi từ con đường gần nhà họ. Thế là, bọn họ thường xuyên loanh quanh ở gần đoạn đường ấy, hy vọng lại gặp những chuyến xe vận tải đồ ăn. Nơi nào xảy ra chuyện, họ sẽ thừa cơ thu hoạch.
Nhưng tai nạn thì không thể thường xuyên phát sinh. Mắt nhìn mấy chiếc xe vận chuyển đồ ăn tới rồi lại đi mà hoàn toàn không thu lượm được gì, họ rất không cam lòng. Vì thế, họ bèn theo chủ ý của một người, đêm đến, thừa lúc con đường không có ai, bọn họ dùng công cụ đào khoét mặt đường tạo ra nhiều hầm hố. Cứ như thế, xe cộ qua đây thường xảy ra tai nạn hơn. Dù cho không bị sự cố đi nữa, thì cũng bởi tình hình giao thông quá kém, tất cả xe đều đi rất chậm, dân thôn đi theo sau xe, thừa dịp lái xe không chú ý liền ăn trộm hàng hóa của họ.
Ban đầu, dân thôn chỉ trộm đi một ít đồ ăn, về sau, những thứ hàng hóa khác họ cũng trộm, mang đến chợ bán lấy tiền. Cuối cùng, bọn họ không còn ăn trộm lén lút nữa, mà trắng trợn cướp luôn. Trong khoảng thời gian đó, con đường thô sơ bên cạnh thôn Cách Y Mã trở thành đoạn đường hết sức không an toàn. Cục cảnh sát mỗi tháng đều nhận được báo cáo về mấy vụ xe chở hàng hóa bị cướp bóc, bèn điều động lực lượng để phá án. Cảnh sát bắt quả tang tại hiện trường hai người dân thôn Cách Y Mã đang cướp hàng hóa và nhốt vào tù.
Nhưng làm như thế cũng không răn đe được những người dân thôn khác, ngược lại còn khiến họ càng thêm bí mật và lanh lợi trong lúc làm việc xấu. Họ bắt đầu phạm tội một cách có tổ chức, có người chuyên phụ trách canh chừng báo động, còn hàng hóa cướp được thì đem về nhà cất giấu, hoặc là thay đổi bao bì hàng hóa để cảnh sát đến tìm kiếm lục soát không ra vật chứng. Chính quyền địa phương cũng suy nghĩ rất nhiều biện pháp, muốn người dân thôn Cách Y Mã bỏ thói trộm cướp hàng hóa vô đạo đức và phi pháp ấy, hướng dẫn cho họ đi theo chính đạo. Tiếc rằng, dân thôn Cách Y Mã dấn thân vào con đường trộm cướp thường thu được lợi lộc, nên đã quen với phương thức kiếm ăn không nhọc sức mà thu hoạch này rồi. Vậy là nạn trộm cướp hàng hóa xung quanh khu vực thôn Cách Y Mã liên tục phát sinh.
Mùa đông năm đó, bởi đoạn đường qua thôn Cách Y Mã thường xuyên bị mất hàng hóa, cho nên rất nhiều lái xe lựa chọn đi đường vòng tránh đoạn đường qua thôn. Như thế, suốt mấy ngày người dân thôn không thu hoạch được gì. Một hôm rốt cục có một chiếc xe hàng đi qua nơi đó, trên xe chở toàn những bao đựng tinh bột a-xít-phốt-pho-ríc. Dân thôn Cách Y Mã đều không có văn hóa, trong mắt họ tinh bột chính là lương thực, có thể chế tác các thứ đồ ăn ngon. Lập tức, mọi người ùa ra, cướp đi 20 bao đựng tinh bột a-xít-phốt-pho-ríc.
Anh lái xe trẻ tuổi thấy có người cướp hàng hóa của mình, liền dừng lại, đi theo dấu những kẻ cướp tìm đến thôn Cách Y Mã. Ngược lại, những dân thôn khác nhân cơ hội đó, thoải mái tự do tới chỗ chiếc xe lấy hết những bao tinh bột ấy, bỏ lại chiếc xe rỗng không. Chàng trai tìm tới thôn, thỉnh cầu dân thôn trả hàng hóa lại cho mình. Dân thôn làm sao dễ dàng giao trả đồ ăn cướp được, đều không thừa nhận đã lấy hàng của anh. Chàng trai trăm lần khẩn cầu đều không được, anh bèn nói cho dân thôn biết rằng tinh bột này không phải là thứ tinh bột làm thức ăn thông thường, mà là tinh bột cho công nghiệp. Nó có độc, ăn vào sẽ chết người, dân thôn có lấy cũng vô dụng thôi. Chàng trai nói lời chân thật, nhưng dân thôn đều không tin, bởi loại bột a-xít-phốt-pho-ríc này từ màu sắc hay là sờ vào thì đều giống hệt loại tinh bột bình thường làm thức ăn hàng ngày của họ.
Chàng trai trẻ thấy dân thôn không tin, sợ lắm mà không biết phải làm sao. Anh vốn muốn đi báo cảnh sát, nhưng lại lo rằng một khi anh rời đi, thật sự sẽ có người nhân lúc ấy lấy bột này chế thành đồ ăn, khi đó sẽ có án mạng. Tuy rằng có chết người cũng không phải là trách nhiệm của anh, nhưng anh không thể trơ mắt mà nhìn những người này phải chịu chết! Anh bèn đến tận nhà những người dân thôn, nói rõ tình hình, thậm chí còn quỳ xuống trước mặt họ thỉnh cầu: “Số tinh bột ấy các vị không giao trả cho tôi cũng không sao cả, nhiều lắm tôi cũng chỉ bị tổn thất chút ít, nhưng tôi van xin các vị, ngàn vạn lần không được ăn thứ tinh bột này, như vậy sẽ gây chết người”.
Chàng trai cố gắng như thế, khiến dân thôn từ chỗ không tin đến chỗ nửa tin nửa ngờ, có người đem thứ tinh bột ấy cho gà ăn thử, để kiểm nghiệm xem chàng trai nói thật hay không. Kết quả, con gà ăn tinh bột này chỉ trong chốc lát lăn ra chết. Lập tức dân thôn kinh hãi, rồi chuyển sang vô cùng cảm động. Họ cướp hàng hóa của chàng trai kia, anh lẽ ra phải oán hận bọn họ, để cho bọn họ ăn thứ tinh bột đó mà trúng độc chết, thế cũng là xứng đáng. Nhưng chàng trai vì để cứu mạng họ, không ngại quỳ xuống thỉnh cầu họ đừng ăn. Lòng nhân từ thiện lương như thế, tấm lòng tốt đẹp nhường ấy khiến họ xấu hổ vô cùng, cảm động mãi không thôi.
Dân thôn tự nguyện mang trả lại xe những bao tinh bột mà họ đã lấy. Từ đó trở đi, người dân thôn Cách Y Mã không còn trộm cướp hàng hóa của xe cộ qua lại nữa. Nếu có người chủ ý làm vậy, lập tức có người đứng ra nói chuyện: “Ngẫm lại người hảo tâm kia mà xem, chúng ta làm hại anh ta, anh ta lại cứu mạng toàn bộ dân thôn. Nghĩ đến anh ấy, chúng ta còn mặt mũi nào tiếp tục thứ thủ đoạn hại người này nữa đây? Chẳng lẽ chúng ta thực sự là ma quỷ hay sao?”.
Vùng xung quanh con đường quốc lộ qua thôn Cách Y Mã đã thanh bình. Dưới sự cai quản của cảnh sát, sự hướng dẫn của chính quyền đều chưa từng có hiệu quả. Thế rồi, một người lái xe trẻ tuổi lương thiện lại thay đổi được tất cả. Thói quen của người ta là có thể thay đổi được, thiện niệm của con người là có thể thức tỉnh được, chỉ là xem thử làm cách nào chúng ta mới có thể thức tỉnh được họ mà thôi. Bất luận là ai đi nữa, trong lòng kỳ thực đều có một mầm thiện tâm, chỉ lòng nhân từ mới có thể khơi dậy nó thôi. Muốn người ta lương thiện, đầu tiên cần phải có lòng thương, đối với người ác, ta dùng lòng thương, thì đều có thể thức tỉnh được thiện tâm của họ, khiến họ trừ bỏ được ác niệm. Chúng ta tin tưởng rằng, chỉ cần mọi người đều có một chút tâm lương thiện, đều có một chút lòng thương, xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn lên!
Sức mạnh của Thiện là hết sức to lớn. Trung Quốc bởi sự tiêm nhiễm của văn hóa Đảng “Giả – Ác – Đấu” và “Đặc quyền áp đảo tất cả” , thì đạo đức trượt dốc, tham ô hủ bại tràn lan, con người đánh mất nhân tính, không có nhân quyền, các vấn đề xã hội bộc phát. Nhưng chúng ta tin tưởng, người dân Trung Quốc vẫn còn bản tính thiện lương, đám mây đen văn hóa đảng kia không thể ngăn được sự khao khát và hướng về bản chất lương thiện của con người. Pháp lý “Chân Thiện Nhẫn” của Pháp Luân Đại Pháp và lòng từ bi của các học viên Pháp Luân Công sẽ đánh thức được bản tính thiện lương của người dân, làm sáng tỏ chân tướng cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cộng đồng hướng đến tương lai tốt đẹp.
theo minhhue.net