Hầu hết chúng ta trong cuộc sống đều đã từng nói lời ngon ngọt với máy móc. Thay vì cầu xin chiếc máy tính bị hỏng hóc của mình làm việc trở lại, hoặc xin chiếc điện thoại thông minh hoạt động nhanh lên, thì có ai trong chúng ta thử dùng suy nghĩ của mình để tạo ra sự ảnh hưởng tới máy móc không?
Phòng nghiên cứu các hiện tượng bất thường trong kỹ nghệ thuộc Đại học Princeton (PEAR) nổi tiếng với các thí nghiệm cho thấy suy nghĩ của chúng ta thực tế có ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị điện tử.
Các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm, vốn đã bị đóng cửa và sáp nhập vào một tổ chức phi lợi nhuận trong năm 2007 sau gần 30 năm hoạt động, đã thử nghiệm ảnh hưởng của tư duy con người lên các thiết bị được gọi là các máy tạo sự kiện ngẫu nhiên (REGs). REGs tạo ra dãy số mà mỗi chữ số là 1 hoặc 0. Chúng giống như tung đồng xu để chọn sấp ngửa, có thể tạo ra hai kết quả một cách ngẫu nhiên.
Những cá nhân tham gia được yêu cầu hướng trực tiếp ý định của họ về phía chiếc máy nhằm tạo ra nhiều số 1 hơn hoặc nhiều số 0 hơn.
Ví dụ, như các kết quả của một người tham gia cho thấy xu hướng sự kiện xảy ra giống với ý định của người đó, với khả năng xảy ra theo đúng ý định là 1/250.000. Theo báo cáo của PEAR, kết quả các thí nghiệm tích lũy cho thấy khả năng xảy ra dãy số như vậy một cách ngẫu nhiên là 1 trong 1 nghìn tỷ.
Trong một bài báo năm 1982, Robert J.Jahn, người sáng lập PEAR đã nói về việc thử nghiệm các hiện tượng siêu linh: “Kết quả từ các thí nghiệm này thường rất khó được lặp lại nếu tuân theo khoa học thực chứng, nhưng sự sai lệch so với điểm kỳ vọng thống kê là rất lớn và chỉ có một số điểm chung trong hàng loạt những hiệu ứng được báo cáo”.
Stanley Jeffers- Phó Giáo sư danh dự vật lý tại Đại học York ở Canada, đã phát biểu trong một bài báo được công bố bởi Ủy ban Yêu cầu Nghi ngờ CSI (Committee for Skeptical Inquiry) rằng ông thấy phương pháp của PEAR không có căn cứ.
“Tôi đã cộng tác với những người khác để cùng thực hiện một số thí nghiệm trong lĩnh vực này. Một đặc điểm của phương pháp được sử dụng trong các thí nghiệm mà tôi tham gia đó là, trong mỗi thí nghiệm mà cá nhân tham gia cố gắng gây ảnh hưởng đến kết quả thì ngay sau đó một thực nghiệm khác được tiến hành, trong đó, cá nhân này được hướng dẫn là không để tâm đến các thiết bị máy móc. Tiêu chí đánh giá của chúng tôi dựa vào so sánh giữa hai bộ dữ liệu thí nghiệm. Đây không phải là phương pháp của nhóm PEAR, vốn đôi khi chỉ là thực hiện một thí nghiệm định tính về mức độ ngẫu nhiên của thiết bị”- ông viết.
“Mặc dù [nhà khoa học PEARS tại Đại học York] Dobyns đã có những ý kiến tranh luận với chúng tôi, chúng tôi tin chắc rằng phương pháp của chúng tôi là khoa học hơn”.
Một phát hiện thú vị của các thí nghiệm PEAR đó là các cặp đôi tham gia có cùng ý định, đặc biệt là những người có một mối tình cảm với nhau, có khả năng ảnh hưởng đến REGs nhiều hơn. Thí nghiệm được thực hiện trong hoàn cảnh và nền tảng có tính tôn giáo và nghệ thuật đạt được kết quả tốt hơn so với những hoàn cảnh thường nhật như các cuộc họp kinh doanh và hội nghị học thuật.
Theo Đại Kỷ Nguyên