ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: baoln89
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Cách chữa cảm lạnh nhanh nhất
Monday, September 8, 2014 1:48
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nói đến cảm lạnh, ai cũng cảm thấy quá quen thuộc đến nỗi không ai là không thuộc lòng các triệu chứng của bệnh như đầu tiên thấy gai lạnh dọc sống lưng, sau đó hắt hơi, ho khan, chảy nước mũi. Dưới đây là một vài cách chữa cảm lạnh nhanh nhất bằng đông y.

cach-chua-cam-lanh

Nguyên nhân

Con người bị cảm lạnh khi mà khí lạnh xâm nhập vào cơ thể, làm cơ thể suy yếu khi có các yếu tố thuận lợi như: ăn uống bừa bãi, quá nhiều đồ lạnh, làm việc quá sức, tâm trạng bất ổn, hay bị stress… thời gian dễ bị nhiễm cảm lạnh nhất là 11h đếm đến 3h sáng.

Một vài cách chữa cảm lạnh hiệu quả

Dưới đây là một vài cách chữa cảm lạnh nhanh nhất bằng đông y.

Cạo gió

Cạo gió là phương pháp dùng 1 đồng xu tròn hay muỗng cạo nhẹ vào một vùng dọc cột sống cổ đã được bôi dầu hoặc gừng tươi theo chiều lên hoặc xuống. Cách này giúp cho da nóng lên rồi thấm vào cơ thể.

Một sai lầm khi mọi người hay cạo gió là đánh tới khi nào da bầm tím mới thôi, gián tiếp làm tăng xuyết huyết dưới da. Bạn chỉ cần cạo gió tới khi nào cơ thể mất cảm giác ớn lạnh là được.

Nếu dùng củ gừng tươi, ta nên chọn củ to, rửa sạch, cho vào cối giã nhuyễn (cả vỏ), vắt nước cốt lên vùng cần đánh gió rồi dùng bã chà xát cho đến khi người nóng lên. Dùng khăn khô lau sạch bã gừng. Vùng cơ thể được chà xát sẽ nóng ấm lên rất dễ chịu mà sau đó vùng da tại chỗ lại không bị lạnh như một vài loại dầu nóng khác.

Một lưu ý là chỉ cạo gió với trường hợp cảm lạnh, tuyệt đối không làm với các truòng hợp bị cảm nắng.

Xông hơi

Xông hơi là cách sử dụng các loại là có tính cay, nóng như sả, bưởi, ngải cứu… đun sôi lấy nước rồi trùm mền quanh người để giữ hơi. Trong lúc xông, người bệnh nên thở chậm và sâu vì tác dụng chủ yếu khi xông là tác dụng qua đường hô hấp… Mồ hôi sẽ ra từ từ, bắt đầu từ trán, cổ, gáy, sau đó đến lưng, ngực, bụng. Nên ngừng xông khi thấy trong mình đã nhẹ bớt, hết cảm giác sợ lạnh, sợ gió. Dùng khăn khô lau mồ hôi, thay quần áo khô rồi nằm nghỉ.

Phương pháp này nên tiến hành từ từ và không lạm dụng vì dễ dẫn tới mất nước, nước đun sôi không quá 15 phút để tránh bay hết tinh dầu.

Trường hợp nào không nên xông?

- Khi bị cảm sốt và ra mồ hôi nhiều.

- Khi cơ thể quá yếu: Theo YHCT, khi cơ thể quá suy nhược là tình trạng dương khí yếu. Nếu bị cảm mà xông ra nhiều mồ hôi sẽ càng làm thoát khí dương ra ngoài, khiến cơ thể suy kiệt hơn.

Cháo giải cảm

Ðơn giản nhất là một tô cháo trắng nấu loãng, thêm một ít rau thơm như tía tô, kinh giới, quế hoặc vài lát gừng tươi. Có khi chỉ cần xắt vài lát hành ta, thêm ít hạt tiêu là đã thành một tô cháo giải cảm.

Hơi nước bốc lên từ tô cháo có tác dụng làm giảm sung huyết vùng mũi tốt hơn là hơi nước bốc lên từ một ly nước sôi. Tác dụng này chỉ có khi thêm vào tô cháo những “nguyên phụ liệu” như đã nói trên.

Nên ăn khi cháo còn nóng và trong lúc ăn nên “tranh thủ” hít hơi nóng bốc lên từ tô cháo càng nhiều càng tốt, bởi vì lúc này, tô cháo còn có tác dụng như một nồi xông nhỏ.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.