Khoa học và vũ trụ
Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn và luôn thách đố tri thức nhân loại. Trong chuyên mục “Khoa học Huyền bí” ,Thời báo Đại Kỷ Nguyên đã sưu tầm rất nhiều câu chuyện về những hiện tượng lạ thường nhằm kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng bạn không ngờ tới. Liệu chúng có thật hay không? Đó là tùy bạn quyết định.
Nguồn gốc bất ngờ của tia sét
Càng đi sâu nghiên cứu hiện tượng tự nhiên với kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, chúng tôi càng thấy rằng rất nhiều lý thuyết và quan niệm cũ của chúng ta bỗng nhiên không còn phù hợp với các quan sát và kết quả thí nghiệm hiện nay nữa.
Đây chính là trường hợp mà các nhà khoa học nghiên cứu về nguồn gốc của tia chớp trên mặt đất. Họ khám phá ra rằng những đám mây giông không sản sinh mức năng lượng cần thiết để hình thành nên tia chớp.
Trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình NOVA Science Now của đài PBS, giáo sư Martin Uman, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Kiểm nghiệm Tia Sét Quốc tế tại Camp Blanding, Florida, cho biết “Một cơn bão sấm mang năng lượng bằng một quả bom nguyên tử”.
Ông Joseph Dwyer, giáo sư, tiến sỹ ngành vật lý và khoa học không gian của Viện Công nghệ Florida (FIT) nói “Vấn đề là sau hàng thập kỷ nghiên cứu đo lường về giông bão, chưa từng có ai tìm được nơi nào có nguồn điện lớn như thế”.
Năm 2005, Giáo sư Dwyer khẳng định năng lượng cần thiết cho phản ứng này xảy ra không phải đến từ bầu khí quyển của chúng ta mà từ các tia vũ trụ đến từ những ngôi sao đang chết nằm rất xa xôi trong chiều sâu của không gian vũ trụ.
Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Dwyer tại FIT còn phát hiện thành công thành phần tia X trong các đám mây giông. Điều này góp phần củng cố lý thuyết của ông. Họ đã sử dụng những công cụ kỹ thuật tiên tiến, đồng thời thả bóng bay trong suốt cơn giông bão để thu thập thông tin cần thiết.
Dữ liệu cung cấp bởi tàu thăm dò Voyager 1 của NASA sau khi nó vượt qua ngưỡng Thái Dương hệ đã làm lung lay rất nhiều quan niệm truyền thống. Từ dữ liệu này, chúng ta có thể thấy rõ ràng là lực điện từ phần lớn phát xuất từ dải Ngân Hà có tác động mạnh mẽ đến Mặt trời và hệ Mặt Trời hơn chúng ta vẫn tưởng.
Sao Hỏa đã từng bị một tia sét khổng lồ trong vũ trụ đánh trúng?
Hẻm núi Valles Marineris là một rãnh khổng lồ trên bề mặt sao Hỏa (nằm ở trung tâm bức ảnh). Một số nhà khoa học giả định rằng rãnh này được tạo ra bởi một tia sét khổng lồ từ không gian vũ trụ (NASA, USGS).
Thật khó mà tưởng tượng ra một tia sét trên quy mô vũ trụ; tuy nhiên, một vài nhà khoa học trong ngành điện năng tin rằng một tia sét vũ trụ đã đánh trúng sao Hỏa và tác động sâu sắc đến bề mặt của nó.
Vực Valles Marineris trên sao Hỏa là một trong những hẻm núi lớn nhất trong Thái Dương hệ. Theo báo cáo của NASA, rãnh này dài 2,500 dặm (4,000 km) và sâu 4 dặm (7 km). Trong khi đó, rãnh Grand Canyon tại Arizona chỉ dài khoảng 500 dặm (800 km) và sâu 1 dặm (1,6 km).
Nguồn gốc của hẻm núi Valles Marineris vẫn còn là điều bí ẩn; song giả thuyết hàng đầu hiện nay cho nó là một vết nứt khổng lồ ở lớp vỏ sao Hỏa gây ra khi hành tinh này nguội lạnh hàng tỷ năm về trước. Hơn nữa, người ta tin rằng rất nhiều rãnh của hẻm núi này đã bị nước làm xói mòn.
Tuy vậy, các nhà khoa học của dự án Thunderbolts lại khẳng định một tia sét mang tầm cỡ vũ trụ có thể tạo nên hẻm núi khổng lồ này. Điểm quan trọng trong giả thuyết của họ đó là, các rãnh của vực Valles Marineris không hề giống với rãnh của Trái đất vốn có dạng cong và là kết quả lâu đời của hiện tượng xói mòn do dòng nước chảy .
Dự án Thunderbolts so sánh hẻm núi Valles Marineris với dấu vết lưu lại trên những vật chất khác nhau khi tiến hành thí nghiệm cho dòng điện tác động lên chúng. Theo tài liệu của dự án Thunderbolts mang tên “Những biểu tượng của một không gian khác (Phần 2): Hành tinh với vết sẹo của tia sét” (xem video trên), vết tích để lại là vết nứt duy nhất, hay là một vệt sét chính với nhiều nhánh nhỏ khiến người ta tin rằng chúng tương tự như các nhánh của hẻm núi trên sao Hỏa.
Khi hồ quang điện tạo một vệt sét lên vật chất rắn, nó sẽ để lại dấu vết rất rõ rệt. Vệt sét và các nhánh này có thể quan sát thấy trong tự nhiên. Nó tương tự như những vết sẹo trên cơ thể người bị sét đánh.
Ngoài ra, dự án này còn khẳng định, hình ảnh gửi từ trạm vệ tinh cho thấy khắp nơi trên các vùng của sao Hỏa rải rác rất nhiều đá và vật chất bị bào mòn. Đây được coi là bằng chứng cho giả thuyết của họ về các tia sét đánh trong vũ trụ. Dưới tác động to lớn của một tia sét có thể cắt vụn hẻm núi Valles Marineris, vô số khối đá đã bắn ra không gian và bị kéo trở lại bề mặt sao Hỏa.
Bài giảng của Tiến sĩ Dwyer về ‘Tia sét vĩ đại”:
Theo Vietdaikynguyen