ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Tịnh Liên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Ebola Lan Rộng Vượt Quá Tầm Kiểm Soát
Tuesday, September 30, 2014 23:15
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Khoa học và vũ trụ

Tiến sĩ Kent Brantly, đặc phái viên y tế và cứu trợ dịch bệnh Ebola, làm chứng trong một phiên điều trần trước Tiểu ban các Tổ chức Quốc tế và Nhân quyền toàn cầu, Y tế toàn cầu ở châu Phi thuộc Ủy ban Ngoại Giao Hạ Viện Hoa Kỳ, tại Washington, DC, ngày 16 tháng 9 năm 2014 (Alex Wong / Getty Images)

Số người nhiễm Ebola ngày càng tăng đã làm lan tỏa mối lo ngại rằng những nỗ lực để ngăn chặn nó là chưa đủ. Cần phải có các biện pháp mới và hiệu quả hơn để chống lại một trong những dịch bệnh nguy hiểm nhất trong kỷ nguyên hiện đại. Tiến sĩ Joanne Liu, Chủ tịch quốc tế của tổ chức “Bác sĩ không biên giới” cho biết “Sau sáu tháng kể từ khi dịch Ebola tồi tệ nhất trong lịch sử bùng phát, thế giới đang mất dần khả năng kiểm soát nó”.

Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf đã gửi một bức thư vô cùng đau xót tới Tổng thống Barack Obama nhằm kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ cần có một chính sách cứng rắn hơn trong việc chống lại bệnh dịch chết người này. Nữ tổng thống đã viết trong bức thư rằng “Nếu không có sự giúp đỡ từ chính phủ Hoa Kỳ thì chúng tôi sẽ thất bại trong cuộc chiến chống lại Ebola”. Mất kiểm soát dịch bệnh nghĩa là không chỉ các quốc gia đã nhiễm dịch mất đi nhiều mạng sống mà rất nhiều nước khác cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

Tình huống của Liberia là một điển hình. Sự lây nhiễm nhanh chóng lan rộng trên cả nước khiến hệ thống chăm sóc y tế vốn đã yếu kém của nước này càng không thể chống chọi với sự bùng phát của dịch bệnh. Cho đến nay, hơn một nửa số ca tử vong do nhiễm Ebola được ghi nhận là xảy ra tại Liberia.

Trong khi đó, thay vì hỗ trợ trực tiếp cho các nước bị lây nhiễm, những quốc gia  phương Tây lại lo ngại cho sự an toàn của mình nên đã đóng cửa các hãng hàng không và huy động nhân viên cứu trợ. Tiến sĩ Gabriel Fitzpatrick hiện đang làm việc tại một bệnh viện thuộc tổ chức “Bác Sĩ Không Biên Giới” cho biết “Mục tiêu chính ở đây không phải là tăng cơ hội sống sót của bệnh nhân mà phải nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh”.

Để ngăn chặn sự lây nhiễm, cần phải thực hiện một số biện pháp y tế cộng đồng cơ bản như sau: Xác định những người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; cách ly họ; chữa trị cho bệnh nhân bằng các phương tiện có sẵn; đồng thời giám sát và truy tìm những liên lạc của họ với người khác. Ngoài ra, việc thực hiện những chiến dịch tuyên truyền về Ebola là rất thiết yếu, chẳng hạn phổ biến cho người dân biết cách để tránh bị lây nhiễm và tránh hiểu sai và đồn thổi về căn bệnh.

Ngoài ra, việc tuyên truyền ở Tây Phi cũng rất cần thiết để người dân có thể an tâm và loại bỏ nỗi sợ hãi cùng ý nghĩ rằng họ đang bị cô lập với phần còn lại của thế giới, trong lúc các cơ quan chức năng ở đây cũng đang chật vật đối phó với dịch bệnh. Bộ trưởng Quốc phòng Liberia nói với Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc rằng “Liberia đang đối mặt với một mối đe dọa nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại của quốc gia.”

Điều quan trọng là phải tuân theo các hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) nhằm ngăn chặn và kiểm soát sự lây lan của Ebola. Cuốn sổ tay có tiêu đề “Kiểm soát lây nhiễm dịch sốt xuất huyết đối với hệ thống chăm sóc y tế châu Phi” mô tả cách nhận biết các trường hợp sốt xuất huyết như Ebola và biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh này bằng các phương tiện sẵn có tại địa phương và trong điều kiện nguồn lực tài chính hạn hẹp.

Do có rất nhiều người cùng tham gia nên việc phối hợp thực hiện là điều cần thiết. Ông David Nabarro, một quan chức tại Văn phòng Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ), chuyên chịu trách nhiệm điều phối công tác ứng phó dịch Ebola trên toàn hệ thống cho biết “Điều phối hợp lý sẽ cứu thêm được nhiều người”.

Cho đến nay, các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm đã chỉ trích các nước phát triển vì những xử lý không đích đáng trước  dịch bệnh. Mặc dù Hoa Kỳ hứa sẽ trợ giúp kỹ thuật, nhưng việc đưa binh lính sang các nước trong vùng dịch, giống như can thiệp vào vấn đề an ninh của các nước khác và có thể là một vấn đề đặc biệt nhạy cảm. Đó không phải là cách tốt nhất để xây dựng lòng tin của các nước bị lây nhiễm. Thay vào đó, đội ngũ bác sĩ và y tá hỗ trợ là cần thiết nhất, ngoài ra cần có thêm các nhân viên phụ trách vấn đề giáo dục và truyền thông.

Hơn nữa, Hoa Kỳ cần phối hợp với các quốc gia đã hứa sẽ gửi nhân viên y tế đến vùng dịch bệnh, cũng như hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới – tổ chức đã hứa hỗ trợ những khoản tài chính đáng kể.

Nếu không được ngăn chặn đúng cách, Ebola có thể sẽ lây lan ngoài tầm kiểm soát. Tom Frieden, giám đốc của CDC cho biết, “Có một cơ hội để đẩy lùi Ebola, nhưng cơ hội đó đã không còn.”

Tiến sĩ César Chelala là nhà tư vấn y tế cộng đồng quốc tế cho một số cơ quan của Liên Hợp Quốc

Theo Vietdaikynguyen

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.