Vùng nông thôn phía bắc Mexico, trên mặt đất xuất hiện một vết nứt lớn. (Ảnh chụp từ Videoclip)
Tại vùng nông thôn phía bắc Mexico, trên mặt đất bỗng xuất hiện một vết nứt rất lớn, gây nên sự chú ý của nhiều người đến hoạt động địa chấn tại đây. Vết nứt hình thành như thế nào, cho tới nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng, vì vậy các nhà khoa học Mexico đã tỏ ra khá bối rối.
Vết nứt khổng lồ này được chụp từ một chiếc máy bay không người lái của bộ phận quản lý ứng cứu khẩn cấp tại Sonora Mexico. Theo tờ báo “độc lập” của Anh cho biết, vết nứt này có độ dài khoảng nửa dặm, sâu khoảng 26-30 feet (hơn 8 mét), chiều rộng vết nứt có chỗ lên tới 16 feet (5 mét).
Videoclip cho thấy, vết nứt đủ rộng để chứa một chiếc xe tải, một số chiếc xe đã bị vết nứt chặn lại, chỉ có thể đi tìm một con đường khác.
Vết nứt này có độ dài khoảng nửa dặm, sâu khoảng 26-30 feet (hơn 8 mét), chiều rộng vết nứt có chỗ lên tới 16 feet (5 mét). (Ảnh chụp từ videoclip)
Đây là vết nứt khổng lồ cách thành phố Hermosillo 50 dặm nằm ở vùng đất khô cằn, nó đã cắt đứt con đường cái thông với đường cao tốc của địa phương. Rafael Rodríguez Pacheco tại Đại học Sonora cho biết, các vết nứt có thể đã được tạo ra bởi hoạt động địa chấn hoặc mạch nước ngầm dưới mặt đất, nhưng ông còn bổ sung thêm, còn cần phải chờ đợi các nhà địa lý tới hiện trường kiểm tra, để xác đinh rõ nguyên nhân thật sự.
Báo cáo của Cục Thăm dò Địa chất Mỹ cho biết, Mexico là một trong những khu vực có hoạt động địa chấn mạnh mẽ nhất trên thế giới, mà vào đầu tháng này, tại bờ biển Hermosillo đã xuất hiện một trận động đất mạnh 5,0 độ Richter.
Một người chuyên nghiên cứu địa chất thuộc Đại học tự trị quốc lập là Martin Moreno Valencia thông báo với trang web tin tức tại Mexico rằng không nên hoảng loạn, ông nói, qua những dấu vết sơ bộ cho thấy các vết nứt này do nước mưa thấm vào các mạch nước ngầm dưới lòng đất gây ra.
Các vết nứt trên địa cầu không ngừng xuất hiện
Từ năm 2012 đến nay, khắp nơi trên thế giới thường xuyên xuất hiện các vết nứt, nguyên nhân chính xác về việc hình thành phần lớn những vết nứt đó hiện vẫn còn là một bí ẩn.
Ngày 1 tháng 7 năm 2012, tại khu vực Hidalgo Guanajuato – Mexico xuất hiện một vết nứt. Do mưa lớn liên tục trút xuống, giữa hai thị trấn La Grulla và La Joya đã xuất hiện một vết nứt lớn, vết nứt có chiều rộng 4 mét, sâu 60 mét. Vị trí chính xác của vết nứt nằm trên con đường đất nằm giữa hai thị trấn.
Ngày 31 tháng 3 năm 2012, tại đảo Cebu (Philippines) cư dân trên ngọn núi Bala-as của phía nam thành phố Argao đã trải qua một đêm mưa không ngủ. Những rãnh nước và vết nứt lớn đã chia cắt khu vực này thành những miếng đất lớn chôn người sống khiến họ rất sợ hãi.
Thị trưởng Ricardo Caminero nói rằng mặc dù hệ thống rãnh thoát nước từ lâu đã tồn tại, nhưng các cư dân đã không nhận ra rằng vào tuần trước nó đã trở nên lớn hơn và sâu hơn. Ông cho biết, có những rãnh sâu tới 100 feet. Tuy nhiên, ông không thể suy đoán được nó có phải do trận động đất ngày 6 tháng 2 gây ra không.
Năm nay, một vết nứt khác đã khiến các nhà khoa học trên toàn thế giới phải chú ý tới, đó là 3 hố sâu thần bí tại bán đảo Yamal Peninsula ở miền bắc Siberia nước Nga. Đầu tiên là sự xuất hiện của một hố sâu khổng lồ, có đường kính khoảng 80 mét (262 feet). Không lâu sau, tại nơi này lại phát hiện ra hai hố khác, một cái có đường kính 15 mét, cái còn lại có đường kính 4 mét, hai hố mới mặc dù tương đối nhỏ, nhưng hình dạng tương tự. Khoa học vẫn chưa hoàn toàn khám phá ra được bí mật về “hố trời” Siberia kỳ lạ.
Năm nay “Ngày trái đất quá tải” diễn ra trước một ngày
Ngoài việc được hình thành một cách tự nhiên của một số “hố trời” không rõ nguyên nhân, còn có nhiều yếu tố do con người tạo ra. Một trong ba đại thảo nguyên nổi tiếng thế giới – Hulun Buir, trong những năm 90 tại thị trấn Old Bag đã có hơn 100 mỏ khai thác than ở vùng thảo nguyên, trải qua mười mấy năm, các hố lớn dần dần xuất hiện, điều đó đã khiến diện mạo của thảo nguyên này hoàn toàn thay đổi.
Ngày 19 tháng 8 là ngày “Trái đất quá tải” của năm 2014, có nghĩa là kể từ bây giờ “ngân sách sinh thái hàng năm” đã dùng hết toàn bộ. Tương lai trong hơn bốn tháng nữa, việc tiêu thụ tài nguyên trái đất của nhân loại sẽ trở thành một món nợ “thiếu hụt sinh thái” không biết đến bao giờ mới có thể trả được.
Trong lịch sử hầu hết các giai đoạn thời gian, một mạch cho đến năm 1961, nhân loại mỗi năm chỉ tiêu phí 3/4 nguồn tài nguyên có thể tái sinh của Trái Đất. Nhưng vào những năm 1970, vì “tiêu thụ quá mức” một cách vô trách nhiệm, con người bắt đầu sử dụng sang cả nguồn tài nguyên của tương lai.
Cường độ thấu chi cao hiện đang tạo thành một loạt các hậu quả, chẳng hạn như sự khan hiếm nước, sa mạc hoá, xói mòn đất, ngành ngư nghiệp sụp đổ… nếu nhìn từ một góc độ khác, chiểu theo phương thức sản xuất và lối sống hiện tại, toàn năm nay, con người đã tiêu thụ nguồn tài nguyên sinh thái lớn hơn 1,5 lần khả năng cung cấp của Trái đất, vào năm 2050, con người sẽ cần tới 3 quả địa cầu mới có thể cung cấp đủ tài nguyên.
Theo Vietdaikynguyen.com