Trước đây khi phong tục tập quán của cha ông ta vẫn còn quá khắt khe thì việc tổ chức tiệc cưới đòi hỏi phải có đầy đủ những phong tục, nghi lễ. Tuy nhiên theo thời gian những phong tục này cũng được cắt giảm tối đa đặc biệt đối với những đôi uyên ương tổ chức tiệc cưới tại nhà hàng. Sau đây cưới hỏi trọn gói Hoàng Gia xin liệt kê một số nghi lễ có thể bỏ qua:
Lễ mừng ông bà cha mẹ
Sau nghi thức làm lễ gia tiên, theo tục lệ xưa cô dâu chú rể phải làm lễ mừng ông bà, cha mẹ để tạ ơn sinh thành, nuôi dưỡng và giáo dục. Nhưng ngày nay, vì thương con mệt mỏi qua những ngày chuẩn bị cưới và cũng để tỏ lòng bao dung, đa số ông bà, cha mẹ thường miễn đi nghi lễ này cho đôi trẻ.
Ngày nay, các đấng sinh thành thường bỏ qua nghi lễ mừng ông bà, cha mẹ cho đôi uyên ương
Lễ ăn hỏi 7 tráp
In thiệp cưới tại Hà Nội
TRANH VÂN TAY HÌNH CÂY
cho thuê backdrop hoa giấy
Lễ tơ hồng
Theo quan niệm của người Việt Nam ta, để được nên nghĩa vợ chồng, các đôi uyên ương đều phải nhờ ông Tơ, bà Nguyệt dùng dây tơ hồng se duyên. Để tạ ơn và cũng cầu mong bách niên giai lão, các cô dâu chú rể phải làm lễ tơ hồng. Sau khi đại diện nhà trai đọc văn tế tơ hồng, cô dâu chú rể cùng uống chung một ly rượu và ăn trầu để nguyện thề chung sống với nhau đến khi đầu bạc răng long. Nhưng ngày nay, để tránh phải tiến hành quá nhiều nghi thức, lễ tơ hồng không còn bắt buộc nữa.
Lễ dạm ngõ (hay chạm ngõ)
Ngày xưa, khi đôi uyên ương có ý định tiến tới hôn nhân, chàng sẽ về thưa lại với cha mẹ để hai bên gia đình được gặp mặt nhau chính thức. Và đây cũng là dịp để nhà trai xem mắt, coi tuổi, tính cách, gia đình nàng dâu tương lai.
Nhưng thời nay lại khác, hôn nhân của các đôi uyên ương dựa trên cở sở tự do tìm hiểu, nên mục đích của lễ dạm ngõ hiện nay chỉ là một hình thức để hai gia đình bàn bạc, trao đổi và chuẩn bị hôn nhân cho đôi trẻ.
Do đó, thường thì các gia đình bỏ qua lễ chạm ngõ hoặc “gom” vào cùng với lễ cưới để nhanh gọn, bớt rườm rà và tiết kiệm chi phí cho các đôi uyên ương. Giúp đám cưới thêm gọn gàng bớt rườm rà và tiết kiệm tốt hơn.
Lễ giao duyên
Theo tục lệ, trước lễ cưới, nhà trai sẽ nhờ một phụ nữ đứng tuổi, có đức hạnh, có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc sắp đặt giường chiếu, chăn gối, màn, mâm rượu, trầu,… Sau đó, đôi uyên ương sẽ dắt nhau vào phòng tân hôn tiến hành lễ hợp cẩn: uống rượu, ăn trầu, cô dâu lạy chồng hai lạy và chồng đáp lại một vái. Trước khi động phòng, cô dâu thường phải vắt quần áo của mình lên trên quần áo của chồng để sau này được chồng chiều chuộng.
Đến nay, phần sau của tục lệ này thường được các đôi uyên ương bỏ qua vì không phù hợp với tư tưởng hiện đại, vì họ tin rằng hạnh phúc đến từ hai trái tim. Vả lại, sau những ngày dài lo toan cho đám cưới, đây chính là giây phút để họ tận hưởng cảm giác hạnh phúc bên nhau, không lý do gì lại tự “hành hạ” mình thêm bằng những nghi thức rườm rà ấy.
Ngày nay, lễ động phòng không còn quan trọng với các đôi uyên ương
Không thể từ chối một điều rằng các nghi lễ và phong tục xưa mang tính nhân văn sâu sắc, nhưng tư tưởng của cô dâu chú rể ngày nay càng hiện đại lại càng nhắm đến sự đơn giản. Vì thế mà khá nhiều bước lễ đã được giản lược để đám cưới trở nên “vui, khỏe” đúng nghĩa hơn.