ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.chuyenla.com.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Thiết bị đeo tay phòng chống bạo lực – Công nghệ
Friday, September 12, 2014 1:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Các thiết bị theo dõi đặc biệt được các cơ quan cảnh sát, điều tra tội phạm sử dụng trong tương lai sẽ có thể giúp phát hiện hay ngăn chặn một vụ nổ súng.

Tại các quốc phát triển, một số phạm nhân trong giai đoạn tạm tha hoặc quản chế đều buộc phải đeo một thiết bị giám sát điện tử để các nhân viên cảnh sát và các quan chức tòa án có thể theo dõi hành tung của họ.

Song, theo giáo sư tội phạm học Charles Loeffler tại Đại học Pennsylvania cho hay dù đã áp dụng những biện pháp theo dõi, nhưng riêng tại Mỹ, những phạm nhân này vẫn chịu trách nhiệm trong gần một nửa số vụ bạo lực súng ống xảy ra tại quốc gia này. Chính vì điều này mà việc ứng dụng thêm các công nghệ hiện tại vào các thiết bị theo dõi nhằm phát hiện và báo cáo ngay khi những đối tượng bị theo dõi này nổ súng là việc làm cần thiết.

Mới hồi tuần trước, tạp chí trực tuyến PLOS ONE đã đăng tải một báo cáo cho hay các thiết bị đeo được trang bị cảm biến gia tốc tựa như những thiết bị theo dõi khoảng cách di chuyển dành cho người chạy bộ (tập luyện thể thao) cũng có thể giúp theo dõi hành vi bắn súng của một người ai đó.

Theo Giáo sư tội phạm học Đại học Pennsylvania giải thích với IEEE Spectrum, hành động bắn một phát súng là một hành động khá đặc biệt. Đó là một chuỗi những hành động liên tục xảy ra chỉ trong tích tắc. Vì vậy, các cảm biến gia tốc có thể dễ dàng nhận ra hành động này khi một tay súng bóp cò.

Thiết bị đeo tay phòng chống bạo lực

Để có thể đưa ra phát biểu này, đã tuyển mộ 10 nhân viên từ các sở cảnh sát và bắn thử các loại súng ngắn khác nhau từ thương hiệu, chủng loại cho đến kích cỡ nòng trong khi đeo thiết bị đeo tích hợp cảm biến gia tốc nói trên trên cổ tay. Sau khi thử nghiệm, Charles Loeffler đã tiến hành so sánh dữ liệu thu được trong quá trình bắn thử với các hoạt động thông thường trong cuộc sống và so sánh cả với những người sử dụng súng bắn đinh dùng thuốc súng cỡ nòng 0,22 trong những công trình xây dựng lớn.

Mặc dù cùng sử dụng một lượng thuốc súng tựa như các loại súng ngắn cỡ nhỏ, nhưng súng bắn đinh thực sự là một ví dụ tốt giúp các cảm biến gia tốc nhận diện một phát súng từ súng ngắn chuyên dụng. Charles Loeffler giải thích thêm rằng trong súng bắn đinh, tuy cùng dùng một lượng thuốc nổ tựa như súng ngắn, nhưng lượng thuốc nổ này không được dùng để đẩy trực tiếp đinh ra khỏi nòng – mà dùng để đẩy một piston bắn đinh. Chính lực tác động của piston lên đinh đã tạo nên sự khác biệt trong dữ liệu mà ông thu thập được.

Cuộc thử nghiệm của Charles Loeffler cho thấy hành động dùng súng có thể dễ dàng được phát hiện nhờ những yếu tố khác nhau. Thứ nhất, các gia tốc kế có thể phát hiện vụ nổ từ một nòng súng khi lượng khí nổ trong nòng bằng với môi trường bên ngoài. Thứ hai, gia tốc kế còn có thể phát hiện lực giật khi một viên đạn được bắn ra khỏi nòng. Những yếu tố này một khi được kết hợp sẽ cho thấy rõ dấu hiệu của một vụ nổ súng bất kể cỡ đạn mà loại súng đó sử dụng.

Dữ liệu nghiên cứu của Giáo sư tội phạm học Đại học Pennsylvania còn cho thấy dấu hiệu để nhận biết một vụ nổ súng có độ chính xác rất cao. Trong số 357 phát súng thử nghiệm chỉ có 3 phát súng được ghi nhận sai. Kết quả thử nghiệm cũng cho thấy chỉ 3 trường hợp phát hiện sai thành một vụ nổ súng trong số 693 hoạt động bình thường. Được biết, kỹ thuật phát hiện vụ nổ súng này vẫn đang được tiếp tục tinh chỉnh nhằm phân biệt chính xác cỡ đạn của các loại súng.

Một khi được kết hợp với các thiết bị giám sát điện tử, các điều tra viên tương lai sẽ dễ dàng phát hiện vị trí chính xác của một vụ nổ súng hoặc ngăn chặn một vụ nổ súng từ một người đang được theo dõi.

Theo Charles Loeffler, ông đang hợp tác với bộ phận kỹ thuật của Penn engineering nhằm ứng dụng kỹ thuật mới vào các thiết bị giám sát điện tử hiện hành. Hiện tại, nhóm nghiên cứu của vị Giáo sư này không gặp bất kỳ trở ngại nào về kỹ thuật. Song, thử thách lớn nhất chính là liệu các cơ quan cảnh sát và tòa án có chấp nhận việc ứng dụng công nghệ mới này hay không.

Tiêu đề đã được KhoaHoc.com.vn đổi lại.

Trích nguồn: http://www.khoahoc.com.vn/congnghemoi/cong-nghe-moi/55961_thiet-bi-deo-tay-phong-chong-bao-luc.aspx

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.