ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Thực phẩm biến đổi gen cũng là một kết quả của “Cách mạng xanh” đã bị lên án
Monday, September 29, 2014 7:30
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp 1960-1990 được thúc giục và được cung cấp ngân quỹ (phần lớn) bởi Rockefeller Foundation, nhằm gia tăng sản lượng nông nghiệp bằng: hạt giống mới, kỹ thuật thâm canh, quảng canh, độc canh kèm theo xử dụng rất nhiều loại hóa chất (phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích…) đã bị lên án với hệ lụy sự ô nhiễm môi trường trầm trọng, sự sói mòn đất trồng, quá trình sa mạc hóa đất nông nghiệp, nạn phá rừng để canh tác, sự tuyệt chủng của vô số loại giống tự nhiên nhưng nạn đói cải thiện không đáng kể.
B4INREMOTE-aHR0cDovLzIuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1SUUtSMTlvc05WMC9WQ2p6MTYwWFozSS9BQUFBQUFBQVJMSS9hOVhBUGZ3NGtPTS9zMTYwMC9vdXQtb2YtdGhlLWZyeWluZy1wYW4tdGhlLmpwZWc=
Nền nông nghiệp truyền thống, về cơ bản, dựa trên HỆ CANH TÁC TỰ TÚC, thông qua các kỹ thuật đa canh, luân canh, xen canh, gối canh – đất đai tự hồi phục, không hoặc ít cần sự đầu tư bổ sung từ bên ngoài. Tiến hành “Cách mạng xanh”, nền nông nghiệp chuyển hẳn sang HỆ CANH TÁC BỔ SUNG chưa đủ thời gian nghiên cứu thấu đáo, nên đã phá vỡ cấu trúc tự nhiên của đất: làm suy giảm độ màu, mùn và sự thông thoáng của đất, quá nhiều hóa chất đã tiêu diệt hệ vi khuẩn có lợi, phá vỡ hệ canh tác truyền thống đa canh, luân canh, xen canh, gối canh với nhiều kinh nghiệm tích lũy hàng ngàn năm.
Cùng với “Cách mạng xanh”, vốn tri thức bản địa về nông học bị bỏ phí, mai một. Kho tàng nguồn gen cây trồng, vật nuôi bản địa cũng bị mất. Như chúng ta đều biết, ở mỗi tộc người hay địa phương, việc lựa chọn giống cây trồng thích hợp là quá trình kéo dài hằng nghìn năm, từng loại phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, vừa cho năng suất ổn định vừa tạo chất lượng tốt nhất. Thí dụ, ở Việt Nam, các loại lúa nổi tiếng như tám thơm, dự… các giống vật nuôi như gà ri, lợn ỷ… rất ngon thịt, tuy năng suất không cao.
Người đi đầu trong “Cách mạng xanh” là William Gaul Cựu giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) và Norman Borlaug có bằng Tiến sỹ di truyền và bệnh cây tại Trường Đại học Minnesota. Ông đã được tặng Presidential Medal of Freedom (Huân chương Tự do của tổng thống) và Congressional Gold Medal (Huân chương vàng của Quốc hội Mỹ) vì những cống hiến.
Lúc đầu, CÁCH MẠNG XANH được quảng bá, ca ngợi cho tới khi thất bại với các hệ lụy kể trên. Từ 1996 lại dấy lên phong trào biến đổi gen các cây trồng lương thực với quảng cáo là có thể vừa tăng năng suất mà cây trồng lại chịu được nhiều hóa chất hơn, sẽ khắc phục nạn đói ở châu Phi. Đi đầu là tập đoàn hóa chất Monsanto của Mỹ.
Một nghịch lý đã được thực tế chứng minh rằng, cuộc “Cách mạng xanh” càng đẩy mạnh thì người nông dân càng bị buộc chặt vào các công ty xuyên quốc gia cung cấp giống cây trồng, giống vật nuôi, cung cấp vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… các cty này giữ vai trò lũng đoạn chủ yếu. Nói cách khác, càng sản xuất thì người nông dân càng bị phụ thuộc, năng suất cao hơn nhưng lợi nhuận chảy vào túi các công ty tư bản hơn là vào túi người nông dân. Nông dân ở thế giới thứ ba càng bị bóc lột nhiều hơn cùng với sự bạc màu của đất và sự hủy diệt của hạt giống.
Một Báo cáo của UNEP (Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc/United Nations Environment Programme): Thay đổi phương thức sản xuất trong nông nghiệp, dựa vào nông nghiệp hữu cơ, sinh thái đa dạng hóa để giảm thiểu xử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu, cải tạo đất trồng, thay đổi hệ thống phân phối… là giải pháp vừa nuôi sống được dân số ngày càng đông trên thế giới, vừa hỗ trợ các dịch vụ môi trường vốn là nền tảng trong sản xuất nông nghiệp, vừa tăng thu nhập cho nông dân nghèo. 
Việt Nam đóng góp tự nguyện cho Quỹ môi trường tự nguyện của UNEP. Mức đóng góp là 7.000 đô la Mỹ một năm. Đến nay, Việt Nam đã tham gia các điều ước quốc tế về môi trường:
Công ước về thông báo sớm sự cố hạt nhân (9/1987).
Công ước về trợ giúp trong sự cố hạt nhân hoặc cấp cứu phóng xạ (9/1987).
Công ước liên quan đến bảo vệ các di sản văn hoá và tự nhiên (10/87)
Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt là nơi cư trú của các loài chim (1/1989)
Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tầu biển gây ra (5/1991)
Công ước đa dạng sinh học (5/1993)
Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã có nguy cơ diệt chủng (1/1994)
Công ước Viên 1985 về bảo vệ tầng ô zôn (1994)
Nghị định thư Montreal 1987 về các chất làm suy giảm tầng ô zôn (1/1994)
Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (16/11/1994)
Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại qua biên giới và việc tiểu huỷ chúng (3/1995)
Công ước chống hoang mạc hoá (1996)
Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (6/2002)
Nghị định thư Kyoto (25/9/2002).
Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học của Công ước đa dạng sinh học (01/2004)
Công ước Rotterdam về các thủ tục thỏa thuận thông báo trước một số hóa chất và thuốc trừ sâu nguy hại trong thương mai quốc tế (PIC – có hiệu lực từ ngày 05/ 8/ 2007)
Để hiểu biết về “Cách mạng xanh” có thể tham khảo:
Cách mạng xanh và hệ lụy – bài tổng kết trên tạp chí Cộng sản [tháng 12/2008]
Tiến sỹ triết học Vandana Shiva thuyết trình về các vấn đề biến đổi gen – Đại học Hawaii tháng 1 năm 2013
Jerry Konanui nói về Đa dạng sinh học, Trí tuệ cổ đại và Khoa học hiện đại [tháng 2/2013]
Ông chia sẻ kiến thức của mình về sự khôn ngoan của người Hawaii cổ đại và hiểu biết sâu sắc của họ về thế giới tự nhiên. Ông đề cập đến tầm quan trọng của đa dạng sinh học. Ông thách thức khoa học hiện đại và cách tiếp cận sai lầm của nó.

Hạt của cái chết: Nokia công bố những dối trá của GMO [tháng 7/2013]

Sự ra mắt toàn cầu của một cuộc “Cách mạng xanh thứ II” sau thất bại của “Cách mạng xanh thứ I”, được dẫn đầu bằng kỹ thuật di truyền biến gen cùng các tập đoàn tham nhũng như Monsanto và DuPont – tổ hợp hoá chất đã vận động hành lang mạnh mẽ nhất cho GMO. GMO được phê duyệt thông qua vận động chính trị coi thường sự an toàn của con người. Hàng trăm nghiên cứu khoa học cho thấy nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng và sự gia tăng dịch bệnh. Ngoài các nguy cơ sức khỏe, thì không có bằng chứng cho thấy biến đổi gen sẽ cung cấp an ninh lương thực.
Để nâng cao dân trí về sự nguy hiểm của các loại cây trồng biến đổi gen và các mối đe dọa ngày càng tăng của nông nghiệp thâm canh độc hại Nokia công bố những dối trá của GMO, đạo diễn bộ phim tài liệu đoạt giải thưởng Gary Null, 
Nông nghiệp/Công nghiệp dơ bẩn để lại một hiệu ứng khí nhà kính lớn hơn so với phương pháp canh tác hữu cơ. GMO phụ thuộc vào số lượng lớn các loại phân bón, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ và phung phí tài nguyên nước lớn hơn nhưng kết quả là tàn phá đất và năng suất cây trồng thấp, kèm hạt giống vô sinh nghĩa là hạt giống chết. 
Đội ngũ các chuyên gia quan trọng nhất thế giới đòi đánh giá lại GMO: Jeffrey Smith, Vandana Shiva, Ronnie Cummins, Shiv Chopra, Michael Antoniou, Rima Laibow, Bruce, Lipton, Joseph Mercola, Arpad Pusztai… thông điệp của bộ phim là rõ ràng: tương lai của an ninh lương thực mà dựa vào GMO sẽ tàn phá hành tinh tạo ra cuộc khủng hoảng y tế và thực phẩm – thảm họa của thế giới.

Ảnh minh họa về “Cách mạng xanh” của tổ chức bảo vệ môi trường trên internet
Bài viết này có sử dụng một số thông tin từ tạp chí Cộng sản [tháng 12/2008]
Lena Morgoun
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.