ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Tịnh Liên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tư tưởng và hành vi sai trái gây bệnh tật cho con người
Friday, September 19, 2014 19:54
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Văn hóa thần truyền Nhân loại đang hứng chịu ngày càng nhiều những căn bệnh lạ đầy nguy hiểm trong thời hiện đại, nhiều chủng virus gây chết người, cho tới giờ vẫn là thách thức lớn đối với ngành y.

Đôi khi một góc nhìn mới hơn, thoát ly khỏi lý thuyết khoa học, mới để chúng ta phát hiện rõ nguyên nhân thực chất của bệnh tật.

1. Tâm trạng thất thường gây hại cho nội tạng

Người xưa có câu: “Vui động đến tim, giận động đến gan, buồn và căng thẳng động đến phổi, ưu tư động đến lá lách và sợ hãi động đến thận”. Năm dấu hiệu này nói lên năm phản ứng qua lại giữa nội tạng và tâm trạng một cách rất hợp lý. Y học hiện đại cũng đã phát hiệu ra rằng, tâm trạng khác nhau sẽ dẫn đến các phản ứng khác nhau của hệ nội tiết.

Thế nhưng con người ngày nay đa phần cực kỳ tham lam, khả năng kiềm chế bản thân rất kém, họ thường xuyên mưu mô tính toán, lo lắng về được và mất. Những tâm trạng xấu đó sẽ gây rối loạn hệ nội tiết và chính là nguồn gốc của bệnh tật.

Khoa học hiện đại góp phần vào sự hủy hoại và ô nhiễm môi trường sống của con người, đồng thời đưa chất độc vào cơ thể. Nó chỉ bù đắp cho con người sự thoải mái nhất thời.

Các phát minh khoa học ngày nay dạy người ta phải đấu tranh giành giật thành quả vật chất mà họ truy cầu để được đắm mình trong sự đam mê. Một số người cho rằng cuộc sống của chúng ta tốt hơn nhiều so với người thời xưa. Dường như chúng ta không thể hiểu được con người ngày xưa hạnh phúc như thế nào.

Thật ra, người xưa sống rất an lạc. Họ hòa hợp với thiên nhiên, với núi rừng, sông biển, chim trời và mây trắng. Họ vô ưu vô lo. Họ sống trong một cảnh giới không bị kìm hãm mà ở đó con người biết và thuận theo Thiên ý. Đây mới là hạnh phúc thực sự, là sự bình an lâu dài, sâu sắc và phong lưu. Nó bồi bổ tâm hồn và thể xác của con người.

2. Hãm hại lẫn nhau và gây ra vô số hành vi tạo nghiệp

Phật gia tuyên giảng, mọi hành động của con người đều gây ra nghiệp thiện (đức) hoặc nghiệp ác (nghiệp lực). May mắn và bất hạnh trong cuộc sống, chẳng hạn như giàu sang hay bệnh tật là do đức và nghiệp mà người ta tích lại.

Trên thực tế, mắt thường không thể nhìn thấy được toàn bộ vũ trụ. Có nhiều chiều không gian mà con người không thể nhìn thấy. Các đường kinh mạch chính và phụ cũng như các huyệt đạo được giảng trong Trung y cổ truyền đều không tồn tại trong không gian này. Do đó các công cụ hiện đại không thể tìm thấy chúng, nhưng chúng vẫn tồn tại. Người ta tích đức khi làm việc tốt và chuốc lấy nghiệp lực khi hành ác. Đức và nghiệp của một người sẽ vĩnh viễn đi theo linh hồn của người đó.

Khoa học hiện đại không thể phát hiện ra các không gian khác và không thể xác nhận sự tồn tại của Thần, Phật. Dưới ảnh hưởng của khoa học hiện đại, con người ngày nay sẵn sàng bất chấp thủ đoạn nhằm trục lợi cho bản thân mà rất ít khi cân nhắc đến hậu quả. Con người hãm hại lẫn nhau và nhận nghiệp lực. Con người không biết rằng nghiệp lực là nguồn gốc của mọi bệnh tật, khổ đau và tai ương.

Chúng ta có thể tìm thấy luận thuật tương tự trong nhiều sách cổ. Y học gia Tôn Tư Mạc đã chỉ ra trong cẩm nang Thiên Kim Yếu Phương của ông, sở dĩ cần đến nghề bác sĩ là vì người ta mắc phải bệnh tật gây bởi suy nghĩ và hành vi sai trái của mình.

Con người rất cố chấp và bị giới hạn trong cái khung nhận thức của mình. Họ bất lực trong việc nhận ra sự sai trái của tư tưởng và loại bỏ các thành kiến. Họ không chịu đề cao đạo đức của mình dù cho có bị bệnh đi nữa.

Người xưa có câu: “Gió gây ra mọi căn bệnh. Khi một người im lặng, thịt của người đó săn lại và không bị gió và bệnh xâm nhập”. “Gió” ở đây chính là “nghiệp lực”. Khi một người im lặng và điềm đạm, theo lẽ tự nhiên thì người ấy sẽ không làm việc ác, sẽ không sợ tích tụ nghiệp lực và không bị chất độc và tà khí xâm nhập. Vì vậy, không làm việc xấu được xem là quan trọng hơn so với việc đơn giản là có thói quen sống lành mạnh.

Thế nên để có một cuộc sống hạnh phúc, một thân thể khỏe mạnh, không bệnh tật, con người nên tôn trọng quy luật tự nhiên, sống có đạo đức và phải biết tu tâm dưỡng tính.

Theo Chanhkien.org

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.