Nếu Bắc Kinh giữ đúng lời hứa của mình 30 năm trước thì đã không có “cuộc cách mạng những chiếc ô” ở Hồng Kông ngày hôm nay.
Sinh viên và những người ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông đã chiếm đóng nhiều khu vực trọng điểm, các khu trung tâm thương mại, và khu phức hợp tòa nhà chính phủ bởi họ đã chán ghét đường lối cai trị của chính quyền Trung Quốc: Bắc Kinh đã không giữ đúng lời hứa tổ chức bầu cử theo phổ thông đầu phiếu đối với vị trí lãnh đạo cao nhất ở Hồng Kông.
Theo Điều 45 của Luật Cơ bản, hiến pháp “mini” của Hồng Kông quy định rằng: Trưởng Đặc khu Hành chính của Hồng Kông cuối cùng sẽ được bầu cử theo hệ thống “mỗi cử tri một phiếu bầu”, chứ không phải bởi Ủy ban Bầu cử gồm 1200 thành viên do Bắc Kinh chấp thuận.
Ý tưởng về quy trình “dân chủ” ở khu tự trị Hồng Kông hiện vẫn đang chịu sự kiểm soát của chính phủ Cộng sản từ Trung Quốc đại lục. Điều đó là đi ngược lại tinh thần “Một quốc gia, hai chế độ” đã được ký kết trong Tuyên bố chung Anh-Trung năm 1984.
Sau tuyên bố trên, Anh quốc đã đồng ý trả lại thuộc địa Hồng Kông cho Trung Quốc với điều kiện vùng đất này vẫn được giữ quyền tự trị và lối sống trong vòng 50 năm sau khi được trao trả vào năm 1997.
Thậm chí, Anh quốc vẫn tìm cách thúc đẩy việc cải cách dân chủ ở Hồng Kông sau khi đã ký kết thỏa thuận nói trên. Nhờ đó, nhân dân Hồng Kông có thể thoải mái nắm giữ tương lai chính trị của mình.
Thế nhưng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phá hỏng nền dân chủ của Hồng Kông ngay từ lúc vùng eđất này mới được trao trả về Trung Quốc.
Những sự kiện quan trọng trên con đường tiến tới dân chủ của Hồng Kông và những nỗ lực cản trở của Bắc Kinh đối với nền dân chủ ấy được minh họa trong bức infographic trên đây.
Rob Counts, Ann Chen và Wei Kan
Theo vietdaikynguyen