Tờ Nationalinterest nhận định khi Kim Jong-un mất quyền lực sẽ gây ra sự xáo trộn khắp khu vực Đông Bắc Á, buộc Mỹ và 2 đồng minh Hàn Quốc, Nhật Bản phải hành động để đảm bảo an ninh trên bán đảo Triều Tiên cũng như khu vực.
Trung Cộng tình thế ngàn cân treo sợi tóc !
Chuyện gì đang xãy ra ở Triều Tiên !
Khải thị Uraina đột nhiên xãy ra đảo chính !
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã không xuất hiện trước công chúng trong nhiều tuần và những lời đồn thổi đằng sau sự biến mất bí ẩn này ngày một tăng lên. Chắc chắn, sự thật nằm giữa việc phẫu thuật mắt cá chân hoặc một cuộc đảo chính nội bộ.
Trong khi đó, Bình Nhưỡng đã phá vỡ bế tắc đàm phán lâu dài với Seoul bằng việc gửi đi 3 quan chức cấp cao tới Hàn Quốc vào tuần trước và đồng ý nối lại đối thoại. Nhưng trong khi số phận của Kim Jong-un vẫn còn phải suy đoán, sự kiện này dẫn khiến Washington, Tokyo và Seoul bắt đầu khôi phục lại các chiến lược của mình trong những bước tiếp theo. Thật vậy, sự sụp đổ của chế độ Kim Jong-un sẽ tạo ra một sự xáo trộn ở khắp khu vực Đông Bắc Á và buộc nhóm 3 bên trên phải gạt những mối bất bình chính trị để đảm bảo an ninh trên bán đảo Triều Tiên và khu vực.
Sự sụp đổ của chế độ Kim Jong-un sẽ tạo ra sự xáo trộn khắp khu vực Đông Bắc Á
Theo Nationalinterest, việc Kim Jong-un có khả năng xảy ra do không có khả năng ngăn chặn bè phái nội bộ trong số những người nắm quyền quan trọng. Kết quả là một chính phủ bù nhìn ra đời và Kim Jong-un bị đẩy ra khỏi cuộc chơi, dẫn tới một cuộc nội chiến toàn diện.
Tất nhiên, để đánh giá chính xác được thời gian tồn tại và quỹ đạo tương lai của chế độ hiện hành là điều khó khăn. Điều đó cho thấy liên minh Mỹ-Hàn và Nhật Bản cần có sự chuẩn bị mang tính quyết định. Điều quan trọng hàng đầu là bảo vệ và ngăn sự gia tăng chương trình Vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) của Triều Tiên. Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục phát triển khả năng WMD và tiến hành vụ thử hạt nhân thứ tư cũng như các vụ thử tên lửa tầm xa.
Hơn nữa, Triều Tiên đã nhiều lần chứng minh ý định thúc đẩy chương trình làm giàu uranium của mình. Điều này sẽ bổ sung nguyên liệu phân hạch plutonium cấp độ vũ khí.
Tờ báo cho rằng, một mặt, vì lợi ích an ninh chung, 3 nước sẽ nỗ lực để ngăn chặn việc Bình Nhưỡng mở rộng WMD. Tuy nhiên, cùng lúc, Washington, Seoul và Tokyo cần phối hợp để lên kế hoạch nếu chế độ Kim Jong-un sụp đổ để đảm bảo phản ứng phối hợp và nhanh chóng nhẳm bảo vệ và ngăn chặn sự gia tăng WMD của Triều Tiên cũng như các nguyên liệu liên quan.
Sự biến động chính trị tại Triều Tiên khi Kim Jong-un mất quyền lực không chỉ buộc Mỹ và các đồng minh hợp tác chặt chẽ hơn. Môi trường này còn buộc Hàn Quốc và Nhật Bản tăng cường hợp tác an ninh song phương.
Việc hoàn thiện Hiệp định Thu nhận và Dịch vụ Tương hỗ (ACSA) và Hiệp định An ninh chung về Thông tin quân sự (GSOMIA) sẽ là những bước đầu tiên. Hiệp định ACSA cho phép Lực lượng Tự vệ Nhật Bản có khả năng sơ tán công dân của mình trong trường hợp xung đột sắp xảy ra trên Bán đảo Triều Tiên. Còn Hiệp định GSOMIA sẽ là cơ sở để chia sẻ thông tin về WMD và hệ tống tên lửa của Triều Tiên.
Bản chất của sự sụp đổ sẽ quyết định tới các phản ứng quân sự của Mỹ. Trong trường hợp xảy ra “sự sụp đổ sạch sẽ”, Kim Jong-un và các cố vấn thân cận của ông bị loại bỏ hoàn toàn nhưng Triều Tiên vẫn duy trì sự hoạt động của chính phủ và bộ máy an ninh thì Mỹ cùng các đồng minh sẽ phải tăng cường sự sẵn sàng nhưng điều chỉnh hoạt động của mình để tránh leo thang căng thẳng.
Một sự sụp đổ có nhiều vấn đề hơn đó là vẫn để lại phần lớn chính phủ và cơ sở an ninh vỡ vụn và tham gia vào cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các phe phái. Lúc này, Washington và Seoul sẽ phải xem xét một số lựa chọn quân sự, kể cả tấn công vào khu vực có tên lửa và WMD cũng như kho pháo binh.
Cuối cùng, Nationalinterest cho rằng ngoài vấn đề an ninh gặp khó khăn, hàng loạt các vấn đề quan trọng khác cần được giải quyết. Sự thay đổi chế độ sẽ dẫn tới cuộc khủng hoảng nhân đạo tại triều Tiên. Người tị nạn sẽ tìm cách trốn sang Trung Quốc từ đất liên và sang Nhật Bản cũng như các nước khác qua đường biển. Hơn nữa, những người vẫn còn ở trong nước có khả năng chịu tổn thất do thiếu lương thực