Khoa học và vũ trụ Theo thông tin từ NASA, người dân Việt Nam sẽ được chiêm ngưỡng hiện tượng ‘mặt trăng máu’ vào ngày 8/10 sắp tới.
‘Mặt trăng máu’ là cái tên dùng để chỉ hiện tượng nguyệt thực. Hiện tượng lần này nằm trong chuỗi ‘bộ tứ’ xuất hiện liên tiếp trong hai năm 2014 và 2015.
Các thời điểm diễn ra ‘bộ tứ’ của năm 2014 và 2015.
Nguyệt thực toàn phần lần này có thể quan sát được ở phía tây Bắc Mỹ, Australia và Đông Á.
Tại Việt Nam, thời gian diễn ra nguyệt thực sẽ bắt đầu từ 15h15 – 20h34. Khi đó, mặt trăng sẽ mọc lúc 17h25 và thời điểm quan sát lý tưởng nhất là 17h45-19h30. Để quan sát được hiện tượng này chúng ta có thể chọn nơi thoáng đãng, ít ánh sáng đèn tại phía trời đông.
Hình ảnh ‘mặt trăng máu’.
Mặt trăng sẽ chuyển từ màu vàng sang màu đỏ nhạt, dần dần thành đỏ sẫm và tiếp tục thay đổi sắc thái qua các giai đoạn. Độ rực rỡ của màu đỏ chịu ảnh hưởng bởi mật độ bụi và hơi nước trong bầu khi quyển Trái Đất vào thời điểm diễn ra nguyệt thực.
Nguyệt thực bao gồm nguyệt thực nửa tối, một phần và toàn phần. Sự xuất hiện của các dạng nguyệt thực là ngẫu nhiên. Tuy nhiên, theo NASA, điểm đặc biệt của ‘bộ tứ’ lần này là 4 lần nguyệt thực liên tiếp đều là nguyệt thực toàn phần, đây được xem là bộ ‘tứ quý’ chưa từng xuất hiện. Vào đầu thế kỉ 20, trong suốt 300 năm không hề xuất hiện chuỗi sự kiện nguyệt thực kiểu này.
Hình ảnh trọn vẹn diễn biến hiện tượng ‘mặt trăng máu’ vào ngày 15/4/2014 tại Boulder, Colorado. (Nate Paradiso)
Đối với những người yêu thiên văn học thì ‘mặt trăng máu’ là một hiện tượng kỳ thú không thể bỏ lỡ. Tuy nhiên, với một số tôn giáo thì đó dường như là một điềm báo cho những đại nạn, sự chết chóc và ngày tận thế.
Khải Huyền, cuốn sách cuối cùng của kinh Tân Ước có ghi chép một đoạn như sau:
“Khi phong ấn thứ 6 được mở ra, tôi nhìn thấy một trận động đất khủng khiếp. Mặt trời trở nên tối đen như mực, mặt trăng thì có màu đỏ như máu”.
Trong kinh Phật, cuốn “Đại Chính Tàng Kinh” cũng có đoạn: “Nếu có nhật nguyệt bạc thực, hoặc ngũ tinh hình sắc biến dị, hoặc sao chổi bùng phát thì đó là dấu hiệu của tai họa, dịch bệnh hoành hành, quỷ thần bạo loạn, quân giặc dị quốc xâm lược”.
Hiện tượng ‘mặt trăng máu’ xuất hiện lần này trùng hợp với thời điểm các bất ổn xảy ra và lên thành cao trào trên khắp thế giới như: sự xuất hiện của dịch bệnh Ebola khiến hơn 3.000 người thiệt mạng, cuộc tàn sát đẫm máu của phiến quân ISIS lấy đi sinh mạng của hàng chục nghìn người dân vô tội và vụ bạo loạn phản đối chính quyền Bắc Kinh tại Hồng Kông vẫn chưa có hồi kết, v.v..
Thực hư về việc xuất hiện ‘mặt trăng máu’ vẫn là những điều bí ẩn với tín ngưỡng tôn giáo và thú vị với thiên văn học.
Theo Tinhhoa
2014-10-05 18:00:17