ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Nghiên cứu tài trợ bởi NASA: Nền văn minh công nghiệp đang hướng tới “sự sụp đổ không thể cứu vãn”?
Tuesday, October 14, 2014 6:07
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Các nhà khoa học tự nhiên và xã hội đang phát triển một mô hình làm thế nào mà “cơn bão tuyệt đối” của khủng hoảng có thể vạch trần hệ thống toàn cầu.
Hình ảnh của Nasa Earth Observatory cho thấy một hệ thống bão xoay vòng quanh một khu vực áp tháp năm 2010, mà nhiều nhà khoa học cho rằng sẽ đóng góp cho sự thay đổi khí hậu. Photograph: AFP/Getty Images
Một nghiên cứu bán tài trợ bởi Trung tâm Vũ trụ bay Goddard của NASA, đã nhấn mình một viễn cảnh mà nền văn minh công nghiệp toàn cầu sẽ sụp đổ trong vòng vài thập kỷ do việc khai thác tài nguyên không bền vững và sự tăng mạnh của bất bình đẳng giàu nghèo.
Thường thì những thông tin về sự sụp đổ hay bị cho là lá cải hay không chắc chắn, do vậy nghiên cứu này đã nỗ lực thu thập thông tin có ý nghĩa trong những tài liệu lịch sử rằng “quá trình thịnh và suy là một chu kỳ luôn xuất hiện trong suốt chiều dài lịch sử”. Những trường hợp giái đoạn nghiêm trọng giữa các nền văn minh do “sự sụp đổ đột ngột – thường là trong vài thế kỷ – đã trở nên quá bình thường”.
Một dự án độc lập đã được hoạt động dựa trên một mô hình liên nghành “động lực của tự nhiên và con người” (HANDY), dẫn đầu bởi nhà toán học Safa Motesharrei của Trung tâm khoa học quốc gia Hoa Kỳ, được hỗ trợ bởi Trung tâm tổng hợp xã hội và môi trường quốc gia, cùng với sự hợp tác của một nhóm các nhà khoa học tự nhiên và xã hội. HANDY là một mô hình dùng quỹ NASA, nhưng nghiên cứu hoàn toàn độc lập. Nghiên cứu dựa trên HANDY này đã được chấp nhận xuất bản và đánh giá bởi tạp chí Elsevier, Nền kinh tế sinh thái.
Nó khám phá ra rằng theo như những dữ liệu lịch sử, cho dù nền văn minh có cao cấp và phức tạp đến đâu đều khả dĩ phải sụp đổ, dẫn đến các câu hỏi về sự bền vững của nền văn minh hiện đại ngày nay.

“Để chế Roman sụp đổ, và các nền văn minh ngang hàng hoặc thậm chí phát triển hơn thế như là Han, Mauryan và Gupta, cũng như các đế chế cao cấp của Lưỡng hà, đều minh chứng cho một sự thật rằng, các nền văn minh cao cấp, phức tạp, tinh vi và sáng tạo đều rất mong manh và không lâu dài”.

Bằng các nghiên cứu các vấn đề tự nhiên và con người của các trường hợp trong quá khứ, dự án cho thấy những yếu tố nổi bật có liên hệ với nhau, mà có thể giải thích cho sự sụp đổ của một nền văn minh, và những yếu tố này có vẻ giúp cho thế giới ngày nay định vị rủi ro, như là dân số, khí hậu, nước, nông nghiệp và năng lượng.
Những yếu tố này có thể dẫn đến sự sụp đổ khi chúng hội tụ lại để tạo ra hai bản chất xã hội khốc liệt: “Sự giãn nở tài nguyên do áp lực đặt lên khả năng vận hành của hệ thống sinh thái”, và “sự phân tầng về mặt kinh tế của xã hội giữa hai nhóm “tinh hoa” (giàu) và “đại trà” (nghèo)”. Những khái niệm xã hội này đã đóng một vai trò chủ chót trong bản chất hay trong quá trình của sự sụp đổ”, trong tất cả mọi nền văn minh suốt 5000 năm qua.
Hiện tại, một sự phân tầng kinh tế nghiêm trong được nối trực tiếp với sự sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên, mà trách nhiệm thuộc về giới “tinh hoa” ở các nước công nghiệp:

“… tổng thặng dư không được phân phối đều trong xã hội mà được kiểm soát bởi giới ‘tinh hoa’. Phần lớn dân số, trong khi tạo ra của cải, chỉ được sở hữu một phần rất nhỏ số của cải đó so với giới tinh hoa, thương thì chỉ vưa đủ hoặc hơn mức tồn tại một chút”.

Nghiên cứu cũng thách thức những ai phản bác rằng công nghệ sẽ giải quyết các hạn chế bằng cách tăng hiệu quả: 

“Công nghệ thay đổi có thể tăng hiệu quả khai thác tài nguyên, nhưng nó cũng tăng mức độ sự dụng tài nguyên trên đầu người và tỷ lệ khan hiếm tài nguyên, cho nên, nếu không có tác động chính sách, sự tăng trưởng tiêu dùng thường bù lại sự tăng trưởng khả năng khai thác”

Khả năng sản xuất tăng trong nông nghiệp và công nghiệp suốt hai thế kỷ qua là do “tăng (hơn là giảm) tài nguyên dây chuyền”, mặc cho hiệu quả sản xuất có cao bao nhiêu trong cùng một chu kỳ.
Lập mô hình một chuỗi các viễn cảnh, Motesharrei và cộng sự đã kết luận các điều kiễn rằng “dựa vào những gì xảy ra trong thế giới ngày nay… chúng tôi phát hiện ra rằng sự sụp đổ là rất khó tránh khỏi”. Một trong những viễn cảnh về nền văn minh cho thấy: 

“… nó xuất hiện trên đường hướng bền vững một thời gian dài, nhưng dù có dùng một tỷ lệ khả quan nhất của sự cạn kiệt và bắt đầu bằng một nhóm nhỏ giới tinh hoa, giới tinh hoa cuối cùng vẫn tiêu thụ quá nhiều, kết quả là nạn đói trong đại trà dan chúng sẽ dẫn đến sự sụp đổ của xã hội. Điều quan trong là sự sụp đổ theo hình chữ L này là do nạn đói bởi bất bình đẳng xã hội mà ra, mất đi người lao động chứ không phải sụp đổ bởi thiên nhiên”.

Một viễn cảnh khác chú trọng vào vai trờ của sự khan hiếm tài nguyên liên tục, cho thấy “với một tỷ lệ cạn kiệt cao, sự giảm dân số đại trà xuất hiện nhanh hơn, trong khi giới tinh hoa vẫn phát triển, nhưng cuối cùng khi dân số đại trà sụp đổ hoàn toàn, thì giới tinh hoa cũng sẽ cùng chung số phận”.
Trong cả hai viễn cảnh này, giới tinh hoa sở hữu tài sản độc quyền, nghĩa là họ được bảo vệ khỏi “tác hại của sự sụp đổ môi trường cho đến khi không còn dân chúng đại trà nữa”, những người giúp họ “thực hiện ‘việc làm ăn thông thường’ mặc cho thảm hoạ đang xảy ra”. Cơ chế này, họ nói, có thể giải thích “làm thế nào những cuộc sụp đỏ được cho chấp nhận xảy ra bởi giới tinh hoa, những người được xem là quá rõ ràng nằm trong quỹ đạo thảm khốc (rõ nhất  là ở đế chế Roman và Maya).”
Áp dụng bài học này cho tình trạng khó khăn hiện tại của chúng ta, nghiên cứu cảnh báo rằng:

“Trong khi vài thành viên của xã hội có thể sẽ lên tiếng cảnh báo rằng hệ thống đang đi đến một sự sụp đổ dần và do đó ủng hộ sự thay đổi cấu trúc xã hội để tránh nó, thì nhóm tinh hoa và những người ủng hộ họ, những người phản đổi những thay đổi này, có thể chỉ ra những quỹ đạo họ cho là bền vững nhưng chẳng làm gì để ủng hộ nó”.

Tuy nhiên, những nhà khoa học chỉ ra rằng không phải là không thể tránh khỏi viễn cảnh tồi tệ nhất, và đề xuất các chính sách thích hợp cũng như những thay đổi cấu trúc mà có thể tránh được sự sụp đổ, nếu không muốn nói là chuyển hướng sang một nền văn minh ổn định hơn.
Hai phương án mấu chốt là giảm sự bất bình đẳng kinh tế và phân chia tài nguyên đồng đều hơn; và giảm sức tiêu thụ tài nguyên bằng cách sử dụng các nguồn tài nguyên thay thế và có thể phục hồi cũng như giảm sự tăng dân số:

“Sụp đổ có thể được tránh khỏi và dân chúng có thể đạt được sự công bình nếu tỷ lệ tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên trên đầu người được giảm xuống một mức độ bền vững, và nếu tài nguyên được phân chia đồng đều hơn và hợp lý hơn”.

Mô hình HANDY được tài trợ bởi NASA đang cất lên một tiếng nói có chất lượng đến các chính phủ, tập đoàn và doanh nghiệp – và cả người tiêu dùng – rằng họ hãy nhận ra là ‘việc làm ăn thường ngày’ không thể bền vững được, và những thay đổi trong chính sách và cơ cấu xã hội cần được thực hiện ngay bây giờ.
Mặc dù nghiên cứu của HAND mang tính lý thuyết – một thử nghiệm tư duy – vẫn có một số những nghiên cứu khác mang tính thực tế và tập trung hơn như những nghiên cứu của KPMG và Văn phòng khoa học chính phủ UK – đã lên tiếng  cảnh báo rằng sự hội tụ của khủng hoảng thực phẩm, nước và năng lượng sẽ tạo ra một ‘cơn bão tuyệt đối’ trong vòng 15 năm, trong khi những đơn vị ‘việc làm ăn thường ngày’ sẽ rất bảo thủ trong việc dự đoán.
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.